Quy định về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại UKVFTA

Quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA)”, việc tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Vương Quốc Anh và từ Việt Nam được quy định tại Điều 24 và 25.
Quy định về nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế theo UKVFTA Hàng hóa dưới 6.000 Euro xuất khẩu sang Anh được tự chứng nhận xuất xứ Bộ Công thương xây dựng các văn bản pháp luật cần thiết để thực hiện Hiệp định UKVFTA

Ngày 11/6/2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 02/2021/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA).

Tại Điều 24 và 25 củaThông tư số 02/2021/TT-BC đã đưa ra những quy định về tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Vương quốc Anh và từ Việt Nam.

Quy định về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại UKVFTA
Quy định về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại UKVFTA

Theo đó, đối với hàng hóa từ Vương quốc Anh, Điều 24 Thông tư 02/2021/TT-BCT quy định, nhà xuất khẩu được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi hàng hóa có xuất xứ từ Vương quốc Anh và đáp ứng quy định khác của UKVFTA.

Cụ thể, nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc chứng từ thương mại khác có đủ thông tin về hàng hóa, bằng cách đánh máy, đóng dấu hoặc in nội dung lời văn khai báo xuất xứ hàng hóa trên chứng từ. Nhà xuất khẩu sử dụng mẫu lời văn khai báo xuất xứ bằng một trong các phiên bản ngôn ngữ được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này và phù hợp với quy định pháp luật của Vương quốc Anh. Trường hợp nhà xuất khẩu khai báo bằng cách viết tay, lời văn khai báo được viết bằng mực và chữ cái in hoa.

Thuật ngữ “chứng từ thương mại khác” nêu tại Khoản 2 Điều 24 có thể là phiếu gửi hàng, hóa đơn chiếu lệ hoặc phiếu đóng gói. Chứng từ vận tải như vận tải đơn hoặc vận tải đơn hàng không được coi là chứng từ thương mại khác.

Nội dung tự chứng nhận xuất xứ không được thực hiện trên một mẫu riêng biệt. Nội dung tự chứng nhận xuất xứ được phép thực hiện trên một trang khác của chứng từ thương mại với điều kiện nhận biết được trang đó là một phần của chứng từ thương mại.

Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phải có chữ ký viết tay của nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định Vương quốc Anh được phép không ký tên với điều kiện nhà xuất khẩu cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu văn bản cam kết rằng, nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm toàn bộ về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể phát hành sau khi xuất khẩu hàng hóa với điều kiện được xuất trình tại nước thành viên nhập khẩu không muộn hơn 2 năm hoặc theo quy định của nước thành viên nhập khẩu kể từ khi hàng hóa được đưa vào lãnh thổ nước thành viên nhập khẩu.

Tự chứng nhận xuất xứ là cơ chế cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của mình thay vì phải đi xin chứng nhận xuất xứ từ một cơ quan có thẩm quyền
Tự chứng nhận xuất xứ là cơ chế cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của mình thay vì phải đi xin chứng nhận xuất xứ từ một cơ quan có thẩm quyền

Còn theo Điều 25 của Thông tư 02/2021/TT-BCT Bộ Công Thương quy định về tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Việt Nam với 7 nội dung, bao gồm: Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 19 Thông tư này khi hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam và đáp ứng quy định khác của UVKFTA.

Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc chứng từ thương mại khác có đủ thông tin về hàng hóa, bằng cách đánh máy, đóng dấu hoặc in nội dung lời văn khai báo xuất xứ hàng hóa trên chứng từ. Nhà xuất khẩu sử dụng mẫu lời văn khai báo xuất xứ bằng một trong các phiên bản ngôn ngữ được quy định tại Phụ ục VII ban hành kèm theo Thông tư này và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Trường hợp nhà xuất khẩu khai báo bằng cách viết tay, lời văn khao báo đực viết bằng mực và chữ cái in hoa.

Thuật ngữ “chứng từ thương mại khác” nêu tại khoản 2 Điều 25 có thể là phiếu gửi hàng, hóa đơn chiếu lệ hoặc phiếu đóng gói. Chứng từ vận tải như vận tải đơn hoặc vận đơn hàng không không được coi là chứng từ thương mại khác.

Nội dung tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa không được thực hiện trên một mẫu riêng biệt. Nội dung tự chứng nhận xuất xứ được phép thực hiện trên một trang khác của chứng từ thương mại với điều kiện nhận biết được trang đó là một phần của chứng từ thương mại.

Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ nêu tại khoản 1 Điều 25 nộp chứng từ chứng minh XXHH cũng như việc tuân thủ quy định khác của Thông tư này theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ có thể phát hành sau khi xuất khẩu hàng hóa với điều kiện được xuất trình tại nước thành viên nhập khẩu không muộn hơn 2 năm hoặc theo quy định của nước thành viên nhập khẩu kể từ khi hàng hóa được đưa vào lãnh thổ nước thành viên nhập khẩu.

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ, nhà xuất khẩu nêu tại khoản 1 Điều này khai báo, đăng tải chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chứng từ liên quan đến lô hàng xuất khẩu theo quy định từ điểm c đến điểm h khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn của Bộ Công Thương.

Tự chứng nhận xuất xứ là gì?

Tự chứng nhận xuất xứ là cơ chế cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ cho sản phẩm của mình mà không phải đi xin chứng nhận xuất xứ từ một cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận xuất xứ.

Theo cơ chế này, trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa sẽ chuyển từ cơ quan chuyên trách sang doanh nghiệp (nhà sản xuất, xuất khẩu hoặc nhập khẩu). Doanh nghiệp được chủ động khai nhận xuất xứ cho hàng hóa của mình nhưng cũng đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc khai nhận đó.

Từ góc độ doanh nghiệp, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ có nhiều ưu điểm hơn so với cơ chế xin cấp chứng nhận xuất xứ truyền thống.

Cụ thể, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí đi xin giấy chứng nhận xuất xứ ở cơ quan có thẩm quyền; chủ động trong chuẩn bị giấy tờ, thủ tục liên quan đến chứng nhận xuất xứ, doanh nghiệp có thể khai thông tin về xuất xứ ngay trên các chứng từ thương mại (như hóa đơn, vận đơn, phiếu đóng gói…).

Tuy nhiên, việc tự chứng nhận xuất xứ cũng yêu cầu doanh nghiệp phải có trách nhiệm cao hơn đối với các giấy từ chứng nhận của mình, đồng thời phải chịu cơ chế kiểm soát (kiểm soát tức thời, kiểm soát hồi tối) chặt chẽ hơn từ cơ quan chức năng (đặc biệt là cơ quan hải quan nước nhập khẩu), phải chịu các chế tài nặng nếu vi phạm…

Ngoài ra, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện Nhà nước đặt ra để được phép tự chứng nhận xuất xứ, không ít trường hợp các điều kiện này rất khó đáp ứng.

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định UKVFTA Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định UKVFTA
Hiệp định UKVFTA: Doanh nghiệp Việt cần nắm rõ văn hóa bản địa khi xuất khẩu sang Anh Hiệp định UKVFTA: Doanh nghiệp Việt cần nắm rõ văn hóa bản địa khi xuất khẩu sang Anh
Điều kiện để doanh nghiệp được hưởng ưu đãi từ UKVFTA Điều kiện để doanh nghiệp được hưởng ưu đãi từ UKVFTA
M.Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá nông sản hôm nay 27/2: Cà phê và hồ tiêu chưa có điều chỉnh mới

Giá nông sản hôm nay 27/2: Cà phê và hồ tiêu chưa có điều chỉnh mới

Giá nông sản hôm nay (27/2), giá cà phê trong nước thị trường giữ ổn định tại một số địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Giá tiêu hôm nay tại thị trường nội địa vẫn dao động trong khoảng 89.000 - 92.000 đồng/kg.
Tín dụng tăng trưởng âm, lãnh đạo các ngân hàng nói gì?

Tín dụng tăng trưởng âm, lãnh đạo các ngân hàng nói gì?

Sáng 20/2, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng năm 2024.
Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?

Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?

Lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 2/2024 kỳ hạn 6 tháng là 5%/năm, được áp dụng tại CBBank, đứng thứ 2 là VietBank (4,8%/năm).
Lộ diện ngân hàng cho vay kinh doanh bất động sản nhiều nhất năm 2023

Lộ diện ngân hàng cho vay kinh doanh bất động sản nhiều nhất năm 2023

Tính đến cuối năm 2023, dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản vào khoảng 2,75 triệu tỷ đồng. Trong đó, Techcombank có tỷ trọng cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản trên tổng dư nợ lớn nhất trong số các ngân hàng công khai chi tiết.
Cần có chính sách để sớm đưa tài chính xanh vào vận hành

Cần có chính sách để sớm đưa tài chính xanh vào vận hành

“Tài chính xanh” đề cập đến sự phát triển đồng bộ của ngành tài chính song song cải thiện môi trường và tăng trưởng kinh tế, với mục tiêu huy động các nguồn tài chính để mang lại lợi ích cho môi trường đồng thời giảm thiểu tác hại và quản lý rủi ro môi trường.
Cần có sự thay đổi về phương thức quản lý vàng

Cần có sự thay đổi về phương thức quản lý vàng

Tại toạ đàm "Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững", các chuyên gia đề nghị thay đổi cách thức quản lý hoạt động kinh doanh vàng bằng việc thành lập sàn giao dịch vàng, xóa bỏ thế độc quyền để huy động khoảng 400 tấn đang nằm trong két nhà dân.
Chuyển giao bắt buộc DongA Bank cho ngân hàng khác

Chuyển giao bắt buộc DongA Bank cho ngân hàng khác

Do DongA Bank có vốn chủ sở hữu âm nên Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải chuyển giao bắt buộc Ngân hàng TMCP Đông Á (Dong A Bank) cho ngân hàng khác.
Từ 1/12, giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Từ 1/12, giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Theo Quyết định 11/2023 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1/12, các giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
Tín dụng bất động sản tại Hải Dương tăng trưởng

Tín dụng bất động sản tại Hải Dương tăng trưởng

Tín dụng bất động sản Hải Dương tập trung chủ yếu vào mục đích tiêu dùng của khách hàng cá nhân với hơn 85% dư nợ tín dụng lĩnh vực này.
Ngân hàng Nhà nước công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường BĐS

Ngân hàng Nhà nước công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường BĐS

Ngân hàng Nhà nước cho biết thị trường bất động sản vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức kéo dài và trước mắt có 5 giải pháp chính để giải quyết vấn đề này.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động