6 tháng, xuất khẩu sắt thép mang về 5,125 tỷ USD

Mặc dù xuất khẩu sắt thép nửa đầu năm 2022 chỉ bằng 84,7% về lượng nhưng tăng trưởng 13,7% về trị giá so với cùng kỳ, lần lượt 6,96 triệu tấn và 5,125 tỷ USD.
Xuất khẩu sắt thép tiếp tục vượt mức 1 tỷ USD Xuất khẩu sắt thép sang thị trường Bỉ tăng trưởng mạnh Xuất khẩu sắt thép sang EU tăng mạnh nhờ lực đẩy EVFTA
Xuất khẩu sắt thép mang về 5,12 tỷ USD
6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu sắt thép tăng trưởng 13,7%, trị giá 5,125 tỷ USD.

Số liệu về xuất khẩu sắt thép nửa đầu năm 2022 của Tổng cục Thống kê cho biết, dù sản lượng xuất khẩu chỉ bằng 84,7% so với cùng kỳ nhưng trị giá vẫn tăng 13,7%, đạt 5,125 tỷ USD.

Xuất khẩu các sản phẩm từ sắt thép còn tăng mạnh hơn, đạt 2,438 tỷ USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ. Tổng cộng xuất khẩu sắt thép và sản phẩm từ sắt thép đạt 7,563 tỷ USD.

Trong bối cảnh giá đầu vào sản xuất thép tăng mạnh, giá thép trong nước những tháng gần đây có nhiều đợt giảm mạnh, tiêu thụ chậm, kênh xuất khẩu vẫn tăng tốc, khác hẳn sự giảm tốc của ngành hàng xi măng, clinker.

Số liệu của Chứng khoán Mirae Asset Vietnam, lượng thép tồn kho nội địa đến hết tháng 5/2022 đã đạt mức kỷ lục là 1.49 triệu tấn, tương đương sản lượng tháng 5/2022, so với trung bình 3 năm 2019-2021 chỉ ở mức 56% sản lượng tháng.

Lượng hàng tồn kho quá cao đã khiến các công ty thép buộc hạ giá bán nhằm kích cầu, khiến giá thép trong đầu tháng 6/2022 đã giảm về mức 16,8 triệu đồng/tấn, giảm 2,1 triệu đồng/tấn so với lúc đỉnh.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đánh giá, ngành thép Việt Nam đã có những bước tiến dài trong suốt hành trình 20 năm qua kể từ năm 2001, phát triển vượt bậc cả về quy mô sản xuất cũng như chủng loại sản phẩm.

Tăng trưởng ngành thép Việt Nam những năm gần đây đều ở mức hai con số. Năng lực sản xuất thép thô (phôi thép) của doanh nghiệp trong nước vào năm 2021 là 23 triệu tấn, cao gấp 4,6 lần sản lượng năm 2011 và gấp hơn 70 lần năm 2001.

Xuất khẩu sắt thép 6 tháng đầu năm 2022 mang về 5,125 tỷ USD
Thép Việt Nam không chỉ có mặt ở thị trường truyền thống là các nước Đông Nam Á, mà còn mở rộng ra các thị trường lớn, đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, xuất xứ và môi trường như các nước Mỹ, EU…

Từ năm 2010 trở lại đây, khi nhu cầu về thép tăng cao, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư theo chiều sâu các dự án nhằm đáp ứng cao nhất cho sự phát triển kinh tế đất nước.

Một số dự án sản xuất thép có quy mô lớn, thiết bị hiện đại, đầu tư theo chiều sâu, khép kín đã được hình thành và đưa vào hoạt động, thu hút sự quan tâm từ các ngành trọng điểm khác như cơ khí, xây dựng, quốc phòng.

Năm 2021, tổng lượng sản xuất thép các loại đạt 33,2 triệu tấn, tăng 28,2% so với năm 2020. Trong đó, chủng loại các sản phẩm được sản xuất chủ yếu như: thép xây dựng; Thép cán nóng - HRC; Thép cán nguội - CRC; Tôn mạ kim loại và sơn phủ màu; Ống thép...

Xuất khẩu sắt thép năm 2021 đạt 13,1 triệu tấn, trị giá đạt 11,8 tỷ USD, tăng 32,9% về lượng và 124,3% về trị giá so với năm 2020.

Mặt hàng sắt thép năm qua có mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất của ngành từ trước đến nay và có mặt trong danh sách 8 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD.

Giá xuất khẩu năm nay tăng hầu hết ở các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, giá xuất khẩu thép bình quân năm 2021 đạt trên 901 USD/tấn, tăng 68,8% so với năm 2020.

Thép Việt Nam không chỉ có mặt ở thị trường truyền thống là các nước Đông Nam Á, mà còn mở rộng ra các thị trường lớn, đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, xuất xứ và môi trường như các nước Mỹ, EU…

Cụ thể, các thị trường xuất khẩu chính gồm: ASEAN đạt 3,8 triệu tấn, trị giá đạt 3,1 tỷ USD, tăng 34,3% so với năm 2020. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 2,6 triệu tấn, đạt trị giá 1,7 tỷ USD, tăng 12,4%.

Xuất sang EU đạt 1,6 triệu tấn, trị giá đạt khoảng 1,9 tỷ USD, tăng hơn 8 lần về trị giá so với năm 2020. Thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng mạnh với 1,1 triệu tấn, trị giá đạt 1,4 tỷ USD, tăng gấp 8 lần về trị giá so với năm 2020.

Hoài An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc tăng đột biến

Xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc tăng đột biến

7 tháng năm 2023, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu hồ tiêu chính của Việt Nam, đạt 52.327 tấn, chiếm 31,1% thị phần xuất khẩu và tăng 665% so với cùng kỳ.
BIDV miễn phí hàng triệu tài khoản số đẹp cho khách hàng

BIDV miễn phí hàng triệu tài khoản số đẹp cho khách hàng

Duy nhất trong tháng 8/2023, BIDV triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất năm dành cho khách hàng mở tài khoản số đẹp, phí 0 đồng cho các tài khoản chọn từ 2 đến 4 chữ số, giảm giá cực sốc cho các tài khoản chọn 5 đến 7 chữ số, áp dụng cho cả kênh quầy và kênh online.
Ngành thuế đang sử dụng cả trí tuệ nhân tạo trong hoàn thuế

Ngành thuế đang sử dụng cả trí tuệ nhân tạo trong hoàn thuế

Thứ trưởng Bộ Tài Chính Nguyễn Đức Chi cho biết ngành thuế đang triển khai tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, kể cả trí tuệ nhân tạo trong việc xây dựng dữ liệu về doanh nghiệp, từ đó phân tích các dữ liệu để sàng lọc và chủ động xử lý.
Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu chủ yếu sang thị trường Mỹ

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu chủ yếu sang thị trường Mỹ

Thị trường Mỹ tiêu thụ nhiều nhất các loại hạt tiêu của Việt Nam, đạt 25.858 tấn, tương đương 103,15 triệu USD, chiếm 16,9% trong tổng lượng và chiếm 21,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước.
BIDV xây tặng nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ tại tỉnh Quảng Bình

BIDV xây tặng nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ tại tỉnh Quảng Bình

Ngày 28/7/2023, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức khánh thành và bàn giao Nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ tại xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Ấn Độ cấm xuất khẩu cám gạo trích ly

Ấn Độ cấm xuất khẩu cám gạo trích ly

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, ngày 28/7/2023, Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ đã ban hành Thông báo số 21/2023 về việc cấm xuất khẩu cám gạo trích ly (Deoiled Rice Bran Extraction- DORB), có hiệu lực ngay lập tức và kéo dài đến ngày 30/11/2023.
Khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu về 2 hình thức thanh toán rủi ro khi giao thương quốc tế

Khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu về 2 hình thức thanh toán rủi ro khi giao thương quốc tế

Theo Bộ Công Thương, hiện nay hình thức lừa đảo phổ biến nhất hiện nay là các doanh nghiệp nước ngoài khi ký hợp đồng mua bán với các công ty Việt Nam thường yêu cầu điều khoản thanh toán TT (trả sau) hoặc phát hành séc cho bên bán cầm cố. Đây là 2 hình thức có nhiều rủi ro nhất.
Xuất khẩu phân bón 6 tháng giảm 48% kim ngạch

Xuất khẩu phân bón 6 tháng giảm 48% kim ngạch

6 tháng năm 2023 cả nước xuất khẩu 800.372 tấn phân bón các loại, tương đương 335,78 triệu USD, giá trung bình 419,5 USD/tấn.
Việt Nam chi trên 1,24 tỷ USD nhập khẩu ngô trong 6 tháng

Việt Nam chi trên 1,24 tỷ USD nhập khẩu ngô trong 6 tháng

Việt Nam đã nhập khẩu ngô các loại trong 6 tháng năm 2023 đạt trên 3,71 triệu tấn, trị giá trên 1,24 tỷ USD.
BIDV MetLife nói gì sau kết luận của Thanh tra Bộ Tài chính?

BIDV MetLife nói gì sau kết luận của Thanh tra Bộ Tài chính?

Bộ Tài chính vừa có kết luận thanh tra chuyên đề bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và nội dung liên quan tại 4 công ty bảo hiểm nhân thọ. Đại diện BIDV MetLife đã lên tiếng khẳng định, đơn vị này sẽ giải quyết triệt để những kiến nghị được nêu ra…
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động