Xuất khẩu thủy sản tháng 8 trên đà hồi phục với mức tăng trưởng 20%

Trừ mặt hàng mực, bạch tuộc có doanh số xuất khẩu giảm 15% trong tháng 8, xuất khẩu tất cả các sản phẩm chủ lực khác đều có tăng trưởng 2-3 con số.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 8/2024, xuất khẩu thủy sản tiếp tục đà hồi phục với mức tăng trưởng 20% đạt gần 953 triệu USD. Lũy kế 8 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu thủy sản tháng 8 trên đà hồi phục với mức tăng trưởng 20%
Xuất khẩu thủy sản tháng 8 trên đà hồi phục với mức tăng trưởng 20%

Trừ mặt hàng mực, bạch tuộc có doanh số xuất khẩu giảm 15% trong tháng 8, xuất khẩu tất cả các sản phẩm chủ lực khác đều có tăng trưởng 2-3 con số. Trong đó, xuất khẩu tôm tăng 30%, cá tra tăng 18%, cá ngừ tăng 13% và các loại cá biển khác tăng 12%.

Cụ thể, xuất khẩu tôm tính đến hết tháng 8 đạt gần 2,4 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tôm chân trắng đạt khoảng 1,75 tỷ USD, tăng 8%, xuất khẩu tôm sú vẫn thấp hơn 7% so với cùng kỳ, đạt gần 290 triệu USD. Riêng tôm hùm vẫn giữ đà tăng trưởng tốt trong tháng 8, do vậy kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm cao hơn 140% so với cùng kỳ năm 2023.

Ngoài những thách thức là thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá thì xuất khẩu tôm đang có chiều hướng tích cực, mức tăng trưởng trong những tháng gần đây đều ổn định. Sau Triển lãm thủy sản Vietfish tháng 8 vừa qua, xuất khẩu có thể có tín hiệu tốt hơn. Hơn nữa, dự báo sản lượng tôm toàn cầu năm 2024 giảm cũng sẽ tác động tăng giá tôm.

Dự đoán sản lượng từ Trung Quốc, Ecuador và Ấn Độ đều sẽ giảm trong năm nay, khiến sản lượng toàn cầu giảm khoảng 260.000 tấn (tương đương giảm 5%) xuống còn 4,89 triệu tấn. Mức tiêu thụ tôm bắt đầu tăng ở châu Âu, thị trường Mỹ cũng đã hồi phục nhẹ, mặc dù giá tôm nhập khẩu vào Trung Quốc vẫn thấp, nhưng đó cũng là những dấu hiệu khả quan cho thị trường tôm.

Xuất khẩu thủy sản tháng 8 trên đà hồi phục với mức tăng trưởng 20%
Xuất khẩu tôm tính đến hết tháng 8 đạt gần 2,4 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Với mặt hàng này trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn trì trệ, thì sự hồi phục của thị trường Mỹ là đòn bẩy cho xuất khẩu cá tra tăng trưởng.

Theo đó, xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn giảm 3%. Mỹ vẫn tiếp tục có nhu cầu mua các loài cá thịt trắng theo các chương trình mời thầu của Bộ Nông nghiệp nước này.

Ngày 29/8, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã công bố rằng họ sẽ mua thêm thủy sản, lần này là cá tuyết Thái Bình Dương, còn gọi là cá tuyết, phi lê cá mú và các sản phẩm từ cá da trơn. Bộ này cũng thông báo rằng họ đã trả 6,5 triệu đô la cho 1,5 triệu pound cá da trơn. Việc mua hàng được chia cho năm nhà chế biến tại khu vực Vịnh Mexico của Hoa Kỳ: Alabama Catfish có trụ sở tại Uniontown, Alabama; America's Catch có trụ sở tại Itta Bena, Mississippi; Isola, Mississippi Consolidated Catfish Producers; Heartland Catfish, cũng có trụ sở tại Itta Bena, Mississippi và Magnolia Processing ở Tunica, Mississippi.

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu cá ngừ tính tới cuối tháng 8 đạt 652 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023. Xu hướng chung thị trường vẫn có nhu cầu đối với sản phẩm cá ngừ từ Việt Nam, nhưng những tháng tới xuất khẩu cá ngừ khó giữ được đà tăng trưởng tốt như từ đầu năm tới nay vì thiếu nguyên liệu.

Từ sau khi nghị định 37/2024 có hiệu lực, với quy định kích thước tối thiểu cho cá ngừ vằn là 0,5m, doanh nghiệp gần như không thể mua được cá ngừ theo đúng quy định kích thước đó, do vậy không có đủ nguyên liệu trong nước để sản xuất cá ngừ hộp, cũng như sản phẩm khác xuất khẩu.

Xuất khẩu mực, bạch tuộc bị tác động rõ rệt nhất bởi thẻ vàng IUU, vấn đề làm xác nhận, chứng nhận khai thác cho sản phẩm này gặp nhiều khó khăn, khiến doanh nghiệp không có nguyên liệu đảm bảo đủ giấy tờ xuất khẩu. Do vậy, tính tới cuối tháng 8, xuất khẩu mực bạch tuộc vẫn giảm 2% so với cùng kỳ đạt 402 triệu USD.

Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản sang các thị trường đều có chiều hướng khả quan hơn về mặt nhu cầu cũng như sự hồi phục dần dần về giá. Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức lớn làm hạn chế sự tăng trưởng trong những tháng tới như thẻ vàng IUU, thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá…Do vậy, xuất khẩu thủy sản tới cuối năm 2024 dao động ở mức 9,4-9,5 tỷ USD, tăng gần 6% so với năm 2023.

Kỳ vọng xuất khẩu cá tra giữ được “phong độ” những tháng cuối năm Kỳ vọng xuất khẩu cá tra giữ được “phong độ” những tháng cuối năm
Giá xuất khẩu tôm chân trắng của Việt Nam sang Mỹ tiếp đà tăng Giá xuất khẩu tôm chân trắng của Việt Nam sang Mỹ tiếp đà tăng
Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU gặp khó về nguyên liệu Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU gặp khó về nguyên liệu
Xuất khẩu surimi đối mặt với nhiều thách thức Xuất khẩu surimi đối mặt với nhiều thách thức
VASEP: Thông tin ngành tôm Việt Nam lạm dụng lao động là không đúng sự thật VASEP: Thông tin ngành tôm Việt Nam lạm dụng lao động là không đúng sự thật
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sức bật của nông sản Việt!

Sức bật của nông sản Việt!

Cán cân thương mại ngành nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam 10 tháng năm 2024 ước đạt thặng dư 15,21 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD.
Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Thị trường Liên minh châu Âu (EU) có yêu cầu cao về chất lượng là điểm đến hấp dẫn của ngành tôm nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tôm đạt tiêu chuẩn xuất đi EU không chỉ giúp tăng giá trị sản phẩm mà còn khẳng định vị thế của ngành tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Giá USD ngân hàng tăng mạnh lên 24.250 đồng. Theo chuyên gia, giá USD trong nước tăng chủ yếu do áp lực liên quan đến yếu tố quốc tế.
BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường  và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ban hành Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại (Khung ESMS), đánh dấu một bước đi tiên phong trong việc đồng hành với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đẩy mạnh giao thương toàn cầu và tăng trưởng bền vững.
BIDV: Từng bước hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu

BIDV: Từng bước hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu

Với tầm nhìn trở thành ngân hàng tiên phong cung cấp giải pháp toàn diện và góp phần hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu (XNK), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã bắt tay hợp tác với hai đối tác uy tín trong lĩnh vực công nghệ và logistics.
Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền

Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền

Sau gần 2 tháng tạm ngừng trong bối cảnh áp lực tỷ giá gia tăng, chiều 18/10, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu qua kênh thị trường mở để hút tiền.
Sau chuyển giao bắt buộc, số phận 2 ngân hàng 0 đồng sẽ ra sao?

Sau chuyển giao bắt buộc, số phận 2 ngân hàng 0 đồng sẽ ra sao?

Sau khi chính thức nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng, MB quyết định cử ông Lê Xuân Vũ - thành viên Ban điều hành MB - đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc thường trực của OceanBank. Vietcombank cho biết CB vẫn là pháp nhân độc lập và không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính.
Giá điện tăng 4,8%: Không tác động mạnh đến lạm phát nhưng gây áp lực chi tiêu

Giá điện tăng 4,8%: Không tác động mạnh đến lạm phát nhưng gây áp lực chi tiêu

Giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% từ ngày 11/10, theo các chuyên gia, mức tăng giá trên tác động không nhiều đến lạm phát nhưng sẽ gây áp lực chi tiêu.
Việt Nam xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu

Việt Nam có hơn 40.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, dẫn đầu ASEAN về số lượng doanh nghiệp, và xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu, theo bảng xếp hạng Agility 2022.
Khơi thông “điểm nghẽn” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Khơi thông “điểm nghẽn” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Hội thảo “Thuê tài chính – Kênh tiếp cận vốn trung dài hạn hiệu quả, phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa”, 150 nhà quản lý, chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã thảo luận về các giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tiếp cận vốn hiệu quả. Hội thảo do Công ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV-SuMi TRUST (BSL) phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ DNNVV (thuộc VCCI) tổ chức ngày 27/09/2024 tại Nghệ An.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động