Cạnh tranh bằng chất lượng: Yếu tố quan trọng để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại

Thông tin của Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết đến hết tháng 9/2024 đã có 263 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam; số vụ việc phủ rộng đến nhiều mặt hàng xuất khẩu.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại Ban hành Bản câu hỏi điều tra rà soát áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với đường mía Gia hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra chống lẩn tránh PVTM với đường mía
 đến hết tháng 9/2024 đã có 263 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam
Đến hết tháng 9/2024 đã có 263 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

Trước thực tế này, Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SB LAW đã có những chia sẻ trên Báo Công Thương.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà cho biết, việc tham gia sâu vào sân chơi kinh tế quốc tế, ký kết các cam kết Hiệp định thương mại tự do mở ra những cơ hội cho hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên, khi xu thế hàng rào thuế quan giảm, nhiều quốc gia tăng cường sử dụng hàng rào phi thuế quan như biện pháp phòng vệ thương mại đối với các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu tăng cao, nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước. Do vậy, việc số vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam tăng nhanh thời gian qua cũng là điều tất yếu.

Mặt khác, việc các quốc gia gia tăng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, nhất là chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại cũng là do sự dịch chuyển sản xuất từ các quốc gia khác đến Việt Nam.

Từ thực tế này, Chủ tịch Công ty Luật SB LAW cảnh báo: “Các doanh nghiệp, ngành hàng cần luôn có sự chủ động trong chiến lược sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu để ứng phó trước xu thế điều tra phòng vệ thương mại của thị trường quốc tế”.

Hiện, pháp luật phòng vệ thương mại ở mỗi quốc gia là khác nhau, với những quy định chi tiết, cụ thể đối với mỗi giai đoạn của vụ việc. Và đích cuối của quốc gia khởi kiện là bảo vệ ngành sản xuất, doanh nghiệp trong nước.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà cho rằng điều này sẽ gây bất lợi cho quốc gia bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Luật sư Hà dẫn chứng, đối với doanh nghiệp Việt Nam, khi hàng hoá xuất khẩu bị thị trường khởi xướng điều tra là đã phải huy động nhân lực, tài chính để theo đuổi vụ việc; mặt khác mỗi vụ việc đều quy định thời gian điều tra nhất định, trong khi doanh nghiệp phải thu thập thông tin, chứng cứ để cung cấp cho nhà điều tra… Còn nếu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, hàng hoá xuất khẩu sẽ bị giảm tính cạnh tranh, thậm chí mất thị trường nêu bị áp mức thuế cao.

“Áp lực đặt ra đối với doanh nghiệp, ngành hàng là rất lớn trước xu thế điều tra phòng vệ thương mại tại nhiều quốc gia hiện nay. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là hiện hầu như doanh nghiệp đều gặp khó khăn khi ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại. Trong đó phải kể tới mức độ hiểu biết về quy định, pháp luật phòng vệ thương mại của các thị trường nhập khẩu của doanh nghiệp còn khiêm tốn; phía Hiệp hội ngành hàng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều tra vụ việc, nhưng các Hiệp hội cũng gặp khó khăn khi sử dụng các công cụ đang có”, Luật sư Nguyễn Thanh Hà nếu ra những khó khăn đối với doanh nghiệp và ngành hàng.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SB LAW.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SB LAW.

Để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại, theo Luật sư Hà, các cơ quan chức năng cần phải thống kê cụ thể những vụ việc chứng ta đã bảo vệ thành công, cũng như tỷ lệ thành công là bao nhiêu qua đó để hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó tốt nhất trước các cáo buộc của thị trường.

Giải pháp để ứng phó hiệu quả với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài là phải có sự phối hợp từ các bộ, ngành. Đặc biệt, Chính phủ cần thúc đẩy để các quốc gia, nhất là Hoa Kỳ sớm công nhận nền kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Điều này sẽ giảm được các nguy cơ bị khởi xướng điều tra đối với hàng hoá xuất khẩu sang thị trường xuất khẩu tiềm năng này.

ngoài công tác đẩy mạnh cảnh báo sớm về điều tra phòng vệ thương mại từ Bộ Công Thương, thiết nghĩ nên ra sách trắng về phòng vệ thương mại, từ đó doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn đối với lĩnh vực này, qua đó có những biện pháp ứng phó phù hợp với từng thị trường.

Riêng đối với doanh nghiệp, tôi cho rằng, cần nắm vững các quy định về phòng vệ thương mại quốc tế nhằm tránh sự bị động khi bị khởi xướng điều tra các vụ việc. Còn trong quá trình tham gia cung cấp thông tin vụ việc, cần thuê công ty tư vấn, hỗ trợ, xong không nên thuê nhiều hãng luật, để có thể sử dụng chung thông tin trong trường hợp bị nhiều thị trường điều tra. Mặt khác, cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng, nhất đại diện thương mại Việt Nam tại thị trường nhập khẩu để nắm được thông tin điều tra từ sớm, từ xa.

Đồng thời, doanh nghiệp phải luôn luôn nhận thức rằng, khi ra "sân chơi" kinh tế quốc tế phải cạnh tranh bằng chất lượng chứ không chỉ tập trung cạnh tranh bằng giá.

Cảnh báo sớm nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại từ nước ngoài Cảnh báo sớm nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại từ nước ngoài
Lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về các biện pháp phòng vệ thương mại Lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về các biện pháp phòng vệ thương mại
Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận điều tra lẩn tránh thuế PVTM tủ gỗ Việt Nam Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận điều tra lẩn tránh thuế PVTM tủ gỗ Việt Nam
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Lần đầu tiên sau 27 tháng, xuất khẩu thủy sản tính theo tháng đã trở lại đạt mức 1 tỷ USD, một dấu mốc đáng mừng cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Chào Xuân M&A VIETNAM: Nơi chia sẻ, kết nối của giới đầu tư

Chào Xuân M&A VIETNAM: Nơi chia sẻ, kết nối của giới đầu tư

Chào Xuân M&A VIETNAM là hoạt động thường niên và lớn nhất trong năm được Ban Kết Nối Và Xúc Tiến Đầu Tư (Ban KN&XTĐT) tổ chức định kỳ. Chương trình sẽ có sự góp mặt của nhiều chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước nhằm chia sẻ, kết nối của giới đầu tư.
Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) lý giải việc cấm ngay các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Sức bật của nông sản Việt!

Sức bật của nông sản Việt!

Cán cân thương mại ngành nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam 10 tháng năm 2024 ước đạt thặng dư 15,21 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD.
Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Thị trường Liên minh châu Âu (EU) có yêu cầu cao về chất lượng là điểm đến hấp dẫn của ngành tôm nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tôm đạt tiêu chuẩn xuất đi EU không chỉ giúp tăng giá trị sản phẩm mà còn khẳng định vị thế của ngành tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Giá USD ngân hàng tăng mạnh lên 24.250 đồng. Theo chuyên gia, giá USD trong nước tăng chủ yếu do áp lực liên quan đến yếu tố quốc tế.
BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường  và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ban hành Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại (Khung ESMS), đánh dấu một bước đi tiên phong trong việc đồng hành với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đẩy mạnh giao thương toàn cầu và tăng trưởng bền vững.
BIDV: Từng bước hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu

BIDV: Từng bước hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu

Với tầm nhìn trở thành ngân hàng tiên phong cung cấp giải pháp toàn diện và góp phần hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu (XNK), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã bắt tay hợp tác với hai đối tác uy tín trong lĩnh vực công nghệ và logistics.
Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền

Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền

Sau gần 2 tháng tạm ngừng trong bối cảnh áp lực tỷ giá gia tăng, chiều 18/10, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu qua kênh thị trường mở để hút tiền.
Sau chuyển giao bắt buộc, số phận 2 ngân hàng 0 đồng sẽ ra sao?

Sau chuyển giao bắt buộc, số phận 2 ngân hàng 0 đồng sẽ ra sao?

Sau khi chính thức nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng, MB quyết định cử ông Lê Xuân Vũ - thành viên Ban điều hành MB - đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc thường trực của OceanBank. Vietcombank cho biết CB vẫn là pháp nhân độc lập và không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động