Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 7,15 tỷ USD trong 5 tháng

5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 7,15 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2021. Cục Xuất nhập khẩu nhận định, khả năng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng 8% trong nửa đầu năm 2022 là hoàn toàn khả thi.
Chủ động giảm thiệt hại từ điều tra phòng vệ thương mại gỗ xuất khẩu Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ tăng trưởng tích cực Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nửa đầu năm 2022 sẽ tăng từ 5% đến 8%
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 7,15 tỷ USD trong 5 tháng
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 7,15 tỷ USD trong 5 tháng

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) ước tính kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 5/2022 đạt 1,55 tỷ USD, tăng 7,9% so với tháng 5/2021.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 7,15 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2021

Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ trong tháng 5/2022 ước đạt 1,02 tỷ USD, giảm 8,9% so với tháng 5/2021, tuy nhiên tính chung 5 tháng, xuất khẩu sản phẩm gỗ vẫn đạt 5,2 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2021.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đánh giá, hiện, xu hướng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đang tập trung vào mặt hàng có giá trị gia tăng cao như ghế khung gỗ, đồ nội thất phòng khách và phòng ăn, đồ nội thất phòng ngủ... đây đều là các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh.

Trong tình hình hiện tại, mặc dù doanh nghiệp ngành gỗ còn đối mặt với nhiều khó khăn, như tình hình dịch COVID-19 kéo dài gây thiếu hụt lao động, xung đột giữa Nga và Ukraina đã đẩy giá xăng dầu lên cao, tác động đến chi phí sản xuất tăng. Đặc biệt, giá nguyên liệu gỗ tiếp tục tăng, nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp tục phải sản xuất do đơn đặt hàng đã được đặt trước đó.

Tuy nhiên, với những nỗ lực không ngừng, các doanh nghiệp ngành gỗ đã biến thách thức thành cơ hội, tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs). Nhờ đó, ngành chế biến gỗ Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu ra nhiều thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với mặt hàng của các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia không có hiệp định.

Cục Xuất nhập khẩu nhận định, khả năng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng 8% trong nửa đầu năm 2022 là hoàn toàn khả thi.
Cục Xuất nhập khẩu nhận định, khả năng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng 8% trong nửa đầu năm 2022 là hoàn toàn khả thi.

Với kết quả đạt được trong 5 tháng đầu năm 2022, Cục Xuất nhập khẩu nhận định, khả năng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng 8% trong nửa đầu năm 2022 là hoàn toàn khả thi.

Mặc dù đạt kim ngạch xuất khẩu khả quan, song hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam còn đối mặt nhiều thách thức. Đáng chú ý, năng lực tự chủ về logistics được coi là rào cản lớn nhất.

Để tăng tốc xuất khẩu, các chuyên gia khuyến nghị, Việt Nam cần hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics, xây dựng được đội tàu siêu trường, siêu trọng cùng với hạ tầng logistics hiện đại để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu, không phụ thuộc vào đội tàu của các doanh nghiệp nước ngoài như hiện nay.

Bên cạnh đó, dù cơ hội mà các FTAs mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn tuy nhiên, do một số hạn chế, các doanh nghiệp chưa tận dụng hết các cơ hội này, chính vì vậy kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào các thị trường có FTAs với Việt Nam chưa có nhiều bứt phá.

Do đó, để hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt kết quả tích cực trong thời gian tới, cần sự hỗ trợ của các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài trong việc cập nhật thông tin về các thị trường, nhu cầu xuất, nhập khẩu cũng như cảnh báo sớm các biện pháp phòng vệ thương mại…

Về phía các doanh nghiệp, bên cạnh việc khai thác tối đa ưu đãi từ các Hiệp định Thương mại tự do cần tiếp tục chú trọng bên cạnh việc áp dụng các giải pháp quản trị rủi ro, giảm thiểu những tác động từ bên ngoài...

Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Lần đầu tiên sau 27 tháng, xuất khẩu thủy sản tính theo tháng đã trở lại đạt mức 1 tỷ USD, một dấu mốc đáng mừng cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Chào Xuân M&A VIETNAM: Nơi chia sẻ, kết nối của giới đầu tư

Chào Xuân M&A VIETNAM: Nơi chia sẻ, kết nối của giới đầu tư

Chào Xuân M&A VIETNAM là hoạt động thường niên và lớn nhất trong năm được Ban Kết Nối Và Xúc Tiến Đầu Tư (Ban KN&XTĐT) tổ chức định kỳ. Chương trình sẽ có sự góp mặt của nhiều chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước nhằm chia sẻ, kết nối của giới đầu tư.
Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) lý giải việc cấm ngay các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Sức bật của nông sản Việt!

Sức bật của nông sản Việt!

Cán cân thương mại ngành nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam 10 tháng năm 2024 ước đạt thặng dư 15,21 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD.
Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Thị trường Liên minh châu Âu (EU) có yêu cầu cao về chất lượng là điểm đến hấp dẫn của ngành tôm nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tôm đạt tiêu chuẩn xuất đi EU không chỉ giúp tăng giá trị sản phẩm mà còn khẳng định vị thế của ngành tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Giá USD ngân hàng tăng mạnh lên 24.250 đồng. Theo chuyên gia, giá USD trong nước tăng chủ yếu do áp lực liên quan đến yếu tố quốc tế.
BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường  và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ban hành Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại (Khung ESMS), đánh dấu một bước đi tiên phong trong việc đồng hành với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đẩy mạnh giao thương toàn cầu và tăng trưởng bền vững.
BIDV: Từng bước hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu

BIDV: Từng bước hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu

Với tầm nhìn trở thành ngân hàng tiên phong cung cấp giải pháp toàn diện và góp phần hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu (XNK), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã bắt tay hợp tác với hai đối tác uy tín trong lĩnh vực công nghệ và logistics.
Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền

Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền

Sau gần 2 tháng tạm ngừng trong bối cảnh áp lực tỷ giá gia tăng, chiều 18/10, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu qua kênh thị trường mở để hút tiền.
Sau chuyển giao bắt buộc, số phận 2 ngân hàng 0 đồng sẽ ra sao?

Sau chuyển giao bắt buộc, số phận 2 ngân hàng 0 đồng sẽ ra sao?

Sau khi chính thức nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng, MB quyết định cử ông Lê Xuân Vũ - thành viên Ban điều hành MB - đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc thường trực của OceanBank. Vietcombank cho biết CB vẫn là pháp nhân độc lập và không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động