Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới trong Xúc tiến thương mại Việt Nam - Thái Lan

Với mục tiêu tăng cường kết nối - giao thương hiệu quả, sâu rộng và thường xuyên hơn giữa các doanh nghiệp, đầu mua Việt Nam - Thái Lan, chiều ngày 12/8/2024 tại phòng hội thảo CampusK, tầng 15 Tháp B toà nhà Sông Đà (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp Hà Nội, Campus K và Viện hỗ trợ đổi mới sáng tạo phối hợp tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy Sáng tạo & Đổi mới trong Xúc tiến thương mại Việt Nam - Thái Lan.
Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới trong Xúc tiến thương mại Việt Nam - Thái Lan
Toàn cảnh Hội nghị “Thúc đẩy Sáng tạo & Đổi mới trong Xúc tiến thương mại Việt Nam - Thái Lan”.

Tham dự Hội nghị có bà Đặng Thị Hương - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội, Sở kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội; TS.Dương Thị Kim Liên - Viện trưởng Viện hỗ trợ đổi mới sáng tạo Doanh nghiệp, Trưởng làng Công nghệ tạo tác động Techfest Việt Nam; bà Hoàng Hải Yến - Giám đốc điều hành Campus K; ông Vũ Đức Nam - Chủ tịch CLB Doanh nhân kết nối toàn cầu (BCG); bà Nguyễn Thị Thu - Trưởng làng Nông nghiệp thông minh Techfest Quốc gia, sáng lập hệ sinh thái MEVI; ông Bùi Trung Kiên - Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM); ông Trịnh Bá Dương - Phó Chủ tịch Hội đồng kinh tế số - Viện Phát triển bền vững và kinh tế số, chủ tịch chương trình Asean Hub; ông Pichakorn Pumkaew - Chủ tịch Công ty Together We Growth Thailand & Bà Kanchana,Giám đốc điều hành Together We Growth cùng đông đảo khách mời, doanh nghiệp trưng bày gian hàng.

Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới trong Xúc tiến thương mại Việt Nam - Thái Lan
Ông Pichakorn Pumkaew (phía bên phải) - Chủ tịch Công ty Together We Growth Thailand phát biểu tại Hội nghị.

Hội nghị là dịp giao lưu, trưng bày sản phẩm và chia sẻ kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp thành công trong chinh phục thị trường Thái Lan và những nền tảng TMĐT hiệu quả nhất cho bán hàng xuyên biên giới. Tạo cơ hội giao thương, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác xúc tiến đầu tư về các lĩnh vực được quan tâm hiện nay như: Nông nghiệp công nghệ cao, văn hóa; du lịch và dịch vụ; xuất nhập khẩu, IT công nghệ 4.0… đặc biệt mong muốn thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết của cộng đồng người Việt tại Thái Lan.

Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới trong Xúc tiến thương mại Việt Nam - Thái Lan
Đông đảo khách tham quan các gian hàng tại Hội nghị.

Đồng thời nhằm giới thiệu sản phẩm tại ASEAN HUB; Tầm nhìn & giải pháp sáng tạo trong thúc đẩy xuất khẩu đa kênh hàng hoá Việt Nam - Thái Lan; Giới thiệu hệ thống bán hàng trực tiếp vào các chuỗi siêu thị Thái Lan; Chương trình kết nối giao thương cho các doanh nghiệp Việt Nam - Thái Lan; Chương trình đào tạo bán hàng nền tảng Hybrid (truyền thống + TMĐT) & hệ sinh thái SmartSME.

Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới trong Xúc tiến thương mại Việt Nam - Thái Lan
Bà Đặng Thị Hương - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội, Sở kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Đặng Thị Hương - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội, Sở kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội nhấn mạnh rằng "Xúc tiến thương mại đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Mặt khác, xúc tiến thương mại không chỉ đơn thuần là việc thúc đẩy bán hàng, mà còn bao gồm việc xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và tạo dựng mối quan hệ bền vững với đối tác. Đặc biệt, trong bối cảnh công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ, việc áp dụng các giải pháp sáng tạo và đổi mới trong xúc tiến thương mại sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường".

Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới trong Xúc tiến thương mại Việt Nam - Thái Lan
Các sản phẩm OCOP trưng bày tại Hội nghị.
Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới trong Xúc tiến thương mại Việt Nam - Thái Lan

Các sản phẩm OCOP trưng bày tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, các diễn giả trong nước và Thái Lan đã có bài thảo luận quan trọng về các nội dung: Cơ hội xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Thái Lan và mô hình Hybird Export Model của Liên minh xúc tiến thương mại Asean Hub và chương trình phát triển doanh nghiệp trẻ Asean (Yen-D); tiềm năng thị trường,kinh nghiệm bán hàng tại Thái Lan; thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ số hóa.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều các gian hàng trưng bày quảng bá các sản phẩm của doanh nghiệp. Các gian hàng này không chỉ tập trung vào việc giới thiệu sản phẩm mà còn thực hiện nhiều hoạt động quảng bá, giao lưu, và chia sẻ thông tin nhằm thu hút sự khách hàng và đối tác tiềm năng. Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng nhận được sự hỗ trợ về thiết kế bao bì, mẫu mã sản phẩm cũng như cách thức đổi mới các tính năng sản phẩm để phù hợp hơn với thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Thái Lan.

Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại do Trung tâm học thuật ASEAN (ASEAN HUB) và các đối tác quốc tế tổ chức, các doanh nghiệp Việt có thể tận dụng các cơ hội để mở rộng thị trường. Từ đó, đẩy mạnh xuất khẩu và thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo trong sản phẩm và dịch vụ của mình. Bên cạnh đó, sự kiện cũng mở ra những triển vọng hợp tác mới giữa doanh nghiệp Việt Nam - Thái Lan.

Hà Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Trong tháng 6/2025, bức tranh toàn cảnh của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục cho thấy những dấu hiệu suy yếu về nhu cầu, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng đáng chú ý về sản lượng và kỳ vọng thị trường ổn định hơn trong thời gian tới.
Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đang ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh thị trường đối mặt nguy cơ áp thuế đối ứng. Nhờ thế mạnh về giá cả cạnh tranh, chất lượng ổn định và sự tin tưởng ngày càng cao từ người tiêu dùng Mỹ, thương hiệu cá tra Việt đang khẳng định chỗ đứng vững chắc tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.
Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Chiều 1/7, Diễn đàn “Kết nối sản xuất và thương mại nông lâm sản các tỉnh Tây Bắc” chính thức diễn ra tại tỉnh Sơn La.
Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Trong 5 tháng đầu năm 2025, lượng thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam tăng tới 78%, trị giá tăng hơn 112%. Sức ép từ thịt ngoại đang đặt ra những thách thức lớn cho ngành chăn nuôi và đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải tái định vị thương hiệu, cải tổ chuỗi giá trị để giữ vững thị phần trong nước. Trong bối cảnh 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức vận hành, nhiều vùng chăn nuôi lớn được sáp nhập, tạo điều kiện thuận lợi – nhưng cũng không ít áp lực – cho chiến lược cạnh tranh và phát triển thương hiệu thịt nội địa.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất cùng kỳ trong 3 năm trở lại đây, cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng tỷ đô.
Từ 1/7: Quy định mới về cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Từ 1/7: Quy định mới về cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 40/2025/TT-BCT, quy định cụ thể về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ đối với thương nhân xuất khẩu. Quy định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, nhằm đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước và thực thi đầy đủ các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Trước làn sóng biến động phức tạp của thị trường gạo thế giới, khi giá cả chịu ảnh hưởng đồng thời từ cung vượt cầu, tỷ giá đồng tiền và chính sách điều tiết nội địa, bài toán cạnh tranh không còn đơn thuần là giá bán, mà đã nâng lên thành cuộc đua về thương hiệu quốc gia. Trong cuộc chơi ấy, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ – ba cường quốc gạo lớn nhất thế giới – đang chọn những con đường khác nhau để trụ vững.
Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Vải thiều Bắc Giang lần đầu tiên có mặt trong chuỗi bán lẻ lớn hàng đầu nước Mỹ – Costco – đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược đưa nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Thành công này là kết quả của sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu và hệ thống phân phối toàn cầu, tạo nên hình mẫu lý tưởng cho việc xây dựng thương hiệu nông sản.
Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Dù thuế quan đã dần được xóa bỏ trong nội khối ASEAN, các rào cản phi thuế quan vẫn âm thầm cản bước doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ. Giải quyết bài toán này là chìa khóa để ASEAN tiến tới một cộng đồng kinh tế thật sự sâu rộng.
Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Nhu cầu tăng cao đối với nông sản sạch và minh bạch đang mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản về công nghệ, tiêu chuẩn, thương hiệu và nâng cấp toàn chuỗi giá trị.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động