Mảng tối đằng sau đà tăng trưởng của ABBank

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2021 của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank - Mã chứng khoán: ABB) cho thấy đơn vị có nhiều điểm sáng bất chấp dịch Covid-19, nhưng vẫn có những điểm đáng lo ngại khi tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, đặc biệt nợ có khả năng mất vốn tăng tớ 52%.

Lãi lớn, khả năng mất vốn cũng tăng cao

Theo báo cáo, lợi nhuận trước thuế của ABBank tính đến hết ngày 30/9/2021 đạt 1.556 tỷ đồng và hoàn thành 78,9% kế hoạch năm. Riêng trong quý 3/2021, ABBank báo lãi trước thuế gần 408 tỷ đồng. Nhưng cùng với đó là nợ xấu riêng trong thời điểm này của ngân hàng cũng tăng thêm 382 tỷ đồng so với hồi quý 2/2021.

Cụ thể, tính đến ngày 30/9/2021, tổng nợ xấu ABBank tăng 46% so với đầu năm, lên mức 1.939 tỷ đồng (quý 2/2021 là 1.557 tỷ đồng). Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng tới 190% lên mức 604 tỷ đồng so với 208.4 tỷ đồng hồi đầu năm. Đặc biệt, nợ có khả năng mất vốn tăng 52% so với hồi đầu năm, từ 622 tỷ đồng lên tới gần 946 tỷ đồng.

Mảng tối đằng sau đà tăng trưởng của ABBank
Chất lượng nợ vay của ABBank tính đến 30/09/2021. Đvt: Tỷ đồng (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2021 của ABBank)

Một điểm đáng lưu ý, tuy nợ xấu tăng mạnh nhưng ABBank chỉ dành ra 405 tỷ đồng trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong 9 tháng đầu năm 2021, gần như đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái.

Con số nợ xấu của ngân hàng trong thời gian tới được nhiều chuyên gia đánh giá có thể tiếp tục tăng cao trong thời gian tới bởi nền kinh tế "thấm đòn" do dịch Covid-19. Bên cạnh nguy cơ về nợ xấu, việc nhiều ngân hàng thương mại đang thực hiện hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19 được giới phân tích cho rằng sẽ tác động đến lợi nhuận thời gian tới của các ngân hàng.

Một trong những giải pháp để các ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận trong thời gian tới là NHNN được phê duyệt mở rộng hạn mức tín dụng. Điều này càng đặc biệt quan trọng với ABBank, khi mà tổng dư nợ tín dụng đến cuối quý 3/2021 của ngân hàng đạt 75.349 tỷ đồng (trong đó dư nợ tín dụng dài hạn chiếm 39%, dư nợ tín dụng trung hạn chiếm 7,5%), hoàn thành 99,97% chỉ tiêu năm. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc khả năng cho vay tín dụng của ABBank từ giờ tới cuối năm sẽ bị hạn chế nếu như không được mở rộng hạn mức tín dụng.

nợ xấu ABBank
ABBank vẫn trên đà tăng trưởng nhưng vẫn tiểm ẩn nhiều yếu tố đáng lo ngại.

Nợ phải trả gấp hơn 10 lần vốn chủ sở hữu

Tính riêng trong quý 3/2021, hoạt động chính vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ khi đem về hơn 768 tỷ đồng thu nhập lãi thuần. Kỳ này, các chi phí đều được ABBank tiết giảm như chi phí hoạt động giảm 3% (386 tỷ đồng), chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 37% (85 tỷ đồng)... do đó ABBank vẫn báo lãi lớn và giữ được đà tăng trưởng của ngân hàng.

Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của ABBank lại cho thấy điểm đáng lo ngại khi nợ phải trả lớn gấp hơn 10 lần vốn chủ sở hữu.

Số nợ phải trả của ABBank tính đến ngày 30/9/2021 dù đã giảm 3.564 tỷ đồng so với hồi đầu năm nhưng vẫn ở mức 103.891 tỷ đồng (chiếm tới 91% tổng tài sản). Trong khi đó, vốn chủ sở hữu chỉ là 9.984 tỷ đồng.

Việc nợ phải trả của ABBank giảm 3.564 tỷ đồng có thể là một trong những nguyên nhân chủ yếu đưa tổng tài sản của ngân gảm 2.491 tỷ đồng so với hồi đầu năm, từ 116.366 tỷ đồng xuống còn 113.875 tỷ đồng. Bởi, tổng tài sản bằng nợ phải trả cộng với vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, mức giảm này không tương ứng với nợ phải trả, chênh lệch 1.073 tỷ đồng.

Nhật Thanh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá nông sản hôm nay 27/2: Cà phê và hồ tiêu chưa có điều chỉnh mới

Giá nông sản hôm nay 27/2: Cà phê và hồ tiêu chưa có điều chỉnh mới

Giá nông sản hôm nay (27/2), giá cà phê trong nước thị trường giữ ổn định tại một số địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Giá tiêu hôm nay tại thị trường nội địa vẫn dao động trong khoảng 89.000 - 92.000 đồng/kg.
Tín dụng tăng trưởng âm, lãnh đạo các ngân hàng nói gì?

Tín dụng tăng trưởng âm, lãnh đạo các ngân hàng nói gì?

Sáng 20/2, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng năm 2024.
Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?

Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?

Lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 2/2024 kỳ hạn 6 tháng là 5%/năm, được áp dụng tại CBBank, đứng thứ 2 là VietBank (4,8%/năm).
Lộ diện ngân hàng cho vay kinh doanh bất động sản nhiều nhất năm 2023

Lộ diện ngân hàng cho vay kinh doanh bất động sản nhiều nhất năm 2023

Tính đến cuối năm 2023, dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản vào khoảng 2,75 triệu tỷ đồng. Trong đó, Techcombank có tỷ trọng cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản trên tổng dư nợ lớn nhất trong số các ngân hàng công khai chi tiết.
Cần có chính sách để sớm đưa tài chính xanh vào vận hành

Cần có chính sách để sớm đưa tài chính xanh vào vận hành

“Tài chính xanh” đề cập đến sự phát triển đồng bộ của ngành tài chính song song cải thiện môi trường và tăng trưởng kinh tế, với mục tiêu huy động các nguồn tài chính để mang lại lợi ích cho môi trường đồng thời giảm thiểu tác hại và quản lý rủi ro môi trường.
Cần có sự thay đổi về phương thức quản lý vàng

Cần có sự thay đổi về phương thức quản lý vàng

Tại toạ đàm "Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững", các chuyên gia đề nghị thay đổi cách thức quản lý hoạt động kinh doanh vàng bằng việc thành lập sàn giao dịch vàng, xóa bỏ thế độc quyền để huy động khoảng 400 tấn đang nằm trong két nhà dân.
Chuyển giao bắt buộc DongA Bank cho ngân hàng khác

Chuyển giao bắt buộc DongA Bank cho ngân hàng khác

Do DongA Bank có vốn chủ sở hữu âm nên Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải chuyển giao bắt buộc Ngân hàng TMCP Đông Á (Dong A Bank) cho ngân hàng khác.
Tín dụng bất động sản tại Hải Dương tăng trưởng

Tín dụng bất động sản tại Hải Dương tăng trưởng

Tín dụng bất động sản Hải Dương tập trung chủ yếu vào mục đích tiêu dùng của khách hàng cá nhân với hơn 85% dư nợ tín dụng lĩnh vực này.
Ngân hàng Nhà nước công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường BĐS

Ngân hàng Nhà nước công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường BĐS

Ngân hàng Nhà nước cho biết thị trường bất động sản vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức kéo dài và trước mắt có 5 giải pháp chính để giải quyết vấn đề này.
Sáng 13/11, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức họp để “gỡ khó” cho thị trường bất động sản

Sáng 13/11, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức họp để “gỡ khó” cho thị trường bất động sản

Sáng 13/11, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng sẽ phối hợp tổ chức hội nghị trực tuyến về tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động