Siết nhập khẩu gạo có thể giảm tính cạnh tranh của hàng hoá

VCCI cho rằng việc áp dụng các biện pháp quản lý nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất khác trong nước, khiến giá thành sản xuất tăng, thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm tính cạnh tranh của hàng hoá, sản phẩm từ Việt Nam…
Siết nhập khẩu gạo có thể giảm tính cạnh tranh của hàng hoá
Siết nhập khẩu gạo có thể ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp sản xuất

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản góp ý với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo do Bộ Công thương chủ trì soạn thảo.

Cụ thể, VCCI cho biết Điều 1.8 Dự thảo bổ sung việc quản lý nhập khẩu gạo khi xuất hiện lượng gạo nhập khẩu tăng có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, việc bổ sung phạm vi điều chỉnh với nhập khẩu gạo cần xem xét các biện pháp quản lý nhập khẩu đã được quy định tại Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản quy định chi tiết.

Việc áp dụng biện pháp nào, căn cứ áp dụng, điều kiện áp dụng đều đã được quy định và các cơ quan nhà nước cần tham chiếu các quy định này khi áp dụng. Do vậy, Bộ Công Thương cần cân nhắc về sự cần thiết về quy định này tại Dự thảo.

Bên cạnh đó, quy định như dự thảo hiện nay chưa đủ rõ ràng, chẳng hạn không rõ tiêu chí nào để đánh giá “tăng có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất trong nước”? Không rõ các biện pháp quản lý nhập khẩu mà cơ quan nhà nước được đề xuất là gì?…

"Việc áp dụng các biện pháp quản lý hạn chế nhập khẩu không phải chỉ mang lại tác dụng tích cực mà điều này có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất khác trong nước, khiến giá thành sản xuất tăng, thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm tính cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm từ Việt Nam", VCCI lo ngại.

VCCI cũng nêu quan điểm, việc áp dụng các biện pháp quản lý nhập khẩu cần xem xét đến lợi ích của cả các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu để sản xuất.

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc việc bổ sung quy định này. Việc quản lý nhập khẩu nên áp dụng thống nhất quy định của Luật Quản lý ngoại thương. Dù vậy, Dự thảo có thể quy định về việc cung cấp thông tin từ các cơ quan nhà nước khác để cơ quan quản lý có thêm thông tin khi ra quyết định (như Dự thảo đã quy định).

Siết nhập khẩu gạo có thể giảm tính cạnh tranh của hàng hoá

Trước đó, Bộ Công Thương cho biết năm 2021, tổng lượng gạo nhập khẩu của Việt Nam là 999.750 tấn. Trong đó, nhập khẩu từ Ấn Độ lên mức 719.970 tấn, chiếm 72% tổng lượng nhập khẩu gạo của cả nước, chủng loại gạo nhập khẩu chủ yếu là gạo tấm (thuộc phân nhóm HS 100640), gạo trắng khác (thuộc phân nhóm HS 100630).

Gạo nhập khẩu từ Ấn Độ chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nước để làm bún, bánh, thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia, rượu…

“Việc nhập khẩu gạo để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nước nhưng với việc tăng mạnh như đã diễn ra trong năm 2021.

Cùng với việc chưa được quản lý, thống kê đầy đủ, kịp thời có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong nước như sản xuất lúa gạo, sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia, rượu, sản xuất các sản phẩm từ gạo như bún, bánh…, tạo cạnh tranh với sản phẩm trong nước, tác động đến đời sống của người sản xuất trong nước và có thể gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực, an ninh kinh tế - xã hội”, Bộ Công Thương nêu rõ.

Do vậy, Bộ Công Thương cho rằng cần có quy định về quản lý nhập khẩu gạo để giúp cơ quan quản lý nhà nước chủ động, kịp thời điều tiết, điều hành hoạt động nhập khẩu gạo phù hợp với mục tiêu quản lý trong từng thời kỳ.

Ưu đãi nhập khẩu 300.000 tấn gạo từ Campuchia với thuế suất đặc biệt Ưu đãi nhập khẩu 300.000 tấn gạo từ Campuchia với thuế suất đặc biệt
Có bất thường không khi ‘cường quốc’ xuất khẩu gạo vẫn phải nhập gần 1 triệu tấn gạo mỗi năm? Có bất thường không khi ‘cường quốc’ xuất khẩu gạo vẫn phải nhập gần 1 triệu tấn gạo mỗi năm?
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ cao đến hết năm 2022 Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ cao đến hết năm 2022
Sửa đổi nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo, đảm bảo an ninh lương thực Sửa đổi nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo, đảm bảo an ninh lương thực
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Lãi suất cao kỷ lục 9,65%/năm: Cơ hội và điều kiện tại ABBank

Lãi suất cao kỷ lục 9,65%/năm: Cơ hội và điều kiện tại ABBank

Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng hiện nay dao động từ 6% đến 9,65%/năm, với nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư. Mặc dù hầu hết ngân hàng áp dụng mức lãi suất 6-7%, một số ngân hàng đưa ra lãi suất cao hơn nhưng kèm theo các điều kiện đặc biệt.
Lạng Sơn áp dụng mức phí hạ tầng cửa khẩu mới từ 8/5: Cao nhất 5 triệu đồng/xe

Lạng Sơn áp dụng mức phí hạ tầng cửa khẩu mới từ 8/5: Cao nhất 5 triệu đồng/xe

Theo thông tin từ UBND tỉnh Lạng Sơn, từ ngày 8/5/2025, tỉnh sẽ chính thức áp dụng mức thu phí hạ tầng cửa khẩu mới theo Nghị quyết số 09/2025/NQ-HĐND ngày 28/4/2025 của HĐND tỉnh. Quy định này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng hạ tầng cửa khẩu và tạo nguồn thu bổ sung cho ngân sách địa phương.
Ngân hàng mạnh tay chi hàng nghìn tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt

Ngân hàng mạnh tay chi hàng nghìn tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt

Kinh tế phục hồi, nhiều ngân hàng Việt chi hàng nghìn tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt để tri ân cổ đông. Năm 2025, LPBank dẫn đầu với tỷ lệ chi trả 25%, vượt Techcombank, VPBank, ACB và SHB.
Việt Nam xuất siêu 3,79 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm

Việt Nam xuất siêu 3,79 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm

Thống kê 4 tháng đầu năm 2025, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam không chỉ ghi nhận mức tăng trưởng hai con số ở cả hai chiều mà còn thể hiện rõ sự dịch chuyển trong cấu trúc cán cân thương mại. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 136,55 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 140,34 tỷ USD, xuất siêu 3,79 tỷ USD.
Tăng tốc đầu tư xanh: Cơ hội vượt lên trong bối cảnh biến động

Tăng tốc đầu tư xanh: Cơ hội vượt lên trong bối cảnh biến động

Trong bối cảnh thời gian hành động cho mục tiêu khí hậu toàn cầu đang rút ngắn, Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang đối mặt với một bài toán kép: vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa phải chuyển đổi nhanh chóng sang mô hình phát triển xanh. Đầu tư xanh, với tiềm năng lớn và dòng vốn đang tăng tốc, được kỳ vọng là chìa khóa giải bài toán này – nhưng chỉ hiệu quả nếu đi kèm hành động phối hợp và tầm nhìn dài hạn.
Lãi suất ngân hàng nóng trở lại: Bac A Bank vọt lên 6,2%/năm

Lãi suất ngân hàng nóng trở lại: Bac A Bank vọt lên 6,2%/năm

Bac A Bank vừa công bố biểu lãi suất huy động mới từ ngày 8/5 với mức điều chỉnh tăng mạnh, đưa lãi suất cao nhất lên tới 6,2%/năm — cao nhất thị trường hiện nay, áp dụng cho khách hàng gửi từ 1 tỷ đồng, kỳ hạn dài.
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp công nghệ

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp công nghệ

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 6/5 vừa qua, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã thông tin về một gói tín dụng đặc biệt trị giá 500.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 20 tỷ USD) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hai lĩnh vực then chốt: Hạ tầng và công nghệ số.
MB giảm lãi suất huy động, Vikki Bank giữ vững ngôi vương 6%/năm

MB giảm lãi suất huy động, Vikki Bank giữ vững ngôi vương 6%/năm

Ngân hàng MB giảm lãi suất huy động kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, giữa xu hướng chung, Vikki Bank nổi bật khi vẫn duy trì mức 6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng – cao nhất thị trường ở thời điểm hiện tại.
Một “ông lớn” ngân hàng tăng lãi suất huy động sau kỳ nghỉ lễ

Một “ông lớn” ngân hàng tăng lãi suất huy động sau kỳ nghỉ lễ

Trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ, Techcombank đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động tại tất cả các kỳ hạn từ 1-36 tháng, với mức tăng thêm 0,1%/năm.
Chính phủ đồng ý thí điểm cho vay ngang hàng từ 1/7

Chính phủ đồng ý thí điểm cho vay ngang hàng từ 1/7

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động