Xuất khẩu hải sản đạt 2,8 tỷ USD trong 8 tháng
Xuất khẩu hải sản đạt trên 1,3 tỷ USD trong 4 tháng Xuất khẩu hải sản đạt gần 1,7 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2022 Xuất khẩu hải sản đạt hơn 2 tỷ USD |
![]() |
Xuất khẩu hải sản đạt 2,8 tỷ USD trong 8 tháng |
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 8/2022, tổng xuất khẩu các sản phẩm hải sản của Việt Nam đạt 405 triệu USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu các sản phẩm hải sản của Việt Nam đạt 2,8 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện xuất khẩu hải sản chiếm 37% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Xuất khẩu hải sản trong tháng 8 năm nay ghi nhận mức tăng trưởng mạnh 80% là do cùng thời điểm này năm ngoái, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu phải giảm công suất hoặc ngừng hoạt động để phòng chống dịch Covid-19.
Xuất khẩu hải sản của Việt Nam bao gồm các nhóm sản phẩm: cá biển khác, chiếm 48% tổng giá trị xuất khẩu hải sản của Việt Nam); cá ngừ (chiếm 26%); mực, bạch tuộc (17%); cua, ghẹ và giáp xác khác (5%); nhuyễn thể hai mảnh vỏ (4%) và còn lại là nhuyễn thể khác.
![]() |
8 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu các mặt hàng hải sản khai thác đều tăng trừ xuất khẩu nhuyễn thể khác giảm. Xuất khẩu cá ngừ ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh nhất 55% đạt 730 triệu USD.
Xuất khẩu cua ghẹ, giáp xác khác và mực, bạch tuộc tăng lần lượt 37% và 36%. Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng 13%, xuất khẩu cá biển khác tăng 23%. Duy nhất xuất khẩu nhuyễn thể khác giảm 20% tuy nhiên sản phẩm này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.
Chế biến xuất khẩu hải sản khai thác tập trung nhiều nhất tại các tỉnh như TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Kiên Giang…
Xuất khẩu các mặt hàng hải sản khác trong tháng 8 năm nay tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất khẩu cua ghẹ, mực, bạch tuộc, cá biển tăng trưởng từ 43%-93%, duy nhất xuất khẩu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo VASEP, tình hình chiến sự Nga chưa đến hồi kết, vẫn tiếp tục tác động tiêu cực đến các ngành kinh tế, trong đó có khai thác thuỷ sản, khiến nguyên liệu khan hiếm vì chi phí khai thác cao. Doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu.
Cùng chuyên mục
Tin khác

HDBank được nới “room” tín dụng lên 29%, cao nhất toàn ngành

Ngân hàng nào dẫn đầu tăng trưởng doanh thu 9 tháng đầu năm 2023?

Thông tin chính thức về tin đồn tạm dừng giao dịch vàng miếng SJC

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải việc không bỏ room tín dụng

Mở thẻ tín dụng liền tay, đón ngay ưu đãi "khủng" từ BAC A BANK

BAC A BANK được vinh danh “doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2023”

Elevation Talks: Chuỗi sự kiện về đầu tư chuyên biệt cho giới tinh hoa

5 chương trình tín dụng ưu đãi nổi bật dành cho khách hàng doanh nghiệp của Agribank năm 2023

Những ngân hàng đầu tiên công bố kết quả kinh doanh quý III
