Chiến thắng 30/4/1975 là trang sử hào hùng, mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Chiến thắng 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đó là biểu tượng sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đỉnh cao của khí phách và trí tuệ của con người Việt Nam.
47 Năm Ngày thống nhất đất nước: Nhớ về những quyết định tỏa sáng tinh thần 'Lấy chí nhân thay cường bạo' Hấp dẫn giải bóng chuyền chào mừng ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Măng Đen- Kon Tum: Nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn dịp lễ giỗ Tổ Hùng Vương, Giải phóng miền Nam và Quốc tế lao động
Xe tăng quân giải phóng tiến vào sân Dinh Độc Lập sáng 30/4/1975 - Ảnh tư liệu
Xe tăng quân giải phóng tiến vào sân Dinh Độc Lập sáng 30/4/1975 - Ảnh tư liệu

Đúng như Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội toàn quốc lần thứ IV khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ 20, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, chấm dứt 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ và chính quyền ngụy Sài Gòn. Để đi đến thắng lợi cuối cùng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã phải đối phó lần lượt với các kế hoạch chiến lược của đế quốc Mỹ, chính quyền ngụy Sài Gòn và qua 5 giai đoạn.

Giai đoạn 1 - Từ tháng 7/1954 đến hết năm 1960, ta tập trung đấu tranh giữ gìn lực lượng, chuyển dần sang thế tiến công, làm thất bại bước đầu phương thức chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ.

Giai đoạn 2 - Từ đầu năm 1961 đến giữa năm 1965, ta giữ vững và phát triển thế tiến công, đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

Giai đoạn 3 - Từ giữa năm 1965 đến hết năm 1968, Đảng phát động toàn dân chống Mỹ cứu nước, đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân lần thứ nhất ở miền Bắc.

Giai đoạn 4 - Từ năm 1969 đến năm 1973, quân và dân ta phát huy sức mạnh chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia, làm thất bại một bước chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đánh bại chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân lần thứ hai ở miền Bắc, tạo thế mạnh trong đàm phán.

Giai đoạn 5 - Từ cuối năm 1973 đến ngày 30/4/1975 là giai đoạn tạo thế và lực mới, tạo thời cơ, kiên quyết tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau khi ký Hiệp định Paris (27/1/1973), mặc dù phải rút quân về nước nhưng Mỹ tiếp tục nuôi âm mưu dùng chính quyền ngụy Sài Gòn làm công cụ để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Mỹ tăng cường viện trợ cho chính quyền ngụy Sài Gòn để lấn đất, giành dân, thực hiện các hoạt động ngoại giao xảo quyệt để ngăn chặn sự phát triển của cách mạng miền Nam. Đến tháng 5/1973, xu thế chống phá Hiệp định Paris của địch ngày càng tăng.

Quân đội Sài Gòn điên cuồng đánh phá hòng xóa bỏ vùng giải phóng của ta, đẩy lùi lực lượng cách mạng. Tháng 7/1973, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 đã khẳng định, cách mạng miền Nam muốn giành được thắng lợi vẫn là con đường bạo lực để giành chính quyền. Nửa cuối năm 1974, cuộc chiến tranh của quân và dân ta ở miền Nam chống lại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đã giành những thắng lợi cơ bản. Ta càng mạnh lên, ngụy càng suy yếu rõ rệt.

Tháng 7/1974, Trung ương Đảng chỉ đạo Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976, nếu thời cơ đến sẽ giải phóng trong năm 1975. Với những thắng lợi trên toàn miền, nhất là của miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là chiến thắng Phước Long cuối năm 1974 đầu năm 1975 càng cho thấy thực tế suy yếu của chính quyền ngụy Sài Gòn và khả năng Mỹ khó có thể quay trở lại miền Nam.

Đảng ta nhận định thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đến và quyết định đẩy nhanh thực hiện kế hoạch đã đề ra. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 bắt đầu từ ngày 4/3/1975 bằng ba đòn chiến lược: Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn - Gia Định kết thúc vào ngày 30/4/1975. Qua gần 2 tháng chiến đấu với sức mạnh áp đảo, quân và dân ta đã toàn thắng, thu non sông về một mối.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Quân ủy Trung ương duyệt phương án tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Quân ủy Trung ương duyệt phương án tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu

Đại thắng Mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và xóa bỏ ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Đó là kết tinh của của sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng; truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân dân Việt Nam; là sự kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Nguyên nhân của thắng lợi vĩ đại này, trước hết là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu với đường lối cách mạng và phương pháp độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo. Đó là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền nhằm một mục tiêu chung giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; kết hợp sức mạnh của lực lượng chính trị quần chúng với sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân, đấu tranh chính trị, ngoại giao với đấu tranh quân sự; nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công; thực hành chiến lược tổng hợp để giành thắng lợi.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là sự toàn thắng của trí tuệ, bản lĩnh của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, con người Việt Nam được thể hiện ở một tầm cao và chiều sâu mới của bản sắc tâm hồn, cốt cách văn hóa Việt Nam, là những con người được tạo thành từ tố chất mới hòa quyện dân tộc và giai cấp, truyền thống và hiện đại, kết tinh những gì tốt đẹp nhất trong phẩm chất hàng ngàn năm của dân tộc thành những giá trị tinh thần của nhân cách Việt Nam. Từ sức mạnh từng con người, chuyển thành sức mạnh tổng hợp, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, sức mạnh của chiến tranh nhân dân vô địch.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thể hiện đỉnh cao của khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam, góp phần làm phong phú kho tàng lý luận quân sự chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết quả tổng hợp của thời cơ cách mạng, sự phát triển có tính chất bước ngoặt về thế và lực của cách mạng Việt Nam, sự hội tụ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa để làm nên một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của lịch sử dân tộc.

Trong cuộc kháng chiến cứu nước, lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng đã phát triển lớn mạnh cả ba thứ quân, chiến đấu quả cảm, dám đánh, biết đánh và quyết thắng, lập bao chiến công hiển hách, xứng đáng với vai trò nòng cốt quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến. Sát cánh cùng các lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến đã dũng cảm, kiên cường phục vụ chiến đấu và chiến đấu, góp phần quan trọng vào chiến thắng.

Trong những năm tháng kháng chiến trường kỳ vì miền Nam ruột thịt, quân và dân miền Bắc vừa xây dựng vừa chiến đấu bảo vệ miền Bắc XHCN, đồng thời sẵn sàng chi viện, đáp ứng mọi nhu cầu của tiền tuyến. Ở miền Nam – Thành đồng Tổ quốc, dù phải chịu sự đàn áp dã man, tàn bạo của địch, nhưng với ý chí quật cường, bất khuất, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo miền Nam một lòng, một dạ đi theo cách mạng, tin tưởng sắt đá vào sự lãnh đạo của Đảng, của Hồ Chủ tịch, vào sự nghiệp thống nhất đất nước, anh dũng chiến đấu, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Hướng về Tổ quốc, người Việt Nam sinh sống và học tập ở nước ngoài đã hưởng ứng, ủng hộ, tiếp sức cùng đồng bào, chiến sỹ ở trong nước tham gia cuộc kháng chiến bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sáng ngời chính nghĩa của nhân dân ta đã phát huy được sức mạnh đoàn kết liên minh với nhân dân Lào, nhân dân Campuchia cùng chiến đấu chống kẻ thù chung trên cả ba nước, đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ sâu rộng của các nước anh em và bầu bạn, của các lực lượng hòa bình và tiến bộ trên thế giới, dấy lên phong trào phản đối chiến tranh trong nhân dân và thanh niên nhiều nước, góp phần làm suy sụp tinh thần đội quân xâm lược, tạo nên sức mạnh tổng hợp của thời đại chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực xâm lược.

Nhân dân chào đón quân giải phóng tiến vào Sài Gòn. Ảnh tư liệu
Nhân dân chào đón quân giải phóng tiến vào Sài Gòn. Ảnh tư liệu

Có được thành quả to lớn của đất nước hôm nay là do sự đóng góp của mọi người dân Việt Nam yêu nước, yêu giống nòi, trong và ngoài nước. Để tiếp tục bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, hơn bao giờ hết, lúc này, mỗi người Việt Nam phải làm tốt nghĩa vụ với non sông, đất nước, tự nguyện đứng vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chung sức, chung lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không phân biệt quá khứ và vượt lên trên những khác biệt về dân tộc, tôn giáo, hoàn cảnh kinh tế và cả những nhận thức, ý kiến còn khác nhau…

Phát huy truyền thống đoàn kết, đùm bọc nhau hướng về Tổ quốc, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hãy tiếp tục đoàn kết, giúp đỡ nhau, xây dựng một cộng đồng có vai trò tích cực ở các nước sở tại, đồng thời làm cầu nối các nước với nước ta; luôn hướng về cội nguồn, giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, nêu cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, góp phần xây dựng quê hương đất nước.

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tiếp tục phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát huy dân chủ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, tạo bước tiến mới toàn diện về chất lượng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; thực hiện tốt các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội.

Chúng ta thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Dựng nước phải đi đôi với giữ nước, trong khi coi trọng nhiệm vụ trung tâm xây dựng và phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ với củng cố, tăng cường quốc phòng an ninh. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta quyết tâm xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện, bảo vệ vững chắc chế độ XHCN, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, duy trì trật tự kỷ cương, an toàn xã hội; ngăn ngừa; đẩy lùi, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước mỗi chúng ta hãy ra sức giữ gìn, phát huy truyền thống yêu nước và những giá trị bền vững của văn hóa Việt Nam vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Hồn thiêng sông núi đã và đang thôi thúc chúng ta quyết chí vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giữ vững mục tiêu cao đẹp và niềm tin sắt đá để xây dựng đất nước ta ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, thỏa lòng mong ước của Bác Hồ kính yêu.

Những bài ca sống mãi cùng tháng 4 lịch sử Những bài ca sống mãi cùng tháng 4 lịch sử
30/4 - Nghĩ về lẽ phải, công lý, đoàn kết, hòa bình và thịnh vượng 30/4 - Nghĩ về lẽ phải, công lý, đoàn kết, hòa bình và thịnh vượng
Pháo hoa rực sáng bầu trời TPHCM chào mừng 47 năm thống nhất đất nước Pháo hoa rực sáng bầu trời TPHCM chào mừng 47 năm thống nhất đất nước
Ngọc Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng năm 2023 đạt gần 3,15 triệu tấn, tương đương gần 1,11 tỷ USD, tăng 9,2% về khối lượng, tăng 1,5% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

8 tháng năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt gần 5,79 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2023 cả nước xuất khẩu trên 5,81 triệu tấn gạo, tương đương trên 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về khối lượng, tăng 35,7% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Theo số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt 12 nghìn tấn, trị giá 22 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 21,3% về trị giá so với tháng 7/2023.
Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Đó là nội dung tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 vừa được Chính phủ ban hành.
Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,3 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới.
Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bộ Công Thương đã có Thông báo số 78/TB-PVTM về việc ban hành bản câu hỏi điều tra chính thức dành cho nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động