Chủ đầu tư lên tiếng vụ cư dân căng băng rôn tại khu nhà ở xã hội cho CBCS Bộ Công an

Chủ đầu tư khu nhà ở xã hội cho Cán bộ chiến sỹ Bộ Công an tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm khẳng định không chiếm đoạt, không hưởng bất cứ lợi ích gì từ quỹ bảo trì tại dự án này.
Vụ căng băng rôn tại khu nhà ở xã hội cho CBCS Bộ Công an:   Chủ đầu tư lên tiếng
Khu nhà ở xã hội cho Cán bộ chiến sỹ Bộ Công an

Theo đó, Liên danh Constrexim 1 - Thái Hà - Chủ đầu tư khu nhà ở xã hội cho Cán bộ chiến sỹ Bộ Công an tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm cho biết, các nội dung về quỹ bảo trì, lấn chiếm khu vực công cộng, cho thuê trái quy định... nhóm cư dân phản ánh là không đúng với thực tế và sự thật đang diễn ra tại dự án này.

Cụ thể, chủ đầu tư đã thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm trong việc tổ chức Hội nghị nhà chung cư và bầu ban quản trị nhà chung cư. Khu nhà ở xã hội được bàn giao cho cư dân từ cuối năm 2018, từ tháng 9/2019 đến tháng 01/2020, chủ đầu tư đã chuẩn bị các nội dung và tiến hành tổ chức khoảng 20 cuộc họp trù bị với đại diện lâm thời của cư dân để chuẩn bị tài liệu, phục vụ Hội nghị nhà chung cư lần đầu nhằm bầu ra Ban quản trị nhà chung cư và thông qua các nội dung quản lý chung cư theo quy định.

Hội nghị nhà chung cư được tổ chức vào ngày 11-12/01/2020, nhưng do tỷ lệ số lượng cư dân tham gia chỉ đạt khoảng 36,33%, không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về tổ chức nên Hội nghị đã không thể diễn ra (điều kiện để Hội nghị được tổ chức theo quy định của pháp luật là tối thiểu 50% số lượng dân cư đã nhận bàn giao căn hộ tham dự hội nghị), do đó, chưa thể bầu được Ban quản trị nhà chung cư. Sau đó, việc tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu sẽ thuộc quyền của UBND phường Cổ Nhuế 2.

Ngay sau khi Hội nghị nhà chung cư không thành công, ngày 14/01/2020, Chủ đầu tư đã có văn bản số 12/2020/CV/CN2-LD báo cáo và đề nghị UBND phường Cổ Nhuế 2 sớm tổ chức lại Hội nghị chung cư lần đầu. Đến nay, chủ đầu tư đã 6 lần gửi văn bản đến UBND Thành phố, Quận, Phường đề nghị tổ chức Hội nghị nhà chung cư sớm. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đặc biệt là do đại dịch Covid 19, Thành phố cấm tụ tập đông người nên UBND phường Cổ Nhuế 2 chưa tổ chức được Hội nghị. UBND phường Cổ Nhuế 2 cũng cho biết, phường rất quan tâm, đã tổ chức nhiều cuộc họp với các đoàn thể và cư dân, chuẩn bị nhiều nội dung để lấy ý kiến cư dân, hiện đang đẩy nhanh việc hoàn thiện các nội dung để Hội nghị sớm tổ chức.

Về kinh phí bảo trì 2%, chủ đầu tư cho biết, tổng số tiền kinh phí bảo trì toàn dự án là: 55.326.279.633 đồng. Ngay khi thu tiền phí bảo trì 2% Chủ đầu tư đã thực hiện việc gửi vào tài khoản tại ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, toàn bộ kinh phí bảo trì vẫn trong tài khoản ngân hàng và sẵn sàng bàn giao toàn bộ gốc và lãi khi Ban quản trị được thành lập theo đúng quy định pháp luật. Chủ đầu tư khẳng định không chiếm đoạt, không hưởng bất cứ lợi ích gì từ quỹ bảo trì, thậm chí đang phải theo dõi, quản lý giúp cư dân.

Vụ căng băng rôn tại khu nhà ở xã hội cho CBCS Bộ Công an:   Chủ đầu tư lên tiếng
Thông báo tài khoản phong tỏa của PVCombank

Việc cho thuê diện tích sở hữu chung của cư dân, đại diện chủ đầu tư cho biết: Theo Quyết định chủ trương đầu tư của Thành phố Hà Nội là khuyến khích tận dụng tối đa diện tích để trồng cây xanh trên đất trống, sảnh, ban công các tòa nhà…Trong quá trình sinh sống, có hai chủ sở hữu trên tầng 30 nhà HH có đơn xin thuê diện tích sân tum trên mái ứng với vị trí căn hộ để trồng cây xanh tạo bóng mát, chống nóng cho căn hộ.

Sau khi nghiên cứu đơn, thấy tum tầng 30 nhà HH bỏ không nhiều năm, lãng phí diện tích và việc trồng cây, tạo khoảng xanh trên mái nhà phù hợp với chỉ đạo của Thành phố, là nhu cầu chính đáng của người dân, không vi phạm bất cứ quy định nào về PCCC, về quản lý chung cư, thuộc thẩm quyền quyết định của Ban QLTN. Do đó, Ban QLTN đồng ý cho Chủ sở hữu có đơn được thuê để trồng cây có thời hạn và có trả phí hàng năm từ 10-30 triệu /năm.

"Toàn bộ tiền cho thuê nộp 100% vào quỹ vận hành chung của Tòa nhà. Việc khai thác tại sân tầng tum cũng giống như khai thác cho thuê tại các vị trí khác trong diện tích chung của tòa nhà như sảnh lễ tân, phòng sinh hoạt cộng đồng cho cư dân thuê đám cưới, hội họp, cho các câu lạc bộ thuê, quảng cáo trong thang máy …để bù đắp vào chi phí quản lý vận hành của Tòa nhà là đúng thẩm quyền của Ban QLTN", đại diện chủ đầu tư khẳng định.

Vụ căng băng rôn tại khu nhà ở xã hội cho CBCS Bộ Công an:   Chủ đầu tư lên tiếng
Dự án được Bộ Công An hết sức quan tâm ngay từ ngày đầu thực hiện, chủ đầu tư đã nhận được bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công An do có thành tích triển khai dự án về đích đúng tiến độ, góp phần giải quyết khó khăn về nhà ở cho CBCS ngành công an.

Việc thu phí dịch vụ, phí gửi xe, chủ đầu tư cũng khẳng định đã làm đúng theo Hợp đồng mua bán nhà đã ký, đúng với quy định của UBND thành phố Hà Nội. Đây là các nội dung phát sinh từ khi mới bàn giao căn hộ (năm 2019). Chủ đầu tư đã có các Thông báo số 17.06/QĐ-LD ngày 17/6/2019, Thông báo số 156/2019/CV/CN2-LD ngày 04/11/2019; Thông báo số 39/2020/CV-CN2-LD ngày 21/01/2020 xin ý kiến và được đa số cư dân đồng tình và đã đóng phí đầy đủ.

Việc xử lý xe đỗ vi phạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, chủ đầu tư khẳng định hoàn toàn đúng quy định, trả lại đường thông, hè thoáng, môi trường văn minh, được cư dân đồng tình ủng hộ

Đại diện chủ đầu tư cũng cho biết, ngày 10/11/2021, tại sân tòa nhà HH-CT1 thuộc khu chung cư có một vài cư dân tụ tập, căng băng rôn với các nội dung phản ánh sai sự thật về thực tế của khu chung cư, gây mất an ninh trật tự tại địa phương và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, đến hình ảnh khu nhà ở chính sách của Bộ Công an.

Chủ đầu tư đã có Đơn khiếu nại và Đơn tố cáo gửi tới các các cơ quan chức năng đề nghị kiểm tra và xử lý nghiêm minh.

Được biết, dự án Dự án Khu nhà ở xã hội cho CBCS tại phường Cổ Nhuế 2 nhận được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Tổng cục HC-KT từ khi mới bắt đầu thực hiện. Quá trình triển khai dự án đúng quy định của pháp luật, thậm chí vượt tiến độ và đã được Bộ Công an tặng bằng khen.

Dự án được bàn giao cho cư dân từ cuối năm 2018, giải quyết nhu cầu bức thiết về chỗ ở cho CBCS ngành công an.

PV

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tái định hình ngành chăn nuôi – thú y: Kết nối tri thức, dẫn dắt đổi mới

Tái định hình ngành chăn nuôi – thú y: Kết nối tri thức, dẫn dắt đổi mới

Sự hợp nhất giữa Viện Chăn nuôi và Viện Thú y không chỉ là bước đi tinh gọn bộ máy mà còn mở ra kỳ vọng về một trung tâm nghiên cứu hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi – thú y phát triển bền vững trong thời đại chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo.
Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Mới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương ra mắt cuốn “Sổ tay hướng dẫn chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống”.
Bộ Xây dựng làm rõ quyền chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng làm rõ quyền chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai

Sự linh hoạt trong quy định pháp lý giúp thúc đẩy tính thanh khoản, tăng niềm tin nhà đầu tư và người mua nhà.
Ngành ô tô Việt tìm thế vững giữa biến động toàn cầu

Ngành ô tô Việt tìm thế vững giữa biến động toàn cầu

Đối mặt với những biến động chưa từng có từ thị trường quốc tế và các điểm nghẽn nội tại, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang dần chuyển mình mạnh mẽ. Từ chiến lược nội địa hóa, nâng cao hiệu suất sản xuất đến áp dụng công nghệ số và mở rộng kết nối toàn cầu, các doanh nghiệp đang định hình nền tảng vững chắc cho mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất ô tô và linh kiện của khu vực Đông Nam Á.
Bộ trưởng Tài chính: Miễn thuế đất nông nghiệp đến 2030, hỗ trợ trực tiếp nông dân mà không giảm thu

Bộ trưởng Tài chính: Miễn thuế đất nông nghiệp đến 2030, hỗ trợ trực tiếp nông dân mà không giảm thu

Chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp là một trong những ưu đãi lớn nhất dành cho khu vực nông nghiệp – nông thôn. Tuy nhiên, để chính sách không bị biến thành “đặc quyền vô điều kiện”, trong phiên họp chiều 11/6, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh cần siết lại các tiêu chí hưởng lợi, gắn miễn thuế với nghĩa vụ sử dụng đất hiệu quả và công bằng.
Chuẩn hóa cấp phép, siết điều hành giá, minh bạch quản lý xăng dầu

Chuẩn hóa cấp phép, siết điều hành giá, minh bạch quản lý xăng dầu

Ngày 11/6, Bộ Công Thương ban hành Thông tư mới hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Quy định lần này tập trung vào việc chuẩn hóa hồ sơ, quy trình cấp phép và xác lập cơ sở điều hành giá bán lẻ, nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý trong lĩnh vực xăng dầu.
Cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo

Cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo

Những tháng đầu năm 2025, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam đã và đang gặp rất nhiều khó khăn khi giá giảm sâu, tác động không nhỏ đến doanh nghiệp và đời sống nông dân. Dù vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra không quá bi quan bởi hiện nay thị trường xuất khẩu gạo của ta đã được đa dạng hóa, mở rộng thị phần phân khúc cao cấp không chỉ ở EU mà cả với Nhật Bản, Trung Quốc và Trung Đông.
Khủng hoảng gạo tại Nhật Bản: Cơ hội vàng cho gạo Việt vươn tầm quốc tế

Khủng hoảng gạo tại Nhật Bản: Cơ hội vàng cho gạo Việt vươn tầm quốc tế

Khủng hoảng gạo đang khiến Nhật Bản lao đao với giá cả tăng vọt, kho dự trữ cạn kiệt và chuỗi cung ứng rối loạn. Trong bối cảnh đó, Việt Nam nổi lên như một đối tác tiềm năng, không chỉ giúp Nhật giải cơn “khát gạo” ngắn hạn mà còn mở ra cơ hội tái định vị thương hiệu gạo Việt trên bản đồ lương thực toàn cầu.
Chuyển đổi số tạo đà cho nông sản vươn xa

Chuyển đổi số tạo đà cho nông sản vươn xa

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua nền tảng số đang trở thành hướng đi chiến lược tại nông thôn. Từ nông dân đến hợp tác xã và doanh nghiệp đều có thể tham gia vào chuỗi giá trị mới, mở ra nhiều cơ hội trong hành trình chuyển đổi số nông thôn.
Tiêu dùng xanh – Tấm hộ chiếu mới cho hàng Việt thời hội nhập

Tiêu dùng xanh – Tấm hộ chiếu mới cho hàng Việt thời hội nhập

Người tiêu dùng Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường. Trong bối cảnh toàn cầu thúc đẩy tăng trưởng xanh, việc chuyển đổi sang mô hình sản xuất và kinh doanh bền vững không còn là lựa chọn tự nguyện, mà trở thành con đường bắt buộc đối với doanh nghiệp Việt, nếu không muốn bị bỏ lại phía sau trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động