Hội nghị kết nối tiêu thụ cam sành Hàm Yên năm 2023

Mới đây, tại Hà Nội, Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang và UBND huyện Hàm Yên phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 - Cục Công Thương địa phương đã tổ chức “Hội nghị kết nối tiêu thụ cam sành Hàm Yên năm 2023”.
Cam Sành Hàm Yên có gì đặc biệt Cam sành, quýt đường núi lửa - mang vị ngọt của thiên nhiên Cam sành 4.000 đồng/kg vẫn ế, lá cây wasabi có giá tới 200.000 đồng/kg
Hội nghị kết nối tiêu thụ cam sành Hàm Yên năm 2023
Ông Lộc Kim Liễn- Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Lộc Kim Liễn- Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang cho hay: Tuyên Quang có nền văn hoá phong phú cùng nhiều sản vật, trong đó, cam Hàm Yên là đặc sản nổi tiếng. Với sự quan tâm mạnh mẽ của các cấp chính quyền, những năm gần đây, cam sành Hàm Yên phát triển mạnh mẽ, trở thành cây trồng chủ lực, nâng cao thu nhập cho bà con.

Nhận thức vai trò quan trọng của cây cam trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, UBND huyện Hàm Yên đã tăng cường vận động mở rộng diện tích, trồng theo quy mô hàng hoá và theo tiêu chuẩn cao như VietGap, hữu cơ. Địa phương cũng trồng các giống cam mới và phát triển các sản phẩm từ cam như cam sấy, tinh dầu cam.

Cam Hàm Yên hiện đã được tiêu thụ rộng rãi trên cả nước và trong hệ thống siêu thị lớn như Vinmart, Coop mart… Tuy nhiên những năm qua, do yếu tố thời tiết và sự phụ thuộc vào thương lái, giá bán cam không ổn định. Bên cạnh đó, cây cam được trồng trên núi cao nên khó khăn trong chăm sóc, thu hái và thu hút đầu tư; công tác xúc tiến thương mại còn hạn chế, do vậy việc tìm kiếm đầu ra cho trái cam còn nhiều khó khăn.

“Từ những hạn chế đó, Hội nghị ngày hôm nay được Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang phối hợp với các đơn vị tổ chức nhằm lắng nghe chia sẻ từ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và cùng tìm ra các giải pháp tháo gỡ nhằm mở rộng hơn nữa đầu ra cho trái cam Hàm Yên”, ông Lộc Kim Liễn cho hay.

Hội nghị kết nối tiêu thụ cam sành Hàm Yên năm 2023

Thông tin thêm về diện tích, sản lượng cam Hàm Yên, ông Đỗ Văn Hoà- Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Yên, cho biết: Hàm Yên quy hoạch phát triển vùng cam bền vững. Năm 2023 diện tích cam toàn huyện có 5.100ha, trong đó 4.710ha cho sản phẩm, trong đó cam sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap 1.251,3 ha, diện tích cam chuyển đổi hữu cơ 15,8 ha; sản lượng đạt 75.000 tấn quả; nhiều trang trại cam với quy mô lớn đã được hình thành và phát triển trên địa bàn huyện; tổng thu nhập từ cam đạt khoảng 100 tỷ đồng/năm. Cam Hàm Yên được nhiều khách hàng tin dùng.

Để duy trì diện tích và nâng cao thu nhập cho các hộ trồng cam, UBND tỉnh Hàm Yên có nhiều giải pháp cơ cấu lại diện tích vườn cam, khuyến khích người nông dân áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, do đó đã cải thiện được mẫu mã và năng suất sản phẩm cao.

Dù vậy, hiện trạng phát triển cây cam trên địa bàn huyện vẫn còn hạn chế, nhất là trong tiêu thụ trái cam tươi. Cam chính vụ bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến cuối tháng 1 năm sau, sản lượng lớn khó bán, giá bán thấp, tiêu thụ cam hiện vẫn phụ thuộc vào thương lái ảnh hưởng đến thu nhập của người dân vùng trồng, doanh thu của doanh nghiệp.

“Huyện Hàm Yên cam kết đảm bảo đủ sản lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến kết nối giao thương, tiêu thụ cam”, ông Đỗ Văn Hoà nhấn mạnh.

Hội nghị kết nối tiêu thụ cam sành Hàm Yên năm 2023

Để vùng cam Hàm Yên phát huy tốt tiềm năng, tại sự kiện, ông Đặng Quang Thiện- Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 (Trung tâm 1), Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương, đề nghị: Chuyển đổi số đang tạo ra sự thay đổi quan trọng trong chuỗi cung ứng, để tồn tại và phát triển, UBND huyện Hàm Yên cần tiến hành chuyển đổi số thương hiệu cam Hàm Yên để quảng bá trên nên tảng số, tăng độ lan toả của đặc sản này.

“Liên minh xúc tiến ACTONE Global phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, cơ quan trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang để tư vấn hỗ trợ, mở các điểm bán hàng tại thị trường trong và ngoài nước”, lãnh đạo Trung tâm 1 cũng đề nghị.

Hội nghị kết nối tiêu thụ cam sành Hàm Yên năm 2023
Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang).

Bên cạnh đó, UBND huyện Hàm Yên và các ban ngành tiếp tục xác định chiến lược quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất công nghiệp và nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, tập trung sản xuất hàng hoá với quy mô lớn.

Ngoài ra, UBND tỉnh Tuyên Quang, UBND huyên Hàm Yên tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, quy trình sản xuất mới, nâng cao năng suất chất lượng, xây dựng thương hiệu, đổi mới đóng gói tem nhãn, nâng cao giá trị kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho các cơ sở công nghiệp nông thôn; coi trọng, tìm kiếm và mở rộng thị trường cho hàng hoá thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại. Đồng thời, xây dựng chuỗi liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, không chỉ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang mà trên địa bàn cả nước, tiến tới xuất khẩu.

Hội nghị kết nối tiêu thụ cam sành Hàm Yên năm 2023
Liên minh xúc tiến ACTONE Global ký kết tài trợ gói 50 mã miễn phí vĩnh viễn tạo tài khoản kênh tự động làm AI video cho Trung tâm Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang).

Bà Nguyễn Thị Tĩnh- Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp xanh Yên Lâm cho hay: Trên địa bàn huyện Hàm Yên, cam Vinh hiện có giá khoảng 12.000 đồng/kg, cam sành khoảng 15.000 đồng/kg. Sản phẩm của Yên Lâm cũng như nhiều hợp tác xã khác chủ yếu tiêu thụ cho thương lái, tính chủ động không cao. “Chúng tôi mong muốn các cấp chính quyền, tổ chức xúc tiến thương mại hỗ trợ kết nối tiêu thụ cho bà con, tránh cảnh được mùa mất giá”, đại diện Hợp tác xã Yên Lâm nói.

Trời lạnh rồi, ghé ngay 6 quán bánh đúc nóng Trời lạnh rồi, ghé ngay 6 quán bánh đúc nóng "siêu hấp dẫn" ở Hà Nội
Top 5 địa chỉ bán bánh phô mai ngon cho các tín đồ mê ẩm thực ở Hà Nội Top 5 địa chỉ bán bánh phô mai ngon cho các tín đồ mê ẩm thực ở Hà Nội
Bật mí địa chỉ 5 quán bánh cuốn ngon ở Hà Nội Bật mí địa chỉ 5 quán bánh cuốn ngon ở Hà Nội
6 quán sữa đậu nành ngon và nổi tiếng ở Đà Lạt 6 quán sữa đậu nành ngon và nổi tiếng ở Đà Lạt
Tiệm mì ngon - độc - lạ ở Đà Lạt: Chỉ bán 4 ngày/tuần, mỗi ngày 80 bát Tiệm mì ngon - độc - lạ ở Đà Lạt: Chỉ bán 4 ngày/tuần, mỗi ngày 80 bát
Bắc Ninh phát triển đa dạng các sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch Bắc Ninh phát triển đa dạng các sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch
Bình Yên

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất cùng kỳ trong 3 năm trở lại đây, cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng tỷ đô.
Từ 1/7: Quy định mới về cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Từ 1/7: Quy định mới về cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 40/2025/TT-BCT, quy định cụ thể về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ đối với thương nhân xuất khẩu. Quy định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, nhằm đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước và thực thi đầy đủ các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Trước làn sóng biến động phức tạp của thị trường gạo thế giới, khi giá cả chịu ảnh hưởng đồng thời từ cung vượt cầu, tỷ giá đồng tiền và chính sách điều tiết nội địa, bài toán cạnh tranh không còn đơn thuần là giá bán, mà đã nâng lên thành cuộc đua về thương hiệu quốc gia. Trong cuộc chơi ấy, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ – ba cường quốc gạo lớn nhất thế giới – đang chọn những con đường khác nhau để trụ vững.
Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Vải thiều Bắc Giang lần đầu tiên có mặt trong chuỗi bán lẻ lớn hàng đầu nước Mỹ – Costco – đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược đưa nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Thành công này là kết quả của sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu và hệ thống phân phối toàn cầu, tạo nên hình mẫu lý tưởng cho việc xây dựng thương hiệu nông sản.
Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Dù thuế quan đã dần được xóa bỏ trong nội khối ASEAN, các rào cản phi thuế quan vẫn âm thầm cản bước doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ. Giải quyết bài toán này là chìa khóa để ASEAN tiến tới một cộng đồng kinh tế thật sự sâu rộng.
Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Nhu cầu tăng cao đối với nông sản sạch và minh bạch đang mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản về công nghệ, tiêu chuẩn, thương hiệu và nâng cấp toàn chuỗi giá trị.
Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Ngành dệt may Việt Nam cần chuyển từ thụ động sang chủ động xây dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ và nâng chuẩn sản xuất để khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Từ năm 2026, cà phê và cao su Việt Nam muốn tiếp cận thị trường EU buộc phải truy xuất nguồn gốc bằng tọa độ đa giác. Đây không chỉ là yêu cầu pháp lý bắt buộc mà còn là cơ hội để khẳng định uy tín và chuẩn hóa chuỗi cung ứng nông sản theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Việc Việt Nam và Trung Quốc ký kết hai nghị định thư xuất khẩu chanh leo và ớt tươi đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho nông sản Việt khi bước vào sân chơi minh bạch, bền vững và hội nhập. Trong đó, cơ chế hậu kiểm được xem như "tấm vé" bắt buộc giúp duy trì uy tín, nâng cao giá trị thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thị trường Nhật Bản khắt khe nhưng giàu tiềm năng đang mở ra hướng đi mới cho hàng Việt thông qua thương mại điện tử. Với tốc độ tăng trưởng mạnh, kênh online có thể trở thành “cửa ngách” hiệu quả giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng Nhật.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động