Xuất khẩu nông lâm thủy sản “về đích” trước một tháng

Tính đến hết tháng 11 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 56,74 tỷ USD tăng 19% so với cùng kỳ. Đáng nói, con số này vượt mục tiêu đề ra 54 - 55 tỷ USD cho cả năm 2024 và đang tự tin để hướng tới kỷ lục mới 60 tỷ USD.
Đắk Lắk xuất khẩu container cà phê thành phẩm đầu tiên đến Hoa Kỳ Nhiều ngành hàng xuất khẩu về đích sớm Giải pháp nào gỡ khó cho xuất khẩu chính ngạch nông sản sang Trung Quốc?
Xuất khẩu nông lâm thủy sản “về đích” trước một tháng
Giá xuất khẩu gạo bình quân tiếp tục tăng hơn 10% so với cùng kỳ.

Những thông tin tích cực trên được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Phùng Đức Tiến đưa ra tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024 và định hướng phát triển trong giai đoạn tới ngày 4/12/2024.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 11 tháng đạt 56,74 tỷ USD

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới, sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do bão lũ… nhưng ngành nông nghiệp đã “về đích” mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 đạt 55-56 tmriệu USD trước một tháng.

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 11 ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với tháng 11 năm 2023. Từ đó, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 11 tháng năm 2024 đạt 56,74 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023.

"Nếu tháng 12 xuất khẩu diễn biến thuận lợi, tổng kim ngạch năm 2024 của ngành nông nghiệp có thể đạt 60 - 61 tỷ USD", ông Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Theo lãnh đạo Bộ NN-PTNT, trong 11 tháng qua, cán cân thương mại ngành nông lâm thủy sản Việt Nam ước đạt thặng dư 16,46 tỷ USD, tăng 52,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là một con số kỷ lục đối với ngành nông nghiệp.

Cụ thể trong 11 tháng của năm 2024, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 29,78 tỷ USD, tăng 23,2%; giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 475,5 triệu USD, tăng 4,4%; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 9,2 tỷ USD, tăng 11,8%; giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 15,59 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2023.

"Giá trị thặng dư thương mại của ngành tăng mạnh chủ yếu nhờ vào thặng dư thương mại của gỗ và sản phẩm gỗ lên tới 12,11 tỷ USD. Việc đẩy mạnh ký kết các nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc giúp ngành hàng rau quả xuất siêu 4,56 tỷ USD sau 11 tháng.

Hằng năm, thặng dư thương mại của nông sản thường chiếm 65-72% toàn ngành kinh tế. Điều này chứng tỏ được lợi thế tiềm năng của nông nghiệp đã và đang được khơi thông. Đây cũng là nền tảng để năm 2025 chúng ta có thể về đích với quy mô, tỷ suất xuất khẩu lớn hơn", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định thêm.

Theo Bộ NN-PTNT, trong 11 tháng đầu năm nay xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chính như gạo, cà phê, rau quả đều thu về số tiền kỷ lục.

Đơn cử như cà phê, dù khối lượng xuất khẩu chỉ 1,2 triệu tấn (giảm 15% so với cùng kỳ năm trước) nhưng số tiền thu về đạt 4,84 tỉ USD (tăng 33%), nhờ giá xuất khẩu bình quân đạt 4.037 USD/tấn (trong khi cùng kỳ năm trước giá bình quân đạt 2.570 USD/tấn).

Đối với gạo, ngoài khối lượng xuất khẩu tăng thì giá xuất khẩu bình quân tiếp tục tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước cũng giúp ngành gạo lần đầu thu về 5,31 tỉ USD.

Xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch kỷ lục mới sau 11 tháng với 6,6 tỉ USD, trong khi cả năm trước giá trị đạt 5,7 tỉ USD.

Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. So với cùng kỳ năm trước, ước giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ tăng 24,6%, Trung Quốc tăng 11%, và Nhật Bản tăng 5,5%.

Phấn đấu để tăng cường xuất khẩu vào thị trường Halal

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định xuất khẩu nông lâm thủy sản cả năm 2024 khả năng đạt trên 60 tỉ USD . Ảnh TTXVN
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định xuất khẩu nông lâm thủy sản cả năm 2024 khả năng đạt trên 60 tỉ USD. Ảnh TTXVN

Để có được những kết quả trên, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định trước hết là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng, Chính phủ và cụ thể là Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, trong năm 2023, ngành nông nghiệp đã có những giải pháp kịp thời, hiệu quả để khắc phục thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Cũng theo ông, một lý do nữa để ngành nông nghiệp có thể đạt được các con số kỷ lục năm 2024 là nhờ vào quá trình tái cơ cấu trong nhiều năm qua, đi cùng với đó là ứng dụng những tiến bộ về khoa học, công nghệ và hướng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, tuần hoàn.

Bên cạnh đó, thành tựu xuất khẩu nói trên có được cũng nhờ vào nỗ lực mở rộng và đa dạng hóa thị trường của các đơn vị trong ngành nông nghiệp.

Nói về định hướng phát triển trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ NNPTNT chia sẻ, chúng ta đang phấn đấu để tăng cường xuất khẩu vào thị trường Halal. Đây là thị trường khó tính với những yêu cầu rất cao, lại có những khó khăn đặc thù, nhưng cũng là thị trường có đầy cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam dần chinh phục và đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhằm tăng cường xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này.

“"Thời gian qua, chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận khi xuất khẩu các sản phẩm như thuốc, vaccine thú y và thịt gà vào thị trường Halai"- Thứ trưởng Bộ NNPTNT cho hay.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, với việc đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, giá trị nông lâm thủy sản của Việt Nam trong tương lai sẽ còn tăng trưởng vượt bậc, góp phần khẳng định vị thế nông nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Xuất khẩu sầu riêng giảm mạnh có đáng lo? Xuất khẩu sầu riêng giảm mạnh có đáng lo?
Lần đầu tiên xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 5 tỷ USD Lần đầu tiên xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 5 tỷ USD
Xuất khẩu thủy sản đang tiến gần tới đích 10 tỷ USD Xuất khẩu thủy sản đang tiến gần tới đích 10 tỷ USD
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Kỳ họp lần thứ năm Tiểu ban Hỗn hợp Thương mại Việt Nam - Pakistan vừa diễn ra tại Hà Nội đã đạt nhiều kết quả thiết thực, mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước. Hai bên thống nhất thúc đẩy đàm phán Thỏa thuận Thương mại Ưu đãi (PTA), mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt như dệt may, thủy sản, thương mại Halal, đồng thời hướng tới mục tiêu kim ngạch 10 tỷ USD trong tương lai gần.
Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Ninh) năm nay đánh dấu một vụ mùa bội thu. Không chỉ đạt sản lượng cao nhất trong nhiều năm, vải thiều Lục Ngạn còn hiện diện khắp các hệ thống siêu thị lớn, sàn thương mại điện tử, trong các khu công nghiệp và thị trường quốc tế... nhờ sự vào cuộc trong xúc tiến của lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng địa phương.
Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Dù chịu áp lực từ chính sách thuế mới của Hoa Kỳ và hàng loạt rào cản kỹ thuật, ngành gỗ Việt Nam vẫn duy trì thặng dư thương mại 6,69 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2025, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục là điểm sáng của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhờ chủ động ứng phó, đa dạng hóa thị trường và đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái nội địa bền vững.
Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Với lợi thế và tiềm năng đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và văn hoá đặc trưng…, Việt Nam không chỉ thành công về xuất khẩu nông sản thế mạnh, mà còn là một quốc gia có nhiều các sản phẩm đặc sản, sản vật mang giá trị văn hóa địa phương, thể hiện rõ nét nhất là hình ảnh các sản phẩm OCOP Việt Nam.
Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Tại họp báo thường kỳ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường diễn ra ngày 3/7, ông Trần Gia Long - phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính - cho biết để chủ động ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ, bộ đã xây dựng ba kịch bản tăng trưởng và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP không chỉ dừng lại ở quy mô địa phương mà cần được định vị như một thương hiệu hàng hóa quốc gia. Mỗi sản phẩm OCOP phải mang thương hiệu Việt Nam, được bảo vệ và quảng bá bằng chính sách phù hợp, với chất lượng cao, câu chuyện văn hóa riêng, ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ hiện đại để vươn ra thị trường toàn cầu.
Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Trong tháng 6/2025, bức tranh toàn cảnh của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục cho thấy những dấu hiệu suy yếu về nhu cầu, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng đáng chú ý về sản lượng và kỳ vọng thị trường ổn định hơn trong thời gian tới.
Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đang ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh thị trường đối mặt nguy cơ áp thuế đối ứng. Nhờ thế mạnh về giá cả cạnh tranh, chất lượng ổn định và sự tin tưởng ngày càng cao từ người tiêu dùng Mỹ, thương hiệu cá tra Việt đang khẳng định chỗ đứng vững chắc tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.
Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Chiều 1/7, Diễn đàn “Kết nối sản xuất và thương mại nông lâm sản các tỉnh Tây Bắc” chính thức diễn ra tại tỉnh Sơn La.
Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Trong 5 tháng đầu năm 2025, lượng thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam tăng tới 78%, trị giá tăng hơn 112%. Sức ép từ thịt ngoại đang đặt ra những thách thức lớn cho ngành chăn nuôi và đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải tái định vị thương hiệu, cải tổ chuỗi giá trị để giữ vững thị phần trong nước. Trong bối cảnh 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức vận hành, nhiều vùng chăn nuôi lớn được sáp nhập, tạo điều kiện thuận lợi – nhưng cũng không ít áp lực – cho chiến lược cạnh tranh và phát triển thương hiệu thịt nội địa.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động