Việt Nam điều tra chống bán phá giá thép mạ nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc

Hàng hóa thuộc đối tượng điều tra được mô tả là một số sản phẩm thép carbon cán phẳng ở dạng cuộn và không phải dạng cuộn, chứa hàm lượng carbon dưới 0,60% tính theo khối lượng.

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1535/QĐ-BCT ngày 14/6/2024 về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Quyết định tiến hành điều tra được ban hành căn cứ theo kết quả thẩm định theo quy định của pháp luật phòng vệ thương mại đối với Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá được nộp đầy đủ và hợp lệ ngày 3/5/2024 bởi các doanh nghiệp đại diện cho ngành sản xuất trong nước gồm 5 công ty: Công ty CP tập đoàn Hoa Sen; Công ty CP Thép Nam Kim; Công ty Tôn Phương Nam; Công ty CP Tôn Đông Á và Công ty CP China Steel & Nippon Steel Việt Nam.

Việt Nam điều tra chống bán phá giá thép mạ nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc
Việt Nam điều tra chống bán phá giá tôn mạ nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc

Thời kỳ điều tra xác định hành vi bán phá giá từ ngày 1/4/2023 đến ngày 31/3/2023. Thời gian điều tra xác định thiệt hại là từ 1/4/2018 đến 31/3/2024.

Nội dung điều tra được Cục Phòng vệ Thương mại thực hiện theo quy định tại Điều 80 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 32 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP. Phạm vi hàng hóa đề nghị điều tra bao gồm các sản phẩm thép mạ (tôn mạ), mã vụ việc AD19.

Cụ thể, hàng hóa thuộc đối tượng điều tra được mô tả là một số sản phẩm thép carbon cán phẳng ở dạng cuộn và không phải dạng cuộn, chứa hàm lượng carbon dưới 0,60% tính theo khối lượng, có tráng, mạ hay phủ kim loại chống ăn mòn như kẽm hoặc nhôm, hoặc các hợp kim gốc sắt theo tất cả các phương pháp phủ kẽm hợp kim gốc sắt, bất kể độ dày và chiều rộng.

Các doanh nghiệp yêu cầu đã cung cấp được các cơ sở hợp lý để chứng minh về hành vi bán phá giá của hàng hoá được đề nghị điều tra và cung cấp dữ liệu để xác định biên độ bán phá giá của hàng hóa bị đề nghị điều tra từ Trung Quốc ở mức 69,23% và từ Hàn Quốc ở mức 3,41%.

Trên cơ sở hồ sơ yêu cầu, cơ quan điều tra tiến hành thẩm định, có các công văn yêu cầu bổ sung, làm rõ một số thông tin, nội dung về phạm vi sản phẩm, căn cứ xác định hành vi bán phá giá cũng như dấu hiệu gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

Ngành sản xuất trong nước đã cáo buộc các sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam và hành vi bán phá giá này đang gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Theo quy định pháp luật, sau khi khởi xướng điều tra, Bộ Công Thương sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm phân tích, đánh giá các nội dung cáo buộc gồm: Hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp xuất khẩu của các nước bị điều tra; thiệt hại của ngành sản xuất một số sản phẩm của Việt Nam và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất một số sản phẩm trong nước.

Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ, Bộ Công Thương có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời để ngăn chặn hành vi bán phá giá tiếp tục gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Bộ Công Thương sẽ thực hiện việc thẩm tra, xác minh lại các thông tin do các bên liên quan cung cấp trước khi hoàn thành kết luận điều tra chính thức về vụ việc. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng sẽ tổ chức tham vấn công khai để các bên liên quan trực tiếp trao đổi, cung cấp thông tin, bày tỏ quan điểm về vụ việc trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc.

Bộ Công Thương khuyến nghị tất cả các tổ chức, cá nhân đang xuất nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan và cung cấp các thông tin cần thiết tới Bộ Công Thương để đảm bảo quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân có thể đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc với Cơ quan điều tra theo mẫu Đơn đăng ký bên liên quan ban hành tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại và gửi tới Cơ quan điều tra theo địa chỉ dưới đây theo các phương thức sau: Công văn chính thức hoặc thư điện tử.

Hạn cuối để đăng ký bên liên quan là ngày 8/9/2024.

Trước đó, Việt Nam đã áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ (còn gọi là tôn mạ) nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào năm 2017 với mức thuế cao nhất là 38,34%. Mã vụ việc ER01.AD02.

Sau 5 năm áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ Công Thương quyết định chấm dứt lệnh này. Đến năm 2023, các doanh nghiệp thép tiếp tục nộp hồ sơ để kiến nghị Cục Phòng vệ Thương mại khởi xướng điều tra lại vụ việc AD02.

Theo thống kê từ Hiệp hội Thép Việt Nam, giai đoạn 2016 - 2023, Việt Nam đã khởi xướng điều tra 10 vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến sản phẩm thép nhập khẩu. Trong đó, đa phần các vụ việc, sản phẩm thép có xuất xứ từ Trung Quốc.

Một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc được phân loại theo các mã HS 7210.41.11, 7210.41.12, 7210.41.19, 7210.49.11,7210.49.14, 7210.49.15, 7210.49.16, 7210.49.17, 7210.49.18, 7210.49.19,7210.50.00, 7210.61.11, 7210.61.12, 7210.61.19, 7210.69.11, 7210.69.12, 7210.69.19, 7210.90.10, 7210.90.90, 7212.30.11, 7212.30.12, 7212.30.13, 7212.30.14, 7212.30.19, 7212.30.90, 7212.50.13, 7212.50.14, 7212.50.19, 7212.50.23, 7212.50.24, 7212.50.29, 7212.50.93, 7212.50.94, 7212.50.99, 7212.60.11, 7212.60.12, 7212.60.19, 7212.60.91, 7212.60.99, 7225.92.90, 7226.99.11, 7226.99.91 (mã vụ việc: AD19).

Canada không áp thuế chống trợ cấp đối với tôn mạ nhập khẩu từ Việt Nam Canada không áp thuế chống trợ cấp đối với tôn mạ nhập khẩu từ Việt Nam
Việt Nam phản đối một số kết luận của Indonesia về tôn mạ lạnh bán phá giá Việt Nam phản đối một số kết luận của Indonesia về tôn mạ lạnh bán phá giá
Indonesia không áp thuế chống bán phá giá với tôn mạ lạnh Việt Nam Indonesia không áp thuế chống bán phá giá với tôn mạ lạnh Việt Nam
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vì sao nông sản Việt liên tục bị EU "tuýt còi"?

Vì sao nông sản Việt liên tục bị EU "tuýt còi"?

Thời gian qua, EU gia tăng số lượng cảnh báo với hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam. Những cảnh báo này có thể khiến Việt Nam rơi vào nguy cơ mất thị trường xuất khẩu tỷ USD nếu không có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Đề xuất lùi thời gian thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025

Đề xuất lùi thời gian thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025

VCCI đề xuất lùi thời gian thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025, muộn hơn 3 tháng so với dự thảo (tháng 1/4/2025).
Thanh Hoá: Khởi công cụm công nghiệp hơn 500 tỷ đồng

Thanh Hoá: Khởi công cụm công nghiệp hơn 500 tỷ đồng

Đây là dự án góp phần quan trọng trong lộ trình xây dựng huyện Triệu Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV và phấn đấu trở thành thị xã vào năm 2030.
Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…
Chủ tịch nước Lương Cường: Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" là sự kiện văn hóa, chính trị nhiều ý nghĩa

Chủ tịch nước Lương Cường: Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" là sự kiện văn hóa, chính trị nhiều ý nghĩa

Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới tham dự các hoạt động văn hóa, chúc Tết cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải có cơ chế thúc đẩy kinh tế tư nhân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải có cơ chế thúc đẩy kinh tế tư nhân

Cho ý kiến về Đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, để đạt được mục tiêu này, vấn đề then chốt là phải có cơ chế thúc đẩy kinh tế tư nhân.
Chủ tịch nước Lương Cường dự "Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" tại tỉnh Lạng Sơn

Chủ tịch nước Lương Cường dự "Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" tại tỉnh Lạng Sơn

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, sáng 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại xã Chiến Thắng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ tại Hưng Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ tại Hưng Yên

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây.
Xuất nhập khẩu 15 ngày đầu năm 2025 vượt 34 tỷ USD

Xuất nhập khẩu 15 ngày đầu năm 2025 vượt 34 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 1/2025 đạt hơn 34 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu 451 tỷ USD trong năm 2025, Bộ Công thương đã đưa ra nhiều giải pháp.
Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 4/2/2025 đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động