Vịt bầu Quỳ đặc sản sống trong môi trường khắc nghiệt giá nửa triệu/cặp giống

Với những người dân ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) giống vịt bầu Quỳ là con đặc sản có từ lâu đời. Vịt bầu Quỳ mình to, cổ ngắn có sức chống chịu bệnh cao, thích ứng với thời tiết khí hậu cả nóng, lạnh. Chất lượng thịt rất thơm ngon vì được nuôi thả rông. Với những giá trị đặc biệt như vậy, nhưng có một thời, những con vịt bầu Quỳ đối mặt với tuyệt chủng, người nuôi phải bỏ ra tới nửa triệu đồng để mua cặp vịt bố mẹ giống.
Nông dân quê lúa kiếm tiền tỷ nhờ nuôi vịt biển OCOP Đặc sản vịt bầu Lâm Thượng sản vật quý ở đất ngọc Lục Yên Lão nông biến ruộng trũng thành ao cá và nuôi vịt thu 1,5 tỷ đồng/năm
Đàn vịt bầu Quỳ đặc sản của hộ anh Vi Nhật Kế ở xã Diên Lãm (Quỳ Châu).
Đàn vịt bầu Quỳ đặc sản của hộ anh Vi Nhật Kế ở xã Diên Lãm (Quỳ Châu).

Vịt bầu Quỳ thích nghi với thời tiết khắc nghiệt

Quỳ Châu (Nghệ An) được xem là cái nôi ra đời của vịt bầu; từ cái nôi đó giống vịt này đã và đang phát triển thêm ở các vùng lân cận như huyện Quế Phong, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp… Vịt bầu Quỳ Châu không những được đánh giá là giống vịt có thịt chắc và thơm ngon nhất mà còn được ví như một đặc sản của vùng đất này. Vì thế, chính quyền địa phương đang từng bước khôi phục giống vịt bầu thuần chủng bằng những chính sách kích cầu hỗ trợ người chăn nuôi.

Vịt bầu khác vịt cỏ, vịt siêu thịt ở chỗ: vịt bầu là dòng vịt hướng thịt, mỏ vàng, chân ngắn, đầu to, có khoang ở cổ. Đây là giống vịt có sức chống chịu bệnh cao, thích ứng được với khí hậu nóng, lạnh, khô ẩm, gió phơn Tây Nam. Dù có sức chống chịu cao nhưng loại vịt này đang dần bị mai một bởi nhiều nguyên do khác nhau mà một trong những nguyên nhân chính là mật độ đẻ trứng chỉ được 70 đến 100 trứng/con/năm.

Vịt bầu Quỳ mình to, cổ ngắn có sức chống chịu bệnh cao, thích ứng với thời tiết khí hậu cả nóng, lạnh.
Vịt bầu Quỳ mình to, cổ ngắn có sức chống chịu bệnh cao, thích ứng với thời tiết khí hậu cả nóng, lạnh.

Không những sản lượng trứng không cao, giống vịt này còn khó nhân giống. Theo thống kê, một đàn vịt bầu với số lượng 500 con thì chỉ đẻ được 200 trứng/ngày, tỷ lệ nở thành công chỉ khoảng 80%. Mỗi con vịt giống bán ra thị trường có mức giá khá cao, từ 15.000 đến 20.000 đồng/con vì sản lượng con giống thấp.

Vịt bầu Quỳ Châu có nguồn gốc từ xa xưa để lại, nhưng trong quá trình phát triển đã bị lai tạp với một số giống vịt khác, nguyên nhân dẫn đến lai tạp là do người dân nuôi nhỏ lẻ lẫn với giống vịt khác. Muốn nuôi được dòng vịt này, người nuôi phải có điều kiện kinh tế bởi chi phí nuôi cao, đặc biệt là giai đoạn vịt đang còn nhỏ. Vịt bầu ăn nhiều, thời gian nuôi kéo dài hơn nuôi vịt thương phẩm thông thường nhưng đầu ra thị trường không ổn định nếu không bắt nhịp được. Vì vậy, ít người mặn mà với việc nuôi vịt bầu.

Chị Phạm Thị Nga ở bản Bình 3, xã Châu Bình cho biết: "Trước đây, để tìm mua một cặp vịt bầu phải vào tận trong các bản vùng sâu vùng xa với giá rất đắt 500.000 đồng/1 cặp.

Quỳ Châu (Nghệ An) được xem là cái nôi ra đời của vịt bầu Quỳ.
Quỳ Châu (Nghệ An) được xem là cái nôi ra đời của vịt bầu Quỳ.

Bảo tồn phát triển vịt bầu Quỳ đặc sản

Đây là giống gen quý hiếm, vả lại vịt bầu Quỳ đã quen với khí hậu thổ nhưỡng đất đai vùng Quỳ Châu nên đầu năm 2016, những hộ chăn nuôi như chị Nga được dự án Hỗ trợ khôi phục và phát triển đàn vịt bầu Quỳ hỗ trợ cho 1.000 con giống. Từ đó chị mạnh dạn đầu tư nhân đàn.

Theo chị Nga, mặc dù con giống từ dự án khó nuôi vì quá nhỏ, nhưng nhờ áp dụng KHKT vào chăn nuôi, đàn vịt đã phát triển tốt. Sau lứa nuôi đầu tiên, chị tiếp tục lựa chọn những con giống khỏe với 350 con vịt mái, 50 con vịt trống để nhân giống, số còn lại thì đem bán thịt. Đến bây giờ đàn vịt bầu Quỳ đã bước sang lứa nuôi thứ 6 cho hiệu quả kinh tế rất cao.

Còn vợ chồng anh Vi Nhật Kế ở bản Chao, xã Diên Lãm (huyện Quỳ Châu) hơn mọt tháng nay, có thêm động lực trong phát triển kinh tế gia đình khi được Hội Nông dân huyện hỗ trợ 200 con vịt chuẩn nguồn gen vịt bầu bản địa. Đàn vịt bầu Quỳ của gia đình anh sau hơn 1 tháng nuôi đã cho trọng lượng mỗi con từ 1 – 1,2kg.

“Được Hội Nông dân tặng 200 con giống và hỗ trợ 2 tháng chi phí thức ăn, đồng thời cán bộ hội hướng dẫn rất tỉ mỉ cách chăm sóc nên vợ chồng tôi rất vui, tự tin và sẽ nỗ lực để chăm đàn đạt kết quả cao” - anh Vi Nhật Kế nói.

Trong quy mô gia trại của gia đình, anh Vi Nhật Kế ưu tiên vị trí thuận lợi nhất để khoanh nuôi đàn vịt bầu trên sườn đồi, có chuồng và hố nước cho vịt tắm mát, xung quanh được rào chắn bằng lưới B40. Anh còn đầu tư máy xay cỏ để cắt nhỏ thân cây chuối làm thức ăn cho đàn vịt.

Quỳ Châu đang từng bước khôi phục và phát triển đàn vịt bầu Quỳ thuần chủng.
Quỳ Châu đang từng bước khôi phục và phát triển đàn vịt bầu Quỳ thuần chủng.

Cùng với hộ anh Vi Nhật Kế, tại xã Diên Lãm hiện nay Hội Nông dân huyện Quỳ Châu còn hỗ trợ 2 hộ khác 600 con giống vịt bầu chuẩn nguồn gen vịt bản địa Quỳ Châu. Diên Lãm là 1 trong 9 xã của Quỳ Châu có các hộ dân được hỗ trợ giống vịt bầu, vừa để hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, vừa thực hiện việc bảo tồn nguồn gen vịt bầu bản địa, hướng tới mục tiêu phát triển giống vật nuôi chủ lực của huyện.

Hiện nay trên toàn huyện Quỳ Châu đang duy trì và phát triển 8.000 con vịt bầu trên 9 xã (trừ Châu Thắng, Châu Bính và thị trấn Tân Lạc). Trong đó tập trung nhiều ở một số xã có điều kiện thuận lợi như Châu Tiến, Châu Hạnh, Châu Bình, Diên Lãm… và dựa trên cơ sở bình tuyển đàn vịt hiện có trên địa bàn và giống gen vịt bầu Quỳ được lưu tại Viện chăn nuôi.

Những con vịt bầu Quỳ đặc sản đang dần sinh sôi ở vùng đất Quỳ Châu vốn còn nhiều khó khăn. Hiện nay, chính quyền huyện đang áp dụng chính sách hỗ trợ 20 nghìn đồng/1 con vịt bầu Quỳ có trọng lượng 3g trở lên, tuy còn thấp hơn giá thị trường nhưng cũng là động lực để người dân địa phương phát triển con vịt đặc sản này. Bên cạnh việc hỗ trợ chăn nuôi, cũng cần tính tới việc xây dựng thương hiệu cho vịt bầu Quỳ và liên kết với các kênh tiêu thụ để người dân yên tâm đầu ra và con vịt bầu Quỳ được trả giá xứng đáng với giá trị của nó./.

Bình Châu

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Ninh) năm nay đánh dấu một vụ mùa bội thu. Không chỉ đạt sản lượng cao nhất trong nhiều năm, vải thiều Lục Ngạn còn hiện diện khắp các hệ thống siêu thị lớn, sàn thương mại điện tử, trong các khu công nghiệp và thị trường quốc tế... nhờ sự vào cuộc trong xúc tiến của lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng địa phương.
Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Dù chịu áp lực từ chính sách thuế mới của Hoa Kỳ và hàng loạt rào cản kỹ thuật, ngành gỗ Việt Nam vẫn duy trì thặng dư thương mại 6,69 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2025, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục là điểm sáng của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhờ chủ động ứng phó, đa dạng hóa thị trường và đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái nội địa bền vững.
Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Với lợi thế và tiềm năng đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và văn hoá đặc trưng…, Việt Nam không chỉ thành công về xuất khẩu nông sản thế mạnh, mà còn là một quốc gia có nhiều các sản phẩm đặc sản, sản vật mang giá trị văn hóa địa phương, thể hiện rõ nét nhất là hình ảnh các sản phẩm OCOP Việt Nam.
Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Tại họp báo thường kỳ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường diễn ra ngày 3/7, ông Trần Gia Long - phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính - cho biết để chủ động ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ, bộ đã xây dựng ba kịch bản tăng trưởng và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP không chỉ dừng lại ở quy mô địa phương mà cần được định vị như một thương hiệu hàng hóa quốc gia. Mỗi sản phẩm OCOP phải mang thương hiệu Việt Nam, được bảo vệ và quảng bá bằng chính sách phù hợp, với chất lượng cao, câu chuyện văn hóa riêng, ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ hiện đại để vươn ra thị trường toàn cầu.
Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Trong tháng 6/2025, bức tranh toàn cảnh của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục cho thấy những dấu hiệu suy yếu về nhu cầu, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng đáng chú ý về sản lượng và kỳ vọng thị trường ổn định hơn trong thời gian tới.
Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đang ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh thị trường đối mặt nguy cơ áp thuế đối ứng. Nhờ thế mạnh về giá cả cạnh tranh, chất lượng ổn định và sự tin tưởng ngày càng cao từ người tiêu dùng Mỹ, thương hiệu cá tra Việt đang khẳng định chỗ đứng vững chắc tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.
Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Chiều 1/7, Diễn đàn “Kết nối sản xuất và thương mại nông lâm sản các tỉnh Tây Bắc” chính thức diễn ra tại tỉnh Sơn La.
Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Trong 5 tháng đầu năm 2025, lượng thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam tăng tới 78%, trị giá tăng hơn 112%. Sức ép từ thịt ngoại đang đặt ra những thách thức lớn cho ngành chăn nuôi và đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải tái định vị thương hiệu, cải tổ chuỗi giá trị để giữ vững thị phần trong nước. Trong bối cảnh 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức vận hành, nhiều vùng chăn nuôi lớn được sáp nhập, tạo điều kiện thuận lợi – nhưng cũng không ít áp lực – cho chiến lược cạnh tranh và phát triển thương hiệu thịt nội địa.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất cùng kỳ trong 3 năm trở lại đây, cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng tỷ đô.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động