Thịt nhập khẩu đổ về Việt Nam, người tiêu dùng cần làm gì để nhận biết sản phẩm an toàn?

2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu 105,14 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, lượng sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu về nước ta tăng khủng khiếp khiến cho việc quản kiểm soát vô cùng khó khăn. Người tiêu dùng luôn ở thế tiến thoái lưỡng nam mỗi khi có nhu cầu mua sản phẩm chăn nuôi nhập ngoại.
Thịt nhập khẩu vào Việt Nam không có virus SARS-CoV-2 Trong 10 tháng đã có 111.510 tấn thịt lợn đổ về Việt Nam
2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu 105,14 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt
2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu 105,14 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt.

Việt Nam nhập khẩu 105,14 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt,

Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu 105,14 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, giá trị đạt 213,2 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái lượng thịt nhập về tăng 44,1% và giá trị tăng 38,8%.

Thịt và các sản phẩm từ thịt được nhập khẩu từ 42 thị trường trên thế giới. Trong đó, Ấn Độ là thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 29,54% tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu của nước ta. Tính đến hết tháng 2/2024, nước ta đã chi 94,62 triệu USD để nhập 31,06 nghìn tấn thịt và sản phẩm thịt từ Ấn Độ, tăng 58,3% về lượng và tăng 72,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

Nước ta nhập chủ yếu các loại thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò; thịt trâu tươi đông lạnh; thịt lợn và thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh... Đáng chú ý, nhập khẩu thịt gia cầm, thịt lợn và thịt trâu có xu hướng tăng.

Riêng nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt 8.460 tấn, giá trị đạt gần 18,7 triệu USD, tăng 4,3% về lượng, nhưng giá trị lại giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá nhập khẩu trung bình thịt lợn về Việt Nam ở mức 2.209 USD/tấn (khoảng 55.000 đồng/kg), giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2023. Thịt lợn được nhập khẩu từ 19 thị trường, trong đó Brazil chiếm 39,64% tổng lượng thịt lợn nhập khẩu của cả nước, sau đó là Nga chiếm 32,22% và Canada chiếm 9,5%...

Lượng sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu về nước ta tăng khủng khiếp khiến cho giá thành rẻ hơn nhiều so với hàng cùng loại sản xuất nội địa.

Kho thị nhập khẩu ở Hà Nội nơi anh Phùng Văn Tiến làm việc đang phân phối hàng trăm mặt hàng thịt lợn, gà, trâu, bò nhập khẩu. Trong đó, các mặt hàng thịt gà có giá khá rẻ, phổ biến ở mức giá 40.000-50.000 đồng/kg; thịt lợn giá dao động từ 25.000-85.000 đồng/kg. Vậy nên, thịt nhập khẩu là nguyên liệu được các bếp ăn tập thể, quán cơm bình dân ưa chuộng.

Chia sẻ với báo chí, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam đã thốt lên: “2-3 năm trở lại đây, lượng sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu về nước ta tăng khủng khiếp”.

Theo ông, Việt Nam đã nhập khẩu các sản phẩm thịt từ nhiều năm nay. Đáng nói, số lượng nhập chính ngạch càng ngày càng tăng, trong khi hàng nhập lậu vẫn ồ ạt tràn về.

Ông dẫn chứng, trước kia nhập khẩu thịt lợn chưa bao giờ vượt quá 5.000 tấn/năm. Giờ lượng nhập về lên tới gần 300.000 tấn móc hàm/năm, quy ra lợn hơi khoảng gần 400.000 tấn, chiếm trên 10% lượng thịt lợn sản xuất trong nước. Chưa kể, còn số lượng lợn nhập khẩu tiểu ngạch không thống kê được.

Tương tự, gia cầm trước chỉ nhập khẩu 80.000-90.000 tấn/năm, giờ khoảng trên 250.000 tấn/năm, quy ra cỡ 350.000 tấn hơi. Tính ra, nhập khẩu chiếm tới 25-27% so với sản xuất trong nước.

Ngoài ra, nhập khẩu thịt trâu, bò cũng tăng mạnh. Không chỉ nhập thịt và phụ phẩm móng vó, tim, nội tạng…ở dạng đông lạnh, lượng bò sống nhập từ Úc về khoảng 500.000 con/năm để vỗ béo giết thịt. Một lượng lớn trâu, bò nhập khẩu tiểu ngạch không thể thống kê được. Theo đó, lượng thịt trâu, bò, cừu, dê nhập khẩu chiếm trên 60% thị phần trên thị trường.

Ông Dương cũng nhấn mạnh, nước ta đang nhập rất nhiều sản phẩm chăn nuôi thải loại ở các nước về làm thực phẩm. Điển hình, gà đẻ loại thải (gà hết chu kỳ khai thác trứng) nên Thái Lan, Hàn Quốc không dùng làm thực phẩm thì xuất khẩu sang Việt Nam với giá chỉ 20.000 đồng/con. Về đến biên giới giá thành khoảng 40.000 đồng/con và đưa ra thị trường bán với 50.000-60.000 đồng/con.

Cách nhận biết thịt nhập khẩu an toàn

người tiêu dùng cần làm gì để nhận biết độ an toàn của sản phẩm này.
Người tiêu dùng cần làm gì để nhận biết độ an toàn của sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu?

Số lượng thịt nhập khẩu vào nước ta ngày càng tăng dẫn đến tình trạng khó kiểm soát chất lượng, khiến cho người tiêu dùng gặp khó khăn mỗi khi chọn mua thịt nhập khẩu.

Theo Tổng cục Quản lý thị trường, năm 2023, đơn vị đã kiểm tra 71.910 vụ, phát hiện, xử lý 52.349 vụ vi phạm (tăng 16% so với năm 2022). Trong đó, lĩnh vực an toàn thực phẩm kiểm tra 8.306 vụ, xử lý 6.773 vụ. Hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, vi phạm về sở hữu trí tuệ và thực phẩm không bảo đảm chất lượng.

Mới đây, Đội Quản lý thị trường số 22, Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội vừa phối hợp với Cảnh sát kinh tế Công an Quận Bắc Từ Liêm bất ngờ kiểm tra kho lạnh ở căn nhà cấp 4 lụp xụp nằm giữa cánh đồng Tây Tựu, thu giữ hơn 1 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tại thời điểm kiểm tra, tổ công tác liên ngành phát hiện trong kho hàng chứa khoảng hơn 1 tấn thực phẩm gồm chân gà, tràng lợn, trứng non, lòng lợn, lườn ngỗng... Chủ kho hàng trên là Đào Hoàng Thắng (trú tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) đã không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa, hiện lực lượng chức năng đã tịch thu toàn bộ số hàng hóa để tiêu hủy và lập hồ sơ xử lý theo quy định.

Trước thực trạng sản phẩm thịt nhập khẩu đang thật giả lẫn lộn, người tiêu dùng cần làm gì để nhận biết độ an toàn của sản phẩm này.

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lạng Sơn, thịt nhập khẩu chất lượng là thịt có nguyên kiện nhập về đầy đủ, thông tin bao bì ghi rõ ràng, hạn sử dụng, ngày nhập khẩu, nhập từ nước nào, khối lượng bao nhiêu,…

Bên cạnh đó, thịt nhập khẩu tốt phải luôn có hạn sử dụng lâu, được bảo quản trong môi trường nhiệt độ -18 độ C, luôn ổn định, không bị dao động lên xuống, giữ cho thịt luôn tươi ngon như lúc ban đầu sau khi được rã đông đúng cách.

Thịt nhập khẩu tốt hoàn toàn không sử dụng bất kỳ một loại thuốc hay phụ liệu nào để bảo quản. Bản thân nó đã được cấp đông ngay sau khi sơ chế, luôn được bảo quản trong môi trường nhiệt độ lạnh, để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài môi trường xâm hại.

Một dấu hiệu khác cho thấy thịt nhập khẩu tốt là thịt tươi ngon như thịt nóng sau khi được rã đông đúng cách, cả về màu sắc cũng như chất lượng của thịt, không mùi khó chịu, mùi hôi hay màu sắc thịt lợn bị biến đổi. Bao bì thịt lợn nhập khẩu tốt phải nguyên vẹn, thông tin phải đọc được, mọi thông tin về sản phẩm phải đầy đủ, có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm kèm theo.

Một trong những dấu hiệu cảnh báo thịt nhập khẩu kém chất lượng là sản phẩm không rõ nguồn gốc, bao bì bị xé rách thông tin, không có hạn sử dụng.

Người tiêu dùng không nên mua thịt nhập khẩu đã bị rã đông, không có giấy tờ chứng minh thịt có đạt vệ sinh an toàn thực phẩm không, tuyệt đối không nên mua và sử dụng thịt đông lạnh đã hết hạn sử dụng. Điều quan trọng nhất nên tìm nơi bán uy tín, hàng chính hãng, có đầy đủ chức năng và giấy tờ nhập khẩu thịt lợn, hoạt động lâu năm có thương hiệu được nhiều người tin tưởng và sử dụng.

Thịt nhập khẩu vào Việt Nam không có virus SARS-CoV-2 Thịt nhập khẩu vào Việt Nam không có virus SARS-CoV-2
Trong 10 tháng đã có 111.510 tấn thịt lợn đổ về Việt Nam Trong 10 tháng đã có 111.510 tấn thịt lợn đổ về Việt Nam
Phạm Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

6 tháng đầu năm 2025, trong khi xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực, thì gạo và rau quả – hai ngành hàng chủ lực – lại ghi nhận mức giảm đáng kể về giá trị. Tình trạng này không chỉ phản ánh khó khăn trước mắt từ thị trường, mà còn là dấu hiệu cho thấy cần sớm điều chỉnh chiến lược phát triển, tái cấu trúc mô hình xuất khẩu để thích ứng với yêu cầu ngày càng cao từ các đối tác quốc tế.
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư 40/2025/TT-BCT chính thức có hiệu lực, thiết lập quy định mới về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ. Quy trình được số hóa hoàn toàn qua hệ thống eCoSys, góp phần bảo đảm quản lý thống nhất, minh bạch và thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế.
Cà phê  – “bài thuốc từ thiên nhiên” giúp bạn sống khỏe mỗi ngày

Cà phê – “bài thuốc từ thiên nhiên” giúp bạn sống khỏe mỗi ngày

Một nghiên cứu quy mô lớn kéo dài hơn 30 năm của Đại học Harvard hé lộ: thói quen uống cà phê mỗi ngày có thể là một trong những yếu tố góp phần làm chậm quá trình lão hóa và duy trì thể chất lẫn tinh thần ở phụ nữ. Không chỉ là thức uống giúp tỉnh táo, cà phê còn được ví như “người bạn đồng hành” trong hành trình sống khỏe, sống thọ.
Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu sầu riêng, chỉ sau Thái Lan. Tuy nhiên, trái với thành công trên thị trường quốc tế, thị trường nội địa lại chứng kiến nghịch lý: người Việt ngày càng chuộng sầu riêng nhập khẩu, đặc biệt là các giống cao cấp từ Malaysia và Thái Lan. Giữ vững thị phần trong nước đang trở thành bài toán cấp thiết đối với ngành sầu riêng Việt Nam.
Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá tiêu hôm nay (29/6) ổn định ở mức 128.000 – 133.000 đồng/kg sau chuỗi tăng nhẹ trong tuần. Dù thị trường thế giới đang chịu sức ép từ thuế quan và nguồn cung eo hẹp, nhiều dự báo vẫn lạc quan về xu hướng giá tiêu trong trung và dài hạn.
Giá cà phê giảm sâu kỷ lục: Nông dân Tây Nguyên đối mặt áp lực kép

Giá cà phê giảm sâu kỷ lục: Nông dân Tây Nguyên đối mặt áp lực kép

Sau hơn hai tháng liên tục giảm, giá cà phê trong nước đã mất gần 30% giá trị, xuống mức thấp nhất trong hơn một năm qua. Trong khi đó, áp lực từ thị trường thế giới và vụ thu hoạch tại Brazil đang khiến triển vọng phục hồi giá trở nên mong manh.
Chỉ dẫn địa lý – “Hộ chiếu” giúp nước mắm Phú Quốc vươn tầm quốc tế

Chỉ dẫn địa lý – “Hộ chiếu” giúp nước mắm Phú Quốc vươn tầm quốc tế

Nước mắm Phú Quốc, được công nhận chỉ dẫn địa lý từ năm 2012, không chỉ là niềm tự hào của Việt Nam mà còn là “tấm hộ chiếu” quan trọng để bảo vệ thương hiệu và phát triển thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, để giữ vững vị thế và chống lại hàng giả, hàng nhái, Phú Quốc cần tiếp tục hoàn thiện quy chuẩn địa phương và ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý sản phẩm.
Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Việt Nam từ lâu được biết đến là một quốc gia xuất khẩu cau lớn trên thế giới. Tuy nhiên, gần đây thị trường cau nội địa lại chứng kiến sự tăng đột biến trong nhập khẩu và phát triển trồng mới cau ồ ạt, dẫn đến nguy cơ cung vượt cầu. Vấn đề này đặt ra thách thức lớn trong việc xây dựng tên tuổi, nâng cao giá trị cho ngành cau Việt Nam nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Giá cà phê ổn định trong nước, thế giới nhiều biến động nhẹ

Giá cà phê ổn định trong nước, thế giới nhiều biến động nhẹ

Giá cà phê ngày 29/6/2025 trên thị trường thế giới và trong nước duy trì sự ổn định với những biến động nhẹ. Dù giá thế giới có xu hướng điều chỉnh giảm, thị trường cà phê nội địa vẫn giữ vững mức giá và có chiều hướng tăng nhẹ, tạo tín hiệu tích cực cho người trồng và doanh nghiệp thu mua.
Bảo đảm an toàn nguồn cung xăng dầu quốc gia

Bảo đảm an toàn nguồn cung xăng dầu quốc gia

Nhiều biến động địa chính trị, kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu cao hơn cho việc điều hành thị trường xăng dầu. Việt Nam đang chủ động dự báo và ứng phó nhằm bảo đảm nguồn cung ổn định, giá cả minh bạch, không để đứt gãy chuỗi sản xuất và tiêu dùng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động