Thương nhân xuất khẩu gạo không báo cáo tồn kho sẽ bị thu hồi giấy phép

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 01/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Xuất khẩu nông sản năm 2024: Kỷ lục nối kỷ lục Kim ngạch thương mại Việt Nam và Philippines chính thức vượt mức 8 tỷ USD Xuất khẩu gạo năm 2024 tăng trưởng vượt bậc?
Thương nhân không báo cáo Bộ Công Thương sau 45 ngày có văn bản đề nghị sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận xuất khẩu gạo.
Thương nhân không báo cáo Bộ Công Thương sau 45 ngày có văn bản đề nghị sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận xuất khẩu gạo.

Theo quy định mới, Bộ Công Thương sẽ xem xét, thu hồi Giấy chứng nhận xuất khẩu gạo trong trường hợp sau 45 ngày kể từ ngày bộ này ban hành văn bản đôn đốc nhưng không nhận được báo cáo từ thương nhân.

Quyết định này sẽ do Bộ Công Thương ban hành và gửi đến thương nhân bị thu hồi, Tổng cục Hải quan, Sở Công Thương địa phương liên quan đồng thời gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam để thực hiện.

Nghị định mới cũng bổ sung quyền và trách nhiệm kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân. Theo đó, thương nhân xuất khẩu gạo chỉ được ủy thác xuất khẩu hoặc nhận ủy thác xuất khẩu từ thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Ngoài ra, thay vì phải báo cáo định kỳ vào thứ Năm hằng tuần, nay thương nhân xuất khẩu gạo báo cáo trước ngày 5 hằng tháng về Bộ Công Thương, Sở Công Thương (nơi thương nhân có trụ sở chính, có kho, có cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo), đồng thời gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam về lượng thóc, gạo thực tế tồn kho của thương nhân theo từng chủng loại cụ thể để tổng hợp số liệu phục vụ công tác điều hành.

Nghị định số 01/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/3/2025.

Như vậy, với quy định mới về uỷ thác và nhận uỷ thác, các thương nhân xuất khẩu gạo sẽ không thể cho thuê giấy chứng nhận để xuất khẩu thay các bên không đủ điều kiện.

Lúa gạo là ngành hàng quan trọng với nông nghiệp Việt Nam. Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, 11 tháng qua, ngành lúa gạo đã đạt thành tích ấn tượng khi kim ngạch xuất khẩu đạt 5,3 tỷ USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước. Con số này không chỉ vượt xa thành tích cả năm 2023 mà còn lập kỷ lục mới với tăng trưởng 10,8%.

Theo Bộ Công Thương, tính đến ngày 3/10/2024, cả nước có 163 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Số thương nhân này đăng ký kinh doanh tại 23 tỉnh, thành phố.

So với hơn 1 năm trước đó, số thương nhân đủ điều kiện xuất khẩu gạo đã giảm đi nhiều. Thời điểm tháng 8/2023, cả nước có tới 210 thương nhân, trong đó TPHCM có số lượng lớn nhất với 47 thương nhân, Cần Thơ 42, Long An 25 thương nhân.

Xuất khẩu nông sản lập nhiều kỷ lục mới Xuất khẩu nông sản lập nhiều kỷ lục mới
Nhận diện những thách thức của thị trường gạo trong năm 2025 Nhận diện những thách thức của thị trường gạo trong năm 2025
Xuất khẩu gạo năm 2024 tăng trưởng vượt bậc Xuất khẩu gạo năm 2024 tăng trưởng vượt bậc
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Y dược cổ truyền phát triển đúng tầm – hướng đi chiến lược cho ngành sản phẩm thiên nhiên

Y dược cổ truyền phát triển đúng tầm – hướng đi chiến lược cho ngành sản phẩm thiên nhiên

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình phát triển YDCT, kết hợp YDCT với y học hiện đại diễn ra sáng 4/7, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh: “Phải đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm”. Việc phát triển y dược cổ truyền (YDCT) không chỉ đóng vai trò bảo tồn di sản y học dân tộc mà còn mở ra hướng đi chiến lược cho ngành sản phẩm thiên nhiên Việt Nam – một lĩnh vực giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác tương xứng.
Gia tăng buôn lậu trên biển, Hải quan siết chặt kiểm soát toàn tuyến

Gia tăng buôn lậu trên biển, Hải quan siết chặt kiểm soát toàn tuyến

6 tháng đầu năm 2025, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên tuyến đường biển – nơi chiếm tới 53,2% tổng số vụ vi phạm. Lực lượng Hải quan đã chủ động, quyết liệt triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn, góp phần giữ vững kỷ cương thương mại và bảo vệ người tiêu dùng.
Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP không chỉ dừng lại ở quy mô địa phương mà cần được định vị như một thương hiệu hàng hóa quốc gia. Mỗi sản phẩm OCOP phải mang thương hiệu Việt Nam, được bảo vệ và quảng bá bằng chính sách phù hợp, với chất lượng cao, câu chuyện văn hóa riêng, ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ hiện đại để vươn ra thị trường toàn cầu.
QLTT Hà Nội mở “mặt trận mới” chống hàng giả trên không gian mạng

QLTT Hà Nội mở “mặt trận mới” chống hàng giả trên không gian mạng

Trong nửa đầu năm 2025, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hà Nội không chỉ duy trì vai trò nòng cốt trong kiểm soát thị trường truyền thống mà còn chủ động mở rộng sang “mặt trận mới”: phát hiện và xử lý hàng giả, gian lận thương mại trên không gian mạng — một lĩnh vực đầy thách thức với mức độ tinh vi ngày càng cao.
Bộ Công an: Thực phẩm giả được sản xuất theo chuỗi khép kín, tổ chức tinh vi

Bộ Công an: Thực phẩm giả được sản xuất theo chuỗi khép kín, tổ chức tinh vi

Người phát ngôn Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản khẳng định, các đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm giả, trong đó có sản phẩm sữa Hiup và nhãn hiệu dầu ăn Ofood đã sử dụng chuỗi thủ đoạn hết sức tinh vi, có hệ thống – từ lập công ty bình phong đến quảng cáo rầm rộ – nhằm qua mặt cơ quan chức năng và đánh lừa người tiêu dùng.
“Chìa khoá số” mở đường cho ngành điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên AI và chuỗi cung ứng mới

“Chìa khoá số” mở đường cho ngành điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên AI và chuỗi cung ứng mới

Ngày 02/7/2025, Diễn đàn Công nghiệp Sản xuất – M-TALKS 2025 với chủ đề “Đổi mới tương lai ngành sản xuất điện tử Việt Nam: Ứng dụng AI, Tự động hóa và Hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu” đã diễn ra tại khách sạn Pullman Hà Nội.
Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Trong tháng 6/2025, bức tranh toàn cảnh của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục cho thấy những dấu hiệu suy yếu về nhu cầu, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng đáng chú ý về sản lượng và kỳ vọng thị trường ổn định hơn trong thời gian tới.
Từ 1/7: 32 thủ tục hành chính về đất đai được giao cho cấp tỉnh thực hiện

Từ 1/7: 32 thủ tục hành chính về đất đai được giao cho cấp tỉnh thực hiện

Nhằm tinh gọn bộ máy và phân cấp rõ thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định 2304/QĐ-BNNMT, công bố 48 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, trong đó 32 thủ tục sẽ được ủy quyền cho cấp tỉnh thực hiện từ ngày 1/7/2025. Đây là bước đi quan trọng trong lộ trình thực hiện chính quyền hai cấp, hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất cùng kỳ trong 3 năm trở lại đây, cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng tỷ đô.
Tầm nhìn mới cho TP.HCM: Siêu đô thị quốc tế xanh và sáng tạo

Tầm nhìn mới cho TP.HCM: Siêu đô thị quốc tế xanh và sáng tạo

Từ ngày 1/7, ba cực của "tứ giác phát triển Đông Nam Bộ" gồm TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ chính thức hợp nhất thành TP. HCM mới. Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, đây là bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển đô thị Việt Nam.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động