Nguy cơ bệnh bạch hầu lây lan ra cộng đồng là không lớn
Hà Nội: Chủ động phòng, chống bệnh bạch hầu trong trường học Hà Nội: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và bạch hầu Bệnh bạch hầu lây truyền thế nào? |
![]() |
Bác sĩ lấy mẫu, phát thuốc phòng bệnh bạch hầu cho người dân xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An - Ảnh: VĂN LANG |
Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.
Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.
Thời gian ủ bệnh thường từ 2 đến 5 ngày, có thể lâu hơn. Thời kỳ lây truyền bệnh thường không cố định, có thể kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít nhất là trên 4 tuần. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây bằng việc tiếp xúc với đồ vật có dính chất bài tiết từ người bệnh.
Biến chứng thường gặp nhất ở bệnh là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh, xảy ra ở giai đoạn toàn phát hoặc có thể chậm vài tuần sau khi người bệnh khỏi. Khi viêm cơ tim xuất hiện sớm trong những ngày đầu của bệnh, tỷ lệ tử vong thường rất cao.
Bệnh có thể xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc giai đoạn sau sinh. Tỷ lệ tử vong của bệnh đối với sản phụ là khoảng 50%, 1/3 trường hợp sống sót có thể bị sảy thai hoặc sinh non.
Tỷ lệ tử vong của bệnh thường rơi vào khoảng 5%-10% và có thể tăng cao lên đến 20% ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi.
![]() |
BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương |
Nguy cơ không lớn
Trả lời báo chí về nguy cơ lây lan của bệnh bạch hầu ra cộng đồng, PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: "Nguy cơ lây lan ra cộng đồng là không lớn, các ca bệnh hiện nay phát hiện mang tính chất lẻ tẻ do hầu hết các đối tượng trẻ em hiện nay đều đã được tiêm phòng vaccine khi còn nhỏ. Chỉ có những trẻ chưa được tiêm phòng vaccine hoặc tiêm chưa đầy đủ theo lịch tiêm chủng thì mới có khả năng mắc bệnh".
BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cũng cho biết: "Tỉ lệ tử vong do bệnh bạch hầu cao hơn COVID-19. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm của bệnh bạch hầu thấp hơn COVID-19. Bệnh bạch hầu có thể xuất hiện rải rác ở các địa phương nhưng không gây đại dịch như COVID-19 nên người dân có thể yên tâm, không cần quá lo lắng".
Nhìn và số liệu các ca bệnh của các năm trước cũng có thể thấy được nền y tế nước nhà đã có nhiều kinh nghiệm trong xử lý và đối phó với bệnh.
Năm 2020, số ca mắc bệnh bạch hầu có gia tăng ở nước ta, ghi nhận 226 trường hợp mắc, chủ yếu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi và Quảng Trị) và giảm trong các năm 2021 (có 6 trường hợp mắc) và năm 2022 (có 2 trường hợp mắc).
Năm 2023, cả nước ghi nhận 57 trường hợp mắc bệnh bạch hầu (có kết quả xét nghiệm PCR dương tính và nuôi cấy) tại 3 tỉnh: Hà Giang, Điện Biên và Thái Nguyên. Số mắc tập trung vào 5 tháng cuối năm (55 trường hợp mắc), trong đó 7 trường hợp tử vong.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2024 đến ngày 10/07/2024, Việt Nam ghi nhận 5 ca mắc bệnh bạch hầu, trong đó 1 trường hợp tử vong (ca bệnh tại huyện Kỳ Sơn, Nghệ An).
![]() |
Người dân nên chủ động tiêm vắc xin phòng ngừa để tránh bị mắc, hoặc nếu mắc thì bệnh cũng nhẹ hơn |
Vắc xin là cách phòng bệnh tốt nhất
Hiện nay, bệnh bạch hầu đã có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, bác sĩ Cấp cho biết, người dân nên chủ động tiêm vắc xin phòng ngừa để tránh bị mắc, hoặc nếu mắc thì bệnh cũng nhẹ hơn.
PGS.TS Đỗ Duy Cường cũng cho rằng chương trình tiêm chủng mở rộng đã đem lại nhiều hiệu quả để phòng các bệnh dịch thông thường. Ở những nơi vùng sâu vùng xa, độ bao phủ tiêm chủng thấp sẽ dẫn tới lỗ hổng miễn dịch và do đó bệnh còn lưu hành và khó có thể dập tắt.
Tuy vậy, cũng cần lưu ý rằng hiệu lực bảo vệ của vắc xin bạch hầu có thời gian ít nhất 10 năm. Vì vậy sau 10 năm, kháng thể bảo vệ ở một số người có thể sụt giảm nên những người đã tiêm phòng vắc xin vẫn có nguy cơ bị mắc bệnh và có diễn biến nặng.
Vì vậy, BSCKII Nguyễn Trung Cấp cũng khuyến cáo, sau khi tiêm vắc xin một thời gian dài, người dân nên đi tiêm nhắc lại để bảo vệ sức khỏe.
Trẻ em cần phải tiêm đầy đủ, đúng lịch để có miễn dịch cộng đồng. Các biện pháp phòng bệnh bao gồm:
- Rửa tay đúng quy cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Nhà ở của người bệnh, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, đồ chơi, quần áo của người bệnh phải tẩy uế và sát khuẩn.
- Tiêm vaccine bạch hầu: Trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, dùng vaccine đa giá: Bạch hầu - ho gà - uốn ván cho trẻ. Bắt đầu tiêm từ 2-3 tháng tuổi, tiêm 2 lần, mỗi lần 1ml cách nhau 1 tháng. Một năm sau nhắc lại mỗi một năm 1 lần cho đến 5 tuổi.
- Người lớn chưa được tiêm hoặc không có miễn dịch cần được tiêm nhắc lại 1 mũi.
- Với người tiếp xúc: Xét nghiệm vi khuẩn và theo dõi trong vòng 7 ngày. Ngoài ra cần uống thuốc dự phòng bằng Erythromycin hoặc Azithromycin trong 7 ngày.
Cùng chuyên mục
Tin khác

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải có cơ chế thúc đẩy kinh tế tư nhân

Chủ tịch nước Lương Cường dự "Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" tại tỉnh Lạng Sơn

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ tại Hưng Yên

Xuất nhập khẩu 15 ngày đầu năm 2025 vượt 34 tỷ USD

Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

10 nhóm giải pháp quản lý, bình ổn giá sau Tết và cả năm 2025

Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày đầu xuân mới

Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường
