Indonesia nhập khẩu thêm 1,6 triệu tấn gạo, cơ hội lớn cho ngành lúa gạo Việt Nam

Indonesia đã bổ sung hạn ngạch nhập khẩu 1,6 triệu tấn gạo trong năm nay. Cùng với 2 triệu tấn đã được duyệt trước đó, năm nay Indonesia sẽ nhập khẩu 3,6 triệu tấn gạo, cao hơn so với gần 3,1 triệu tấn năm 2023. Điều này mở ra cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 Hành trình số 1 thế giới của hạt gạo Việt Nam Xuất khẩu gạo sụt giảm vẫn thu về gần nửa tỷ USD

Indonesia tăng nhập khẩu gạo

Sản lượng gạo của do ảnh hưởng của hạn hán năm ngoái.
Sản lượng gạo của Indonesia giảm do ảnh hưởng của hạn hán năm ngoái.

Reuters dẫn nguồn tin từ một quan chức Indonesia cho biết nước này đã bổ sung hạn ngạch nhập khẩu 1,6 triệu tấn gạo trong năm nay. Cùng với 2 triệu tấn đã được duyệt trước đó, năm nay Indonesia sẽ nhập khẩu 3,6 triệu tấn gạo, cao hơn so với gần 3,1 triệu tấn năm 2023.

Bộ Thương mại Indonesia đang gấp rút cấp giấy phép nhập khẩu và dự báo sản lượng sẽ thấp hơn trong quý đầu năm.

Nước này dự kiến ​​sẽ sản xuất 32 triệu tấn gạo trong năm nay, tăng từ mức 30,9 triệu tấn vào năm 2023. Tuy nhiên sản xuất trong những tháng đầu năm có thể bị gián đoạn do ảnh hưởng của hạn hán năm ngoái.

Ông Arif Sulistiyo, quan chức thuộc Bộ Thương mại nước này cho biết, sản lượng gạo quý I ​​sẽ thấp hơn 2,82 triệu tấn so với quý I/2023. Trong khi đó, trên thị trường, gạo đã được bán với giá cao hơn mức trần do chính phủ quy định do lo ngại về nguồn cung. ​

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Trung ương Indonesia (BPS), nhập khẩu gạo chứng kiến mức tăng trưởng đột biến 613% trong năm 2023, đạt gần 3,1 triệu tấn.

Dữ liệu của BPS cho thấy nhập khẩu gạo tăng đều qua các năm, với 444.510 tấn vào năm 2019, 356.290 tấn vào năm 2020, 407.740 tấn vào năm 2021 và 429.210 tấn vào năm 2022.

Phần lớn gạo nhập khẩu của Indonesia năm 2023 đến từ Thái Lan và Việt Nam, với khối lượng lần lượt là 1,4 triệu tấn và hơn 1,1 triệu tấn. Ngoài ra, Indonesia còn nhập khẩu gạo từ Pakistan (309.000 tấn) và Myanmar (141.000 tấn).

Theo Bộ Nông nghiệp Indonesia, sản lượng gạo của Indonesia trong 2 tháng đầu năm 2024 dự báo chỉ đạt 2,25 triệu tấn, giảm khoảng 46,3% so với năm trước do ảnh hưởng tiêu cực của điều kiện thời tiết El Nino tới vụ thu hoạch.

Trước đó, Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia (Bulog) cho biết Chính phủ đã đồng ý giao cho cơ quan này nhập khẩu 2 triệu tấn gạo trong năm 2024 để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Tổng thống Indonesia, Joko Widodo, cho rằng chính sách phân bổ nhập khẩu gạo vẫn khó dừng lại do sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu. Trong triển vọng kinh tế Indonesia năm 2024 do Bộ Điều phối Kinh tế Indonesia tổ chức, Tổng thống Jokowi xác nhận Indonesia sẽ nhập khẩu 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ và 2 triệu tấn từ Thái Lan để đảm bảo an toàn cho kho dự trữ gạo quốc gia vào năm 2024.

Cơ hội lớn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam

nhu cầu thu mua gạo tăng đột biến của Indonesia là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam
Nhu cầu thu mua gạo tăng đột biến của Indonesia là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2023, nước ta đã xuất khẩu 512.265 tấn gạo và thu về hơn 362 triệu USD, tăng 4% về lượng và tăng 7% kim ngạch so với tháng trước đó. Đồng thời tăng 42% về lượng và tăng 94% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Xét về thị trường, Philippines vẫn giữ vị trí nhà nhập khẩu gạo Việt lớn nhất với gần 280.944 tấn, tương đương gần 194,28 triệu USD, tăng 7,8% về lượng và tăng 8% về trị giá so với tháng 12/2023. Giá trung bình đạt 691 USD/tấn, tăng nhẹ 0,3% so với tháng trước.

Đáng chú ý, vị trí nhà nhập khẩu lớn thứ 2 đã có sự thay đổi. Nếu như năm 2022 và 2023, Trung Quốc và Indonesia lần lượt chiếm giữ vị trí này thì bước sang tháng đầu năm 2024, Pháp vươn lên vị trí thứ 2 với sản lượng nhập khẩu tăng đột biến. Cụ thể, sản lượng xuất khẩu gạo sang Pháp trong tháng 1 đạt 17.919 tấn, tương đương 18,64 triệu USD, tăng mạnh 16.339% về lượng và tăng 18.356% về kim ngạch so với tháng 12/2023.

Giá bình quân đạt 1.040,2 USD/tấn, cao nhất trong tất cả các thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong khi tháng 1/2023 không xuất khẩu gạo sang thị trường này.

Dự kiến năm 2024 Indonesia sẽ nhập khẩu khoảng 3 triệu tấn gạo, trở thành một trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Động thái này có thể mang lại lợi ích đáng kể cho ngành lúa gạo Việt Nam.

Bộ Công Thương nhìn nhận, nhu cầu thu mua gạo tăng đột biến của Indonesia là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp đã từng có kết nối với Indonesia. Để tăng cường lượng xuất khẩu, Bộ Công Thương khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường quảng bá thương hiệu gạo trong nước để có thể xuất khẩu gạo sang thị trường này.

"Để có thể cung ứng với số lượng gạo nhiều nhất cho đợt thu mua tới đây của Indonesia, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đặc biệt là là các doanh nghiệp đã và đang cung cấp gạo dự trữ quốc gia cho Indonesia cần chủ động sớm tiếp cận Cơ quan dịch vụ hậu cần quốc gia Indonesia (Preum Bulog) để quảng bá sản phẩm của mình", Bộ Công Thương nhấn mạnh trên trang thông tin của Bộ.

Ngày 26/2, phát biểu tại Phủ Tổng thống ở Jakarta, người đứng đầu Bapanas, Arief Prasetyo Adi cho biết Tổng thống Jokowi yêu cầu phải có tối thiểu 1,2 triệu tấn gạo dự trữ tại Bulog, trong khi thực tế, ông muốn con số đó là 3 triệu tấn.

Theo ông, Chính phủ Indonesia đã có hạn ngạch nhập khẩu 2 triệu tấn gạo cho kho dự trữ, tuy nhiên, thực tế đến nay việc nhập khẩu gạo mới đạt 500.000 tấn.

Trong khi đó, vụ thu hoạch chính trong nước vẫn chưa tới, vì vậy, việc nhập khẩu gạo cần được thực hiện ngay để bù vào số lượng gạo đang thiếu hụt. Ông Adi thừa nhận rằng giá gạo hiện tại vẫn ở mức cao, hơn 16.000 Rp (1,02 USD)/kg. Điều này là do giá ngũ cốc khô thu hoạch (GKP) ở cấp độ nông dân vẫn nằm trong khoảng 8.000-8.600 Rp/kg ở một số khu vực.

Ông Adi đặt mục tiêu giá lúa chỉ điều chỉnh khi thu hoạch đạt 3,5 triệu tấn. Tuy nhiên, phải mất khoảng 3 tuần sau khi thu hoạch, gạo mới được phân phối tới cộng đồng. Quan chức này cho rằng nếu vụ thu hoạch trên 3,5 triệu tấn, thường phải mất từ 2 tuần đến 3 tuần để chế biến thành gạo do qui trình thu hoạch - sấy khô – xay xát.

Chính phủ cũng giao cho Bulog bán gạo với giá bán lẻ tối đa (HET) cho người dân thông qua chương trình bình ổn giá và cung ứng lương thực (SPHP) 250.000 tấn. Ngoài ra, các nhà xay xát ở một số khu vực đã được khuyến khích phân phối rộng rãi loại gạo đóng gói 5 kg cho tất cả các nhà bán lẻ và thị trường truyền thống.

Năm 2023, Philippines vẫn là thị trường lớn nhất của gạo Việt Năm 2023, Philippines vẫn là thị trường lớn nhất của gạo Việt
Việt Nam sẽ giữ vững vị thế số 1 về xuất khẩu gạo tại thị trường Philippines Việt Nam sẽ giữ vững vị thế số 1 về xuất khẩu gạo tại thị trường Philippines
Xuất khẩu gạo sang thị trường EU vượt xa hạn ngạch của EVFTA Xuất khẩu gạo sang thị trường EU vượt xa hạn ngạch của EVFTA
Phạm Khải

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá xăng được dự báo tăng nhẹ tại kỳ điều hành ngày mai (2/5)

Giá xăng được dự báo tăng nhẹ tại kỳ điều hành ngày mai (2/5)

Theo dự báo, giá xăng trong nước ngày mai (2/5) có thể tăng nhẹ. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ quan điều hành chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá xăng có thể đi ngang hoặc giảm nhẹ.
Người Hà Nội thích mua sắm ở siêu thị và trung tâm thương mại

Người Hà Nội thích mua sắm ở siêu thị và trung tâm thương mại

Tại các siêu thị và trung tâm thương mại ở Hà Nội, không khí mua sắm khá nhộn nhịp, với lượng khách mua hàng tăng từ 10 đến 20% dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Ngân hàng Nhà nước lại hủy đấu thầu vàng, chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân

Ngân hàng Nhà nước lại hủy đấu thầu vàng, chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 vào sáng nay (25/4) đã bị huỷ theo quy định do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Các chuyên gia cho rằng khối lượng tối thiểu đặt thầu cũng như mức giá đặt cọc ở phiên sáng nay rất bất hợp lý.
Chỉ 3.400 lượng vàng đấu thầu thành công: Đơn vị tham gia đấu thầu rất thận trọng

Chỉ 3.400 lượng vàng đấu thầu thành công: Đơn vị tham gia đấu thầu rất thận trọng

Ngân hàng Nhà nước cho biết có 2 đơn vị bỏ thầu với khối lượng trúng là 3.400 lượng, tức chiếm 20% so với quy mô 16.800 lượng chào thầu của Ngân hàng Nhà nước.
Hai nguyên nhân khiến Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng miếng

Hai nguyên nhân khiến Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng miếng

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định cho nên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hủy thông báo đấu thầu vàng miếng (dự kiến diễn ra vào 10 giờ sáng 22/4).
Bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Chính phủ vừa có chỉ đạo Bộ Tài chính hoàn thiện lại Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trình Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội vào kỳ họp tới đây. Tại dự thảo Luật đã bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra, xử lý hành vi thổi giá chung cư

Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra, xử lý hành vi thổi giá chung cư

Trước thực trạng chung cư tăng giá bất thường thời gian vừa qua, Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội chấn chỉnh, xử lý hành vi đầu cơ, thổi giá chung cư, báo cáo bộ trước ngày 20/4.
Nhận định nguyên nhân ban đầu khiến tôm hùm bông ở Khánh Hòa chết hàng loạt

Nhận định nguyên nhân ban đầu khiến tôm hùm bông ở Khánh Hòa chết hàng loạt

Nhận định nguyên nhân ban đầu do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hòa tan thấp làm suy giảm sức đề kháng trên tôm nuôi, là cơ hội cho tác nhân gây bệnh xâm nhập.
Tận dụng thương mại điện tử đưa hàng hàng Việt đến tận tay người tiêu dùng

Tận dụng thương mại điện tử đưa hàng hàng Việt đến tận tay người tiêu dùng

“Với xu hướng chuyển đổi số trong kinh doanh ngày càng phát triển mạnh mẽ thì việc tận dụng thương mại điện tử (TMĐT) để đưa hàng hàng Việt, trọng tâm là hàng nông sản, hàng OCOP đến tận tay người tiêu dùng cũng được thúc đẩy trong thời gian tới”, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) chia sẻ tại diễn đàn thương mại điện tử TikTok Shop Summit 2024.
Người tiêu dùng Việt Nam đang thận trọng hơn với thói quen chi tiêu

Người tiêu dùng Việt Nam đang thận trọng hơn với thói quen chi tiêu

Tính chung quý I/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.537,6 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, mức độ tăng vẫn chưa đạt như thời điểm trước dịch.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động