Cách nào đưa livestream bán hàng vào khuôn khổ?

Livestream bán hàng tăng trưởng quá nóng trên các nền tảng TikTok, Facebook, YouTube… có người thu về hàng chục, thậm chí hàng trăm tỉ đồng mỗi ngày từ hoạt động này khiến nhiều người hoang mang đặt ra câu hỏi không biết hàng thật hay ảo?
Đà Nẵng thuê TikToker livestream bán hàng tại 4 chợ truyền thống Đại biểu Quốc hội chất vấn livestream bán hàng thu trăm tỷ/ngày là thật hay ảo? Thủ tướng yêu cầu tăng cường thanh tra hoạt động livestream bán hàng
Livestream bán hàng tăng trưởng quá nóng trên các nền tảng.
Livestream bán hàng tăng trưởng quá nóng trên các nền tảng.

Bùng nổ livestream doanh số trăm tỉ

Hơn 1 năm trở lại đây, livestream bán hàng được xem là giải pháp kinh doanh hiệu quả trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Hoạt động này diễn ra rầm rộ suốt ngày đêm trên các nền tảng TikTok, Facebook, YouTube… Ngay cả các sàn thương mại điện tử (TMĐT) Shopee, Lazada cũng đẩy mạnh hoạt động này để giành giật thị phần với TikTok.

Đặc biệt, gần đây xuất hiện nhiều phiên livestream bán hàng quy mô lớn trên TikTok hay còn gọi là Megalive, với doanh số đạt được mỗi phiên từ vài chục đến cả trăm tỉ đồng, tương đương doanh thu của một công ty trong 1 năm.

Nhiều mặt hàng bán trong phiên livestream có giá thấp hơn nhiều so với giá bán tại đại lý, cửa hàng nên đã thu hút lượng khách hàng lớn. Đơn cử, một tài khoản TikTok nổi tiếng chỉ trong 2 tháng đã tổ chức hai phiên Megalive "chấn động" với doanh số lần lượt 75 tỉ đồng và 100 tỉ đồng khiến dư luận "tròn xoe mắt".

Chưa dừng lại ở đó, TikToker này tiếp tục tổ chức phiên Megalive ngày 5-6 với mục tiêu doanh số lên đến 150 tỉ đồng và hứa hẹn tặng quà khủng như ô tô, 100 máy tính bảng cho khách hàng đăng ký sự kiện và tham gia phiên bán hàng. Sau 40 giờ lên sóng ròng rã, livestream kết thúc với doanh số khoảng 80 tỉ đồng, thấp hơn nhiều so với mục tiêu nhưng cũng không phải là con số nhỏ.

Sau mỗi phiên livestream với doanh số "khủng", không ít người bày tỏ nghi ngờ đây là chiêu "lùa gà" do đơn vị tổ chức tạo ra nhằm tạo hiệu ứng mua hàng. Chưa kể, việc các nhãn hàng cam kết giá trên phiên live là độc quyền và rẻ nhất, lại còn được tài trợ voucher giảm giá, miễn phí vận chuyển… đã đặt ra vấn đề về bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh không chỉ với các thương hiệu, nhà bán lẻ khác mà cạnh tranh ngay với chính đại lý của các nhãn hàng trong phiên livestream?

Những sự việc ồn ào còn lan đến tận nghị trường Quốc hội khi đại biểu Đỗ Chí Nghĩa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - bày tỏ băn khoăn về những phiên livestream bán hàng các nền tảng và mạng xã hội đạt doanh số khủng là thực hay ảo? Giá bán rẻ hơn cả đại lý, rẻ đến "hoang mang" không biết hàng thật hay hàng giả.

Thực tế, các phiên livestream có doanh số tiền tỉ xuất hiện ngày càng nhiều. Song, lượng đơn hàng thực tế, tỉ lệ giao hàng thành công bao nhiêu vẫn còn là ẩn số, hầu như không người bán nào tự tin chia sẻ.

Bà Q.Q, một KOL chuyên livestream bán hàng thời trang trên sàn TMĐT, cho biết trong các phiên live tỉ lệ đơn ảo (các sản phẩm không bán chạy) do nội bộ đặt chiếm tỉ trọng khá lớn, bởi những nhãn hàng đang bán chạy thường ít tham gia các phiên Megalive giảm giá "sập sàn" hoặc nếu có chỉ tham gia 200-300 đơn để làm thương hiệu.

"Trừ đơn ảo, hủy, hoàn, doanh số ở các phiên megalive chỉ còn khoảng 30%-40%. Các KOL sẽ được hưởng hoa hồng khoảng 10%-15% trên doanh thu thực của từng nhãn hàng. Trừ thêm chi phí quảng cáo, dịch vụ, nhân sự, thuế thu nhập cá nhân, phí sàn… khoảng 25%-30%/hoa hồng thì thu nhập của KOL sẽ không còn nhiều như nhiều người lầm tưởng. Trường hợp phiên live không đạt doanh số, uy tín của KOL sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, ít có nhãn hàng đặt hàng livestream hay tài trợ mã giảm giá" - người này phân tích.

Ông Nguyễn Tùng Giang, nhà sáng lập G Investment Group, một DN bán lẻ trên sàn TMĐT, cho biết hiện nay nhiều nhãn hàng biết cách tận dụng TMĐT và livestream để bán hàng nhưng lại bất chấp giảm giá sâu, không quan tâm đến hệ thống phân phối. Do đó, về lâu dài nhãn hàng đó sẽ mất đại lý.

Đơn cử, vụ dược phẩm Hoa Linh được bán với giá rẻ trong phiên live của "chiến thần livestream" Võ Hà Linh đã khiến các đại lý của nhãn hàng này "nổi giận". Thêm nữa, doanh số trên livestream thường là ảo nhưng lỗ là thật do năng lực bán buôn và bán lẻ khác nhau.

Làm gì để kiểm soát livestream qua mạng xã hội?

Cách nào đưa livestream bán hàng vào khuôn khổ?
Việc thu thuế qua livestream không phải chuyện đơn giản.

Việc thu thuế đối với hoạt động bán hàng trên sàn thương mại điện tử nói chung, và qua livestream nói riêng không phải chuyện đơn giản. Vì hoạt động này biến hóa khôn lường, nên các quy định pháp luật hiện tại phải tiếp tục được rà soát, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, bởi đây là lĩnh vực mới không chỉ với Việt Nam mà với tất cả các quốc gia trên thế giới. Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch công ty luật SB Law nêu ý kiến:

"Hiện nay với hoạt động livestream bán hàng còn mới so với hoạt động TMĐT. Trong Nghị định về TMĐT cũng chưa đề cập cụ thể chi tiết đối với loại hình này. Tôi nghĩ trong những lần sửa đổi luật, Nghị định về TMĐT, bán hàng có thể bổ sung thêm hình thức livestream để đưa vào khuôn khổ để quản lý."

Theo các chuyên gia, với các hoạt động hợp tác trực tiếp với sàn thương mại điện tử, về cơ bản đều có phương pháp tính thu nhập của từng người bán. Bà Đỗ Kim Dung, Đồng sáng lập ECOMOBI cho rằng, cần có biện pháp giám sát và quản lý thuế các hình thức TMĐT mới:

"Người bán có thể hoàn toàn đọc điều khoản của các sàn, họ viết và phân biệt rất rõ người bán là cá nhân hay hộ kinh doanh, từ đó hướng dẫn phải mức thuế tương ứng cho từng loại."

Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Thanh Hà nêu quan điểm, cơ quan thuế cần đẩy mạnh quản lý và thu thuế từ hoạt động này, trước hết là từ những livestream bán hàng với doanh số hàng "khủng":

"Cơ quan thuế nên thống kê, làm việc với người livestream, thu nhập cao đấy để thứ nhất là hướng dẫn họ khi ai mà chưa kê khai thuế thì cần lập tức đăng ký và kê khai. Nếu như khai không đúng, không đủ thì cần đề nghị làm đúng và đối với những lần livestream khác thì cũng cần khai đúng và đủ để nộp thuế cho cơ quan nhà nước."

Còn theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, để giải quyết vấn đề này, cần sự phối hợp từ nhiều bên: "Để thu được tiền trong kinh doanh online và trong livestream hiện nay, cần sự phối kết hợp giữa các nhà mạng trong việc theo dõi cá nhân có các hoạt động livestream hoặc các mạng khác. Và sự phối hợp của các sàn thương mại điện tử.

Nếu các cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT thì cần cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để tính thuế. Đối với livestream thì cũng cần sự kết hợp của ngân hàng, hay bên Công thương để đảm bảo có đăng ký kinh doanh, quản lý kho hàng cũng như hàng hoá dịch chuyển trên địa bàn. Và kết hợp chính quyền địa phương nắm bắt cá nhân kinh doanh online, livestream bán hàng."

Ông Đỗ Quang Huy, Giám đốc Công ty Ecotop, cho biết các mạng xã hội Facebook hay YouTube cũng đang được nhiều người livestream bán hàng nhưng về thuế vẫn chưa được kiểm tra nhiều và tình trạng bát nháo vẫn diễn ra do không phải đăng ký hay chứng minh giấy tờ như bán hàng trên sàn TMĐT. "Doanh thu bán hàng trên Facebook và YouTube rất lớn nhưng bị bỏ ngỏ về thuế. Để kiểm soát, cơ quan quản lý có thể kết hợp với ngân hàng và bên vận chuyển hàng hóa online để có được doanh thu bán hàng và đưa ra số tiền thuế phải nộp chính xác nhất" - ông Huy nêu.

Ông Nguyễn Duy Vĩ, CEO Công ty truyền thông Buzi, nói bên cạnh những phiên livestream được quảng bá với doanh thu lên tới tiền tỉ, vẫn còn bỏ ngỏ rất nhiều câu hỏi, đặc biệt là chất lượng sản phẩm được bán trong các phiên livestream.

Vì vậy nếu đã xem livestream như một kênh bán hàng mới cũng nên có một cơ quan quản lý chuyên trách quản lý hoạt động này, đồng thời tiếp nhận thông tin phản ảnh của người tiêu dùng về các vi phạm của người trực tiếp livestream bán hàng. Việc này nhằm có hành động kiểm tra nhanh chóng, chế tài thật cụ thể để xử lý, hạn chế đến mức tối đa các tiêu cực trong từng phiên livestream.

Gia Lai: Triệt phá cơ sở livestream bán hàng giả nhãn hiệu Gia Lai: Triệt phá cơ sở livestream bán hàng giả nhãn hiệu
Livestream bán hàng - Chìa khoá tăng trưởng cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp Livestream bán hàng - Chìa khoá tăng trưởng cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp
Tận dụng thương mại điện tử đưa hàng hàng Việt đến tận tay người tiêu dùng Tận dụng thương mại điện tử đưa hàng hàng Việt đến tận tay người tiêu dùng
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cải tiến quy trình, tạo sự thuận lợi cho người dân có nhu cầu mua vàng thực

Cải tiến quy trình, tạo sự thuận lợi cho người dân có nhu cầu mua vàng thực

Các đơn vị tham gia bán vàng miếng SJC đều khẳng định sẽ tiếp tục cải tiến quy trình, công nghệ để tạo sự thuận lợi cho người dân có nhu cầu mua vàng thực, loại bỏ việc đầu cơ.
Vì sao nông sản xuất khẩu thường xuyên bị “rút ruột”?

Vì sao nông sản xuất khẩu thường xuyên bị “rút ruột”?

Thông tin về các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, hạt tiêu đi các nước bị "rút ruột" đến gần 19 tấn đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp. Trước đó, rất nhiều lô hàng hạt điều, hồ tiêu đã trở thành mục tiêu trộm cắp, lừa đảo. Một câu hỏi được đặt ra là vì sao nông sản xuất khẩu thường xuyên bị “rút ruột”?
Sản lượng cà phê niên vụ 2024/2025 chạm mức thấp nhất nhiều năm

Sản lượng cà phê niên vụ 2024/2025 chạm mức thấp nhất nhiều năm

Giá cà phê hôm nay (22/6) khu vực Tây Nguyên tiếp tục duy trì đà tăng tích cực, giúp nâng mức giá cà phê trung bình hiện nay lên quanh mốc 123.000 đồng/kg.
Ngược xu hướng, nông dân mua tiêu từ đại lý để tích trữ chờ giá lên

Ngược xu hướng, nông dân mua tiêu từ đại lý để tích trữ chờ giá lên

Giá tiêu hôm nay tại các vùng trồng trọng điểm trên cả nước tiếp tục duy trì đà tăng nhẹ, thêm 1.000 đồng/kg. Mặc dù giá tiêu đang neo rất cao nhưng một số nông dân thậm chí mua lại từ đại lý và công ty để tích trữ chờ giá lên, gây ra tình trạng “đầu cơ”.
Cả nước chỉ còn 60.000 tấn tiêu để xuất khẩu từ nay đến niên vụ mới

Cả nước chỉ còn 60.000 tấn tiêu để xuất khẩu từ nay đến niên vụ mới

Sau khi chịu áp lực giảm nhẹ trong ngày hôm qua, giá tiêu hôm nay đã hồi phục tại một số địa phương với mức tăng thêm 1.000 đồng/kg.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Về cơ bản năm nay không thiếu điện

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Về cơ bản năm nay không thiếu điện

Tại họp báo thường kỳ quý II của Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết theo tính toán, rà soát thì Thứ trưởng khẳng định rằng về cơ bản năm nay không thiếu điện.
Vụ hồ tiêu, cà phê bị “rút ruột”: Phối hợp để điều tra vụ việc đến cùng

Vụ hồ tiêu, cà phê bị “rút ruột”: Phối hợp để điều tra vụ việc đến cùng

Hiệp hội, doanh nghiệp và Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn thống nhất sẽ cùng nhau hỗ trợ, phối hợp để điều tra vụ "rút ruột" 8 lô hàng, gồm 4 lô hồ tiêu và 4 lô cà phê nghi xảy ra tại cảng Cát Lái.
Lãnh đạo Bộ Tài chính: Tăng lương sẽ không tác động lớn tới thị trường

Lãnh đạo Bộ Tài chính: Tăng lương sẽ không tác động lớn tới thị trường

Từ ngày 1/7 tới sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII). Đợt cải cách tiền lương tới đây được rất nhiều công chức, viên chức, người lao động trông chờ. Tuy nhiên, song song cùng với niềm vui đó là nỗi lo thường trực: giá cả tăng theo lương.
Đề xuất đánh thuế giao dịch vàng: Lãnh đạo Bộ Tài chính nói sẽ nghiên cứu

Đề xuất đánh thuế giao dịch vàng: Lãnh đạo Bộ Tài chính nói sẽ nghiên cứu

Trả lời về đề xuất đánh thuế giao dịch vàng của các chuyên gia, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết Bộ sẽ tiếp thu, nghiên cứu và đánh giá tác động với đề xuất này.
Ước tính sản lượng cà phê vụ mùa tới sẽ giảm 4 -7%

Ước tính sản lượng cà phê vụ mùa tới sẽ giảm 4 -7%

Giá cà phê hôm nay 16/6 trong khoảng 119.000 - 120.500 đồng/kg. Tổng kết tuần giá cà phê quay đầu giảm khi nguồn cung tăng trở lại do Brazil vào vụ thu hoạch rộ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động