4 trường hợp phải ra ngân hàng nếu chuyển khoản trên 10 triệu đồng từ hôm nay

Từ hôm nay (1/7), các giao dịch chuyển khoản từ 10 triệu đồng/lần hoặc 20 triệu đồng/ngày đều phải xác thực sinh trắc học. Quy định này nhằm giảm thiểu thiệt hại trong các vụ lừa đảo chuyển tiền trên tài khoản.
Ngân hàng Nhà nước hút về 25.000 tỉ đồng, lãi suất tiết kiệm tiếp tục tăng Những lưu ý khi cài đặt xác thực khuôn mặt trên ứng dụng ngân hàng Vì sao các ngân hàng tích cực đẩy vốn ra thị trường?
Nhân viên ngân hàng hướng dẫn  hướng dẫn khách hàng sử dụng app ngân hàng điện tử. Ảnh: Phạm Hùng
Nhân viên ngân hàng hướng dẫn khách hàng sử dụng app ngân hàng điện tử. Ảnh: Phạm Hùng

4 trường hợp bắt buộc phải ra ngân hàng

Quyết định 2345/QĐ-NHNN (Quyết định 2345) nhằm triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7.

Theo quyết định này, giao dịch của khách hàng, nhất là các giao dịch lớn từ 10 triệu đồng/lần và 20 triệu đồng/ngày, đều buộc phải xác thực sinh trắc học. Ngoài ra, khách hàng nạp tiền vào ví điện tử từ trên 10 triệu đồng hoặc giao dịch liên ngân hàng ra nước ngoài đều phải xác thực với dấu hiệu sinh trắc học được kiểm tra đảm bảo.

Đáng chú ý, theo Quyết định 2345, dữ liệu sinh trắc học mà các ngân hàng thu thập được buộc phải trùng khớp với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip của thẻ căn cước công dân do chính cơ quan công an cấp hoặc xác thực bằng tài khoản định danh điện tử (VNeID) do hệ thống định danh điện tử tạo lập hoặc khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong cơ sở dữ liệu của tổ chức cung ứng dịch vụ đã được kiểm tra, đối chiếu với căn cước công dân gắn chip, VneID.

Như vậy, từ ngày 1/7/2024, các khách hàng buộc phải ra quầy giao dịch tại ngân hàng để thực hiện chuyển tiền trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, khách hàng chưa có căn cước công dân gắn chip, chỉ có chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân cũ.

Thứ hai, khách hàng chưa thể cập nhật sinh trắc học trên app ngân hàng và được xác thực đã hoàn thành do lỗi kỹ thuật từ hệ thống.

Thứ ba, khách hàng đã xác thực thành công dữ liệu sinh trắc học trên app ngân hàng. Nhưng từ sau 1/7, khi thực hiện giao dịch, dữ liệu sinh trắc học khuôn mặt của khách hàng nếu không khớp với dữ liệu trong căn cước công dân gắn chip (do thay đổi một số nét trên khuôn mặt dẫn tới dữ liệu không trùng khớp) tại thời điểm thực hiện giao dịch chuyển tiền, nạp tiền vào ví điện tử hay chuyển tiền liên ngân hàng hoặc thanh toán các giao dịch khác với giá trị lớn, khách hàng cũng buộc phải ra quầy giao dịch.

Thứ tư, trường hợp ách tắc giao dịch trong một số ngày đầu tiên khi Quyết định 2345 chính thức có hiệu lực khiến giao dịch chuyển tiền giá trị lớn bị nghẽn, khách hàng cũng phải ra quầy nếu có nhu cầu.

Ngân hàng Nhà nước cho biết đối với những khách hàng chưa có căn cước công dân gắn chip (có căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân còn thời hạn hiệu lực theo quy định của pháp luật) hoặc khách hàng là người nước ngoài hay khách hàng sử dụng điện thoại không hỗ trợ NFC, để thực hiện giao dịch trực tuyến trên 10 triệu đồng, khách hàng chỉ phải thực hiện đăng ký 1 lần duy nhất thông tin sinh trắc học tại quầy với ngân hàng, sau đó khách hàng có thể thực hiện giao dịch thông qua ứng dụng Mobile Banking/ Internet Banking, không phải ra quầy.

Các ngân hàng cho biết sau mốc ngày 1/7, những khách hàng nào chưa kịp cập nhật dữ liệu sinh trắc học, cần tiếp tục đến quầy giao dịch ngân hàng để được hỗ trợ, áp dụng cho các giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng cho biết từ ngày 1/7 đã ra mắt tính năng cập nhật dữ liệu sinh trắc học trực tuyến thông qua kết nối App-to-App giữa ứng dụng VCB Digibank và ứng dụng VNeID. Với cách này, khách hàng chỉ cần đăng nhập ứng dụng VCB Digibank, lựa chọn "Tài khoản định danh điện tử (VNeID)" và thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình.

"Để thực hiện, khách hàng cần có tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2 và cập nhật ứng dụng VCB Digibank phiên bản mới nhất. Vietcombank là ngân hàng đầu tiên khai thác hệ thống định danh và xác thực điện tử thông qua kết nối trực tiếp giữa ứng dụng VCB Digibank và ứng dụng VneID," đại diện Vietcombank nói.

Giảm thiểu việc chiếm đoạt tài khoản

4 trường hợp phải ra ngân hàng nếu chuyển khoản trên 10 triệu đồng từ hôm nay
Xác thực sinh trắc học giảm thiểu việc chiếm đoạt tài khoản.

Theo NHNN, mục đích ban hành Quyết định 2345 là để hướng tới bảo đảm người giao dịch ngân hàng trực.tuyến là chính chủ nhằm bảo vệ khách hàng, góp phần giảm thiểu tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng, cũng như phòng ngừa những vụ việc cho thuê, mượn, mua bán tài khoản thanh toán, ví điện tử sử dụng cho mục đích bất hợp pháp.

Về bản chất của các giải pháp quy định tại Quyết định số 2345 là kiểm tra thông tin người mở tài khoản khớp với thông tin trên CCCD do Bộ Công an cấp hoặc thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, loại bỏ tài khoản giả, không chính chủ, không hợp pháp. Qua đó, tổ chức tín dụng sẽ nhận biết, xác minh chính xác khách hàng trong quá trình thực hiện giao dịch thanh toán.

Theo thống kê của NHNN, khoảng 70% số lượng giao dịch thanh toán của khách hàng cá nhân tại Việt Nam có giá trị dưới 1 triệu đồng, các giao dịch trên 10 triệu đồng chỉ chiếm khoảng 11% tổng số giao dịch, số người có giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày cũng chưa đến 1%. Do đó, việc xác thực sinh trắc học không ảnh hưởng quá lớn đến các giao dịch thanh toán của người dùng.

SHB và Học viện Ngân hàng hợp tác toàn diện phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao SHB và Học viện Ngân hàng hợp tác toàn diện phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Ngân hàng BIDV: Hợp tác phát triển dịch vụ ngân hàng trên nền tảng cảng biển số Ngân hàng BIDV: Hợp tác phát triển dịch vụ ngân hàng trên nền tảng cảng biển số
4 ngân hàng bán vàng online, người dân vẫn khó mua 4 ngân hàng bán vàng online, người dân vẫn khó mua
Phạm Khải

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vì sao các ngân hàng tích cực đẩy vốn ra thị trường?

Vì sao các ngân hàng tích cực đẩy vốn ra thị trường?

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến tín dụng tính đến ngày 14/6 tăng 3,79%, trong khi mục tiêu cả năm là 15-16%. Để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng như đã đề ra, các ngân hàng tích cực đẩy vốn ra thị trường.
GDP quý II/2024 tăng trưởng tích cực

GDP quý II/2024 tăng trưởng tích cực

GDP quý II/2024 tăng trưởng tích cực, với tốc độ tăng ước đạt 6.93% so với cùng kỳ năm trước.
Những lưu ý khi cài đặt xác thực khuôn mặt trên ứng dụng ngân hàng

Những lưu ý khi cài đặt xác thực khuôn mặt trên ứng dụng ngân hàng

Từ ngày 1/7/2024, chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt và vân tay. Vậy, khi cập nhật dữ liệu sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng cần lưu ý những gì?
Ngân hàng Nhà nước hút về 25.000 tỉ đồng, lãi suất tiết kiệm tiếp tục tăng

Ngân hàng Nhà nước hút về 25.000 tỉ đồng, lãi suất tiết kiệm tiếp tục tăng

Ngày 25/6, Ngân hàng Nhà nước hút về lượng tiền gấp đôi ngày hôm trước, lên đến 25.000 tỉ đồng. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tiếp tục tăng lên.
Tỷ giá USD gần chạm mốc 26.000 đồng

Tỷ giá USD gần chạm mốc 26.000 đồng

Đi ngang trong phiên giao dịch sáng nay nhưng nhờ đà tăng trước đó, tỷ giá USD gần chạm mốc 26.000 đồng.
Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang nhiều thị trường lớn tăng cao

Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang nhiều thị trường lớn tăng cao

Việt Nam tăng xuất khẩu hạt điều sang hầu hết các thị trường, ngoại trừ Ả rập Xê út. Đáng chú ý, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang nhiều thị trường lớn ghi nhận mức tăng cao như: Nga, Trung Quốc, Đức…
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng mạnh về giá trị

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng mạnh về giá trị

Tính đến hết ngày 15/6, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt hơn 862.400 tấn, trị giá 3,04 tỷ USD, giảm hơn 8% về lượng nhưng tăng 38% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Người dân tăng gửi tiền vào ngân hàng, vì sao tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp?

Người dân tăng gửi tiền vào ngân hàng, vì sao tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp?

Tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng đạt 6,676 triệu tỷ đồng, tăng thêm khoảng 39.000 tỷ so với tháng trước đó và cao hơn 2,2% so với cuối năm trước. Vì sao con số tăng trưởng tín dụng mới đạt khoảng hơn 2%?
Bãi bỏ "mức lương cơ sở", mức tham chiếu đóng BHXH được tính thế nào?

Bãi bỏ "mức lương cơ sở", mức tham chiếu đóng BHXH được tính thế nào?

Khi bỏ lương cơ sở, Chính phủ sẽ áp dụng một mức tham chiếu thay thế cho lương cơ sở để tính toán mức đóng các loại bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm xã hội.
Vàng lặng sóng, đầu tư kênh nào dễ sinh lời?

Vàng lặng sóng, đầu tư kênh nào dễ sinh lời?

Khi vàng lặng sóng và nguồn cung bị siết chặt, chứng khoán dù hấp dẫn nhưng không dễ "rót tiền", bất động sản vẫn khó khiến nhiều người cảm thấy bối rối khi chọn kênh đầu tư.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động