Giá điện tăng lên 2.204 đồng/kWh từ 10/5: Hộ dân trả thêm bao nhiêu tiền mỗi tháng?
Ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng Giám đốc EVN, cho hay với mức điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân mới sẽ tác động CPI là 0,09%. Theo đó, giá điện được xét thay đổi ba tháng một lần, khi chi phí đầu vào tăng từ 2% trở lên, việc điều chỉnh được căn cứ vào các quy định của Luật Điện lực, nghị định 72 của Chính phủ về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân cùng các quy định khác có liên quan, gắn với biến động chỉ số đầu vào của thị trường điện.
Gần nhất giá điện được điều chỉnh vào 11/10/2024, duy trì từ đó cho đến nay. Như vậy, sau 8 tháng giá mới được thay đổi và đây là lần tăng đầu tiên trong năm nay.
Các hộ dân điện sinh hoạt phải trả cao nhất thêm hơn 65.000 đồng
Đối với các hộ dân sử dụng điện sinh hoạt được chia làm 6 bậc thang, việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được EVN tính toán mỗi hộ trong 1 tháng sẽ trả thêm từ 4.550 đồng đến hơn 65.050 đồng, tùy theo mức sử dụng.
![]() |
Từ ngày 10/5, giá điện tăng lên 2.204 đồng/kWh. |
Cụ thể, đối với các hộ sử dụng điện dưới 50 kWh, tiền điện tăng thêm khoảng 4.550 đồng/hộ/tháng. Từ 51 - 100 kWh, tiền điện tăng thêm 9.250 đồng/hộ/tháng. Từ 101 - 200 kWh, tăng thêm là 20.150 đồng/hộ/tháng.
Khách hàng sử dụng từ 201- 300 kWh phải chi trả thêm 33.950 đồng/hộ/tháng; sử dụng điện từ 301 - 400 kWh, chi phí tăng thêm là 49.250 đồng/hộ/tháng; từ 400 kWh trở lên, mức tăng tiền điện khoảng 65.050 đồng/hộ/tháng.vb
Điều chỉnh giá điện ảnh hưởng không đáng kể đến hộ nghèo
Về cơ bản, việc điều chỉnh giá điện này sẽ bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể. Các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội tiếp tục được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó, hộ nghèo được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30 kWh/hộ/tháng.
Hộ chính sách xã hội có lượng điện sử dụng không quá 50 kWh/tháng được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30 kWh/hộ/tháng theo chủ trương của Chính phủ.
![]() |
Từ năm 2023 đến nay, EVN đã 4 lần điều chỉnh giá điện. |
Với khách hàng kinh doanh dịch vụ (có khoảng 574.000 khách hàng), mức tăng trung bình mỗi khách hàng là 332.000 đồng/tháng.
Còn với khách hàng sản xuất (cả nước có khoảng 1,98 triệu khách hàng), sau điều chỉnh giá, mỗi khách hàng sẽ trả thêm trung bình là 677.000 đồng/tháng.
Với các khách hàng hành chính sự nghiệp (tổng số 719.000 khách hàng), sau khi đổi giá, trung bình mỗi khách hàng sẽ trả thêm 125.000 đồng/tháng.
Liên tục điều chỉnh tăng giá nhưng vẫn chưa đủ bù đắp lỗ
Cập nhập gần đây nhất vào tháng 10/2024, Bộ Công Thương đã công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN. Trong đó tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 là 528.604,24 tỉ đồng, mức này tương đương giá sản xuất 2.088,9 đồng một kWh, tăng 2,79% so với năm 2022.
Như vậy giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 là 2.088,90 đ/kWh, tăng 2,79% so với năm 2022. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện của EVN lỗ 34.244,96 tỉ đồng. Tuy nhiên nhờ có thu nhập từ hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện là 12.423,40 tỉ đồng, nên khoản lỗ năm là 21.821,56 tỉ đồng.
Như vậy EVN còn khoảng 18.032,07 tỉ đồng, bao gồm phần còn lại khoản chênh lệch tỉ giá thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện phần còn lại năm 2019 - 2023.
Trong năm 2023, với hai lần tăng giá điện là 3% và 4,5%, doanh thu tăng thêm của ngành điện hơn 11.000 tỉ đồng, song EVN cho hay mức doanh thu tăng thêm này vẫn chưa đủ bù đắp chi phí.
Tại lần điều chỉnh gần nhất, EVN cho biết mức tăng 4,8% chưa đủ bù đắp chi phí và các khoản lỗ của ngành điện, song việc điều chỉnh được cân đối để không ảnh hưởng quá lớn tới nền kinh tế, CPI và đời sống người dân.
Năm nay, nhu cầu sử dụng điện dự kiến tăng khoảng 12,2%, tương ứng tổng sản lượng điện toàn hệ thống thêm 33,6 tỷ kWh so với 2024. Theo ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng Giám đốc EVN, sản lượng điện tăng thêm chủ yếu từ nguồn giá thành cao. Cụ thể, thủy điện với giá thấp không còn nhiều dư địa, chỉ cung cấp được khoảng 25% nhu cầu. Còn lại 75% sản lượng đến từ các nguồn điện giá cao như điện than, khí, dầu, năng lượng tái tạo... Bên cạnh đó, tỷ giá ngoại tệ diễn biến khó lường, tăng cao thời gian qua. Điều này ảnh hưởng đến chi phí khâu phát điện, vốn chiếm tỷ trọng khoảng 83% trong giá thành sản xuất điện.
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Dòng người chen mua vàng giữa lúc giá hạ, chuyên gia cảnh báo rủi ro

Giá vàng giảm tuần thứ 2 liên tiếp, chuyên gia dự báo khó tăng trong tuần tới

Xuất khẩu giảm sâu, nhà vườn đem sầu riêng ra ven đường bán để tránh thua lỗ

Nhu cầu vàng của Việt Nam giảm mạnh trong bối cảnh giá cao ngất ngưởng

Lùi thời gian điều chỉnh giá xăng sang chiều ngày 5/5

Giá vàng được dự báo tăng hay giảm trong tuần này?

Giá vàng thời gian tới thăng hoa hay tụt dốc?

Thị trường bán lẻ chờ cú hích từ dịp lễ 30/4 và 1/5

Giá xăng được dự báo tăng mạnh vào ngày mai (24/4)
