Cảnh báo tác động nghiêm trọng nếu ngừng nhập khẩu khí đốt Nga

EBRD cảnh báo việc ngừng nguồn cung khí đốt từ Nga sẽ là môt đòn giáng mạnh nhất vào các nước thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) vốn phụ thuộc vào Nga cả về khí đốt lẫn dầu thô.
Bên trong cơ sở cung cấp khí đốt Bovanenkovo trên bán đảo Yamal, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Bên trong cơ sở cung cấp khí đốt Bovanenkovo trên bán đảo Yamal, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong báo cáo mới nhất công bố ngày 10/5, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) cảnh báo việc ngừng đột ngột nhập khẩu khí đốt Nga có thể khiến các nền kinh tế mới nổi ở châu Âu, Trung Á và Bắc Phi mất đi sự phục hồi hậu đại dịch COVID-19.

Theo báo cáo của EBRD, nhiều nước nằm trong vùng hoạt động của EBRD bao gồm khoảng 40 nền kinh tế trải dài từ Mông Cổ tới Slovenia và Tunisia, phụ thuộc vào khí đốt của Nga nên việc ngừng bất ngờ nguồn cung này có thể làm giảm GDP bình quân đầu người vào khoảng 2,3% trong năm nay và giảm 2% vào năm 2023.

EBRD cảnh báo việc ngừng nguồn cung khí đốt từ Nga sẽ là môt đòn giáng mạnh nhất vào các nước thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) vốn phụ thuộc vào Nga cả về khí đốt lẫn dầu thô như Cộng hòa Séc, Hungary và Slovakia.

EBRD cho rằng tăng trưởng GDP sẽ giảm hơn so với mức mà ngân hàng này đưa ra hồi tháng 3, với dự báo tăng trưởng giảm từ 1,7% xuống 1,1%, chủ yếu do mức giảm mạnh ngoài dự báo của kinh tế Ukraine.

Các nhà kinh tế của EBRD cũng hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2023 từ mức dự báo 5% đưa ra vào tháng 3 xuống 4,7% do áp lực giá cả.

Báo cáo nêu rõ: "Tình trạng tăng giá lương thực và năng lượng gần đây làm gia tăng thêm áp lực lạm phát vốn đã cao do nhu cầu thế giới phục hồi trở lại khi các biện pháp hạn chế dịch COVID-19 được dỡ bỏ."

Trong tháng 3, tỷ lệ lạm phát trung bình tại các vùng mà EBRD hoạt động đã lên tới 11,9%, gần bằng mức từng ghi nhận cuối năm 2008.

Theo EBRD, GDP của Ukraine sẽ giảm 30% trong năm 2022 so với mức dự báo giảm 20% đưa ra hồi tháng 3. Nền kinh tế Nga dự báo sẽ giảm 10% trong năm 2022 và kinh tế đình trệ vào năm 2023.

Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia tiếp nhận nhiều nhất nguồn quỹ của EBRD dự báo ở mức 2% năm 2022 và 3,5% năm 2023, một phần do chi tiêu của chính phủ trước cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào tháng 6/2023./.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá nông sản hôm nay 27/2: Cà phê và hồ tiêu chưa có điều chỉnh mới

Giá nông sản hôm nay 27/2: Cà phê và hồ tiêu chưa có điều chỉnh mới

Giá nông sản hôm nay (27/2), giá cà phê trong nước thị trường giữ ổn định tại một số địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Giá tiêu hôm nay tại thị trường nội địa vẫn dao động trong khoảng 89.000 - 92.000 đồng/kg.
Tín dụng tăng trưởng âm, lãnh đạo các ngân hàng nói gì?

Tín dụng tăng trưởng âm, lãnh đạo các ngân hàng nói gì?

Sáng 20/2, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng năm 2024.
Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?

Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?

Lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 2/2024 kỳ hạn 6 tháng là 5%/năm, được áp dụng tại CBBank, đứng thứ 2 là VietBank (4,8%/năm).
Lộ diện ngân hàng cho vay kinh doanh bất động sản nhiều nhất năm 2023

Lộ diện ngân hàng cho vay kinh doanh bất động sản nhiều nhất năm 2023

Tính đến cuối năm 2023, dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản vào khoảng 2,75 triệu tỷ đồng. Trong đó, Techcombank có tỷ trọng cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản trên tổng dư nợ lớn nhất trong số các ngân hàng công khai chi tiết.
Cần có chính sách để sớm đưa tài chính xanh vào vận hành

Cần có chính sách để sớm đưa tài chính xanh vào vận hành

“Tài chính xanh” đề cập đến sự phát triển đồng bộ của ngành tài chính song song cải thiện môi trường và tăng trưởng kinh tế, với mục tiêu huy động các nguồn tài chính để mang lại lợi ích cho môi trường đồng thời giảm thiểu tác hại và quản lý rủi ro môi trường.
Cần có sự thay đổi về phương thức quản lý vàng

Cần có sự thay đổi về phương thức quản lý vàng

Tại toạ đàm "Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững", các chuyên gia đề nghị thay đổi cách thức quản lý hoạt động kinh doanh vàng bằng việc thành lập sàn giao dịch vàng, xóa bỏ thế độc quyền để huy động khoảng 400 tấn đang nằm trong két nhà dân.
Chuyển giao bắt buộc DongA Bank cho ngân hàng khác

Chuyển giao bắt buộc DongA Bank cho ngân hàng khác

Do DongA Bank có vốn chủ sở hữu âm nên Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải chuyển giao bắt buộc Ngân hàng TMCP Đông Á (Dong A Bank) cho ngân hàng khác.
Từ 1/12, giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Từ 1/12, giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Theo Quyết định 11/2023 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1/12, các giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
Tín dụng bất động sản tại Hải Dương tăng trưởng

Tín dụng bất động sản tại Hải Dương tăng trưởng

Tín dụng bất động sản Hải Dương tập trung chủ yếu vào mục đích tiêu dùng của khách hàng cá nhân với hơn 85% dư nợ tín dụng lĩnh vực này.
Ngân hàng Nhà nước công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường BĐS

Ngân hàng Nhà nước công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường BĐS

Ngân hàng Nhà nước cho biết thị trường bất động sản vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức kéo dài và trước mắt có 5 giải pháp chính để giải quyết vấn đề này.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động