Sẽ phát nguồn đắt tiền để không phải cắt điện

Trước nguy cơ thiếu điện mùa nắng nóng, Bộ Công Thương đã ban hành các kế hoạch cung ứng điện, nhận diện tốc độ tăng trưởng điện quý 1 là 9,6% - đây là mức tăng trưởng khá cao kể từ năm 2018.
Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Bộ Công Thương: Sẽ không thiếu điện từ nay đến cuối năm Miền Bắc có thể thiếu ít nhất 1.200 MW, Bộ Công Thương tính kế ứng phó
Sẽ phát nguồn đắt tiền để không phải cắt điện.
Sẽ phát nguồn đắt tiền để không phải cắt điện.

Ngày 8/4, báo VietNamNet tổ chức toạ đàm trực tuyến “Chia sẻ trách nhiệm cung ứng điện cao điểm mùa khô 2024” nhằm đem lại cái nhìn tổng thể về kế hoạch cung ứng điện năm 2024, nhất là cho miền Bắc, và giải pháp sử dụng điện hiệu quả.

Nguy cơ thiếu điện mùa nắng nóng

Theo ông Nguyễn Quốc Trung - phó giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0), trước nguy cơ thiếu điện mùa nắng nóng, Bộ Công Thương đã ban hành các kế hoạch cung ứng điện, nhận diện tốc độ tăng trưởng điện quý 1 là 9,6% - đây là mức tăng trưởng khá cao kể từ năm 2018.

Tuy nhiên trên thực tế, trong các tháng đầu năm, nhu cầu sử dụng điện toàn miền Bắc và hệ thống điện quốc gia tăng trưởng trên 11%, nên dự kiến vào thời điểm nắng nóng tăng trưởng điện có thể lên tới 13%.

Ông Trung cho hay nhu cầu sử dụng điện của miền Bắc khoảng 25.000MW. Với mức tăng trưởng 10%, mỗi năm chúng ta cần thêm công suất tương đương Nhà máy thủy điện Sơn La - là thách thức không nhỏ của ngành điện.

Do đó, các giải pháp để đảm bảo cung ứng điện đưa ra, đó là chủ động tích nước, để dành nước trong các hồ để sử dụng vào lúc cần thiết là nắng nóng nhất. Lãnh đạo A0 nói đến hôm nay đã trữ nước được một lượng có thể phát 11 tỉ kWh điện, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ trữ được 7 tỉ kWh; làm việc với các bộ ngành, địa phương để tiết kiệm 1 tỉ m3 nước.

Ngoài ra, A0 cũng lên kịch bản phát nguồn điện đắt tiền nhất là nhà máy điện chạy dầu DO và FO. Đồng thời, EVN cũng thương thảo và ký hợp đồng với bên cung cấp khí, chạy nguồn khí LNG ở nhà máy Đông Nam Bộ vào 15-4, nhằm bổ sung nguồn điện.

Ngoài ra, với nguồn điện than và điện khí, EVN và các doanh nghiệp cũng đã chuẩn bị tối đa nhiên liệu. Thêm nữa là việc rà soát các thủy điện nhỏ (có tổng công suất gần 5.000MW với gần 300 nhà máy)...

A0 cũng sẽ tính toán truyền tải tối đa lượng điện từ miền Trung, miền Nam ra miền Bắc, đáp ứng cho miền Bắc. Việc sửa chữa sẽ dịch chuyển sang thời gian khác; tính toán nhu cầu phụ tải để tiết kiệm điện, đem lại hiệu quả tốt nhất cho nền kinh tế.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Thế Hữu – Phó Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho biết, qua báo cáo của A0, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), tình hình cung cấp điện trong năm 2024, nhất là mùa khô ở miền Bắc được dự báo gặp rất nhiều khó khăn do không có nhiều nguồn điện bổ sung, diễn biến thời tiết khắc nghiệt, trong khi đó phụ tải tăng trưởng khá cao.

Ở góc độ vĩ mô, ông Võ Quang Lâm – Phó Tổng giám đốc EVN cho rằng, việc sử dụng năng lượng nói chung và điện ở Việt Nam chưa thực sự hiệu quả. Qua đánh giá cả giai đoạn từ năm 2019-2021, mức độ chúng ta sử dụng điện để làm ra đơn vị sản phẩm GDP cao hơn các nước xung quanh rất nhiều. Đơn cử năm 2020, để sản xuất ra 1.000 USD GDP, phải sử dụng đến 376kg dầu quy đổi; trong khi các nước trung bình vào khoảng 176 kg dầu quy đổi. Các nước đang phát triển như Nhật Bản chỉ dùng 90kg dầu và Singapore dùng 99kg dầu. Như vậy, so với các nước sử dụng năng lượng để làm ra đơn vị sản phẩm GDP thì Việt Nam đang cao hơn từ 2-3 lần.

Để đảm bảo cấp điện, EVN tập trung vào 3 lĩnh vực chính: Nâng cao chất lượng công tác quản lý kỹ thuật và vận hành hệ thống điện, bao gồm cả nhà máy điện, đường dây truyền tải phân phối điện. Tập trung đảm bảo tiến độ các công trình đầu tư xây dựng, đặc biệt các hệ thống lưới điện để giải tỏa công suất. Tăng cường khả năng đấu nối các khu vực, các trung tâm năng lượng, cũng như tăng cường nhập khẩu các nước xung quanh. Đặc biệt, triển khai mạnh các chương trình quản lý phía nhu cầu điện hay còn gọi là chương trình quản lý phụ tải.

Nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện

Ông Nguyễn Quốc Trung - Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia
Ông Nguyễn Quốc Trung - Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia.

Theo ông Nguyễn Thế Hữu, để đáp ứng nhu cầu điện năng trong năm 2024, ngay từ cuối năm 2023, Thủ tướng Chính phủ cũng như lãnh đạo Bộ Công Thương đã chỉ đạo các cơ quan triển khai rất nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện. Trong đó, căn cứ đề xuất của EVN, Bộ Công Thương cũng đã phê duyệt kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2024, kế hoạch cung cấp than, khí cho sản xuất.

Riêng với mùa khô năm 2024, các năm trước không có nhưng năm nay Bộ đã phê duyệt kế hoạch cung ứng điện riêng cho các tháng cao điểm mùa khô. Tại các kế hoạch nêu trên, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị cơ quan liên quan triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện.

Thời gian qua, không chỉ Cục Điều tiết điện lực, lãnh đạo của các cục vụ liên quan cũng trực tiếp làm trưởng đoàn đi kiểm tra tình hình cung ứng điện mùa khô ở các đơn vị phát điện, truyền tải phân phối điện kể cả trong và ngoài Tập đoàn EVN. Bên cạnh đó, cũng ghi nhận bản thân EVN cũng tự tổ chức các đoàn đi làm việc với các đơn vị trực thuộc.

Qua làm việc với các đơn vị điện lực, có thể thấy rằng, các đơn vị đã tích cực triển khai các giải pháp theo chỉ đạo của Bộ Công Thương. Việc đảm bảo than cho các nhà máy điện trong và ngoài EVN đã được thực hiện tốt. Các đơn vị phát điện truyền tải, phân phối điện cũng đã tích cực rà soát các thiết bị máy móc, chủ động khắc phục các khiếm khuyết khi phát ra, tăng cường kiểm tra hành lang tuyến đường dây để hạn chế thấp nhất các sự cố. Các đơn vị điện lực có nhiều nỗ lực đưa các công trình lưới điện vào vận hành theo đúng tiến độ đề ra. Điều quan trọng, các công ty, tổng công ty đều đã chủ động báo cáo với UBND tỉnh, thành phố Trung ương, các Sở Công Thương có tiếp xúc với khách hàng để triển khai các chương trình tiết kiệm điện theo Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ về công tác tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025.

Chia sẻ kỹ hơn về các giải pháp đảm bảo cấp điện năm 2024, nhất là trong mùa khô, ông Nguyễn Quốc Trung cho biết, đối với thuỷ điện, A0 đã có chiến lược tích nước trong các hồ, để dành nước trong các hồ thuỷ điện để sử dụng vào những lúc cần thiết. Tính đến nay, đã trữ nước trong các hồ thuỷ điện cỡ 11 tỷ kWh điện. Hiện công tác đảm bảo điện được đảm bảo nhưng dự báo đến tháng 5, 6, 7 nhu cầu sử dụng điện tăng khách quan, nên phải có đáp ứng cho phù hợp. Bên cạnh giữ nước hồ thuỷ điện, dưới sự chỉ đạo hỗ trợ của Bộ Công Thương, EVN, A0 làm việc với các địa phương tăng cường các biện pháp tiết kiệm nước, vừa cung cấp nước tối đa cho hạ du nhưng đảm bảo nước cho phát điện.

Đối với các nhiên liệu khác, A0 đã lên kịch bản phát nguồn điện đắt tiền nhất là nhà máy chạy dầu FO, DO. Năm nay, EVN chỉ đưa nguồn năng lượng mới vào vận hành đó là nguồn khí hoá lỏng LNG. Hiện EVN đang thương thảo và ký hợp đồng với bên cung cấp khí, để có khả năng chạy nguồn khí LNG ở nhà máy Đông Nam bộ vào ngày 15/4.

Đối với nguồn nhiệt điện than, tua bin khí, bản thân EVN cũng như các đơn vị ngoài ngành với sự chỉ đạo sát sao của Bộ Công Thương và Cục Điều tiết điện lực đã rà soát, chuẩn bị vật tư dự phòng làm sao tận dụng tối đa cả về nhiên liệu than lẫn nhiệm vụ khả dụng của các tổ máy. Hiện nguồn than chiếm 50% sản lượng, nếu có vấn đề gì cũng rất ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, A0 cũng phối hợp tới EVNNPC để rà soát các thuỷ điện nhỏ để dịch chuyển giờ cao điểm làm sao phát đúng giờ khách hàng sử dụng điện nhiều nhất (từ 21h-23h). Mặc dù công suất nhỏ nhưng tổng công suất của khoảng 300 nhà máy thuỷ điện nhỏ khu vực miền Bắc cũng lên tới 5.000 MWh. Đồng thời phối hợp, tính toán nhu cầu phụ tải để EVNNPC làm việc với các khách hàng về chương trình điều chỉnh phụ tải, vận động sử dụng điện đúng lúc, đúng chỗ, tiết kiệm điện.

Đồng thời phối hợp với Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia chuyển tải tối đa lượng điện từ miền Trung ra miền Bắc, trong bối cảnh có 2 đường dây 500 KV; tư vấn các nhà máy điện không sửa chữa tổ máy trong tháng 5, 6, 7 này, kể cả ở miền Trung, miền Nam.

Ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc EVN cũng cho biết giai đoạn 2019-2021, mức độ sử dụng điện để làm ra đơn vị sản phẩm GDP ở Việt Nam cao hơn các nước xung quanh rất nhiều.

Ví dụ, năm 2020, để sản xuất ra 1.000 USD GDP, Việt Nam phải sử dụng đến 376 kg dầu quy đổi. Các nước trung bình chỉ tốn khoảng 176 kg dầu quy đổi. Các nước đang phát triển như Nhật Bản chỉ dùng 90 kg dầu và Singapore dùng 99 kg dầu.

"Như vậy, so với các nước sử dụng năng lượng để làm ra đơn vị sản phẩm GDP thì Việt Nam đang cao hơn 2-3 lần. Về hệ số đàn hồi (hệ số co giãn giữa tăng trưởng điện và tăng trưởng GDP ở Việt Nam) bình quân các năm 2017-2021 đều hơn 1,2 lần, trong khi các nước phát triển hệ số này là dưới 1", ông nói.

Theo ông, sau 10 năm vận hành hệ thống điện thì giờ cao điểm đã có sự chuyển dịch, khung giờ cao điểm 9-11h đã chuyển sang 13h-15h30 và thêm giờ cao điểm vào 21-23h.

Do đó, lãnh đạo EVN mong muốn các khách hàng sử dụng điện xem xét những dây chuyền sản xuất, thành phần có thể dịch chuyển được thì dịch chuyển khỏi giờ cao điểm để đảm bảo tốt hơn việc cung ứng điện.

Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Miền Bắc có thể thiếu ít nhất 1.200 MW, Bộ Công Thương tính kế ứng phó Miền Bắc có thể thiếu ít nhất 1.200 MW, Bộ Công Thương tính kế ứng phó
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá vàng tăng như vũ bão, nhiều nhà đầu tư đổ xô bán chốt lời

Giá vàng tăng như vũ bão, nhiều nhà đầu tư đổ xô bán chốt lời

Sáng nay (27/4), vàng miếng SJC vượt mốc lịch sử lên 85,2 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn lên hơn 76 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.
Giá vàng SJC “lên đồng” vượt 85 triệu đồng/lượng, cách nào ghìm cương?

Giá vàng SJC “lên đồng” vượt 85 triệu đồng/lượng, cách nào ghìm cương?

Giá vàng trong nước liên tục "tăng nóng", thời điểm hiện tại giá vàng SJC đã vượt 85 triệu đồng/lượng, các chuyên gia cho rằng cần có giải pháp "ghìm cương con ngựa bất kham".
Khó hy vọng chung cư ở Hà Nội giảm giá trở lại

Khó hy vọng chung cư ở Hà Nội giảm giá trở lại

Các chuyên gia cho rằng, khó hy vọng chung cư ở Hà Nội giảm giá trở lại vì sự đổ vỡ của thị trường thời gian qua, nhà đầu tư gặp khủng hoảng thừa tiền, cũng như lãi suất cho vay mua nhà giảm.
Tiệm vàng ngưng bán vẫn có thể bị kiểm tra, xử lý

Tiệm vàng ngưng bán vẫn có thể bị kiểm tra, xử lý

“Doanh nghiệp đang kinh doanh hay đóng cửa tạm ngừng bán cũng có thể bị kiểm tra”, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP HCM Nguyễn Quang Huy cho biết.
Giá cà phê tăng như vũ bão, lái buôn lùng sục vét sạch cây giống ở các vườn ươm

Giá cà phê tăng như vũ bão, lái buôn lùng sục vét sạch cây giống ở các vườn ươm

Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước và thế giới tiếp tục tăng lên mức kỷ lục mới. Giá cà phê tăng cao, người dân tích cực tái canh nên nguồn cung cây giống cà phê trở nên khan hiếm.
Ngày mai (25/4) tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày mai (25/4) tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC, khối lượng chào thầu vẫn là 16.800 lượng, giá tham chiếu là 82,3 triệu đồng/lượng.
Chuyên gia hiến kế để vàng đấu thầu thoát ế

Chuyên gia hiến kế để vàng đấu thầu thoát ế

Sau phiên đấu thầu vàng đầu tiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng, còn số lượng "ế" lên đến 13.400 lượng. Các chuyên gia cho rằng cần thêm nhiều phiên đấu thầu vàng và Ngân hàng Nhà nước cần xem xét, điều chỉnh giảm mạnh lượng vàng yêu cầu mua tối thiểu.
Vĩnh Phúc phát hiện cơ sở kinh doanh vàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng

Vĩnh Phúc phát hiện cơ sở kinh doanh vàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng

Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quân đồng loạt kiểm tra các cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn.
Giải mã nguyên nhân vé máy bay nội địa đắt đỏ và khan hiếm

Giải mã nguyên nhân vé máy bay nội địa đắt đỏ và khan hiếm

Hiện tại, nhiều chặng bay dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 sắp tới đã kín chỗ. Ở những chặng bay còn vé, giá vẫn ở mức cao, thậm chí có thời điểm giá vé máy bay nội địa ngang với giá tour đi nước ngoài.
Khó xác định hành vi thổi giá chung cư

Khó xác định hành vi thổi giá chung cư

Trước việc tăng giá nóng của thị trường chung cư, Bộ Xây dựng đã yêu cầu Hà Nội xử lý hành vi thổi giá, làm giá, đầu cơ, tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng khó có thể xác định và xử lý.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động