Đằng sau lãi khủng của BĐS Phát Đạt

Lợi nhuận sau thuế quý 3/2021 của BĐS Phát Đạt lên tới 608 tỉ đồng nhưng dòng tiền kinh doanh âm, hàng tồn kho tăng thêm 2.589 tỉ đồng. Bên cạnh đó, BĐS Phát Đạt còn vay nợ rất lớn thông qua phát hành trái phiếu.

Dòng tiền kinh doanh âm nặng

Công ty cổ phần Phát triển BĐS Phát Đạt (Phát Đạt Corporation, mã chứng khoán: PDR) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2021, ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 1.268 tỉ đồng. Tuy doanh thu thuần giảm nhẹ so với quý 3/2020 nhưng lợi nhuận sau thuế của Phát Đạt Corporation lại lên tới 608 tỉ đồng, gấp 38,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 9 tháng 2021, doanh thu thuần của Phát Đạt Corporation được 2.391,4 tỉ đồng, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận sau thuế đạt gần 1.111 tỉ đồng, tăng đến 54,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Kết quả kinh doanh của PDR được cho là ấn tượng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra khiến các doanh nghiệp bất động sản gần như "bất động". Theo giải trình của PDR, lợi nhuận quý 3/2021 của doanh nghiệp đạt được là do bàn giao đất nền tại một dự án trên địa bàn tỉnh Bình Định, đây cũng là dự án đem lại doanh thu chủ yếu cho PDR trong 9 tháng đầu năm nay.

Đằng sau lãi khủng của BĐS Phát Đạt
BĐS Phát Đạt đang tiềm ẩn những rủi ro đằng sau con số lãi khủng quý 3/2021.

Tuy nhiên, đằng sau mặt tích cực thì Phát Đạt Corporation vẫn có những khoảng tối khiến nhà đầu tư không khỏi lo lắng, khi mà dòng tiền của doanh nghiệp tính đến hết ngày 30/9/2021 âm 62 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ còn dương đến 1.768 tỉ đồng.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc các khoản phải thu thời điểm cuối quý 3/2021 đã “phình to” gấp đôi so với đầu năm lên mức 3.120 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, tính đến ngày 30/9/2021, tồn kho của Phát Đạt Corporation cũng đã tăng 2.489 tỉ đồng so với đầu năm, lên 11.920 tỉ đồng, chiếm đến gần 61% tổng tài sản.

Hàng tồn kho của PDR phát sinh chủ yếu tại các dự án Bình Dương Tower (1.596 tỉ đồng) và dự án Phước Hải (1.372 tỉ đồng), dự án Trấn Phú Đà Nẵng (630 tỉ đồng), trong khi tồn kho tại dự án Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội giảm hơn 1.000 tỉ đồng.

Mối nguy từ phát hành trái phiếu

Dù tổng tài sản của PDR tính đến hết quý 3/2021 là 15.416 tỉ đồng, nhưng tiền và các khoản tương đương tiền chỉ có 290 tỉ đồng. Phần còn lại nằm chủ yếu ở hàng tổn kho (chiếm 61% tổng tài sản).

Đặc biệt, số nợ phải trả của PDR tăng thêm gần 1.500 tỉ đồng so với hồi đầu năm, lên tới 11.914 tỉ đồng (xấp xỉ bằng 61% tổng tài sản). Trong đó, nợ ngắn hạn của PDR là 4.705 tỉ đồng.

Nhiều nhà đầu tư cho rằng, trong bối cảnh dòng tiền kinh doanh âm, nợ phải trả tăng nhanh chóng, trong khi các dự án chưa biết bao giờ thoát cảnh "hàng tồn kho" đã buộc Phát Đạt Corporation phải vay hơn nghìn tỉ đồng qua kênh trái phiếu.

Kể từ đầu năm, doanh nghiệp đã chào bán 1.380 tỉ đồng trái phiếu với lãi suất 13%/năm và phần lớn trái phiếu đáo hạn năm 2023. Toàn bộ các đợt phát hành này đều được đảm bảo bằng cổ phiếu PDR của bên thứ 3.

Đằng sau lãi khủng của BĐS Phát Đạt
Dự án BT nhà thi đấu Phan Đình Phùng (TP.HCM) do Phát Đạt Corporation làm chủ đầu tư "treo" hơn 10 năm.

Tính đến 30/9/2021, dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn của Phát Đạt Corporation đã giảm hơn 900 tỉ đồng so với thời điểm đầu năm xuống còn 507 tỉ đồng. Tuy nhiên dư vay nợ thuê tài chính dài hạn lại tăng 1.155 tỉ đồng so với đầu kỳ lên 1.640 tỉ đồng.

Sự chuyển dịch từ nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn là một phần nguyên nhân dẫn đến chi phí lãi vay tăng cao, ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp.

Lần gần đây nhất, HĐQT Phát Đạt Corporation đã thông qua phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp lần 6 trong năm nay với giá trị 270 tỉ đồng, kỳ hạn 2 năm. Lãi suất 13%/năm, được trả định kỳ 3 tháng/lần. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, và không phải nợ thứ cấp.

Nhiều nhà đầu tư mua trái phiếu với lãi suất cao tới gấp 3 lần lãi suất ngân hàng cũng được cảnh báo có thể gặp nhiều rủi ro. Thời gian gần đây đã xuất hiện nhà đầu tư phát hành trái phiếu không trả được nợ, trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính đã liên tục đưa ra cảnh báo cho nhà đầu tư và có nguy cơ gây mất an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia.

Thậm chí, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã phải có văn bản yêu cầu Vụ Tài chính ngân hàng chủ trì, phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị triển khai các quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ.

Bất động sản được ngân hàng xếp vào loại rủi ro nên tín dụng cấp vào lĩnh vực này đang bị siết chặt. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn đang tích cực gọi vốn bằng trái phiếu với mức lãi suất cao hơn đáng kể so với bình quân thị trường.

"Doanh nghiệp huy động trái phiếu nhưng kế hoạch sử dụng vốn không cụ thể, mơ hồ có thể không dùng tiền đúng mục đích, dẫn đến thua lỗ, tạo ra rủi ro cho nhà đầu tư", ông Trương Hiền Phương, Giám đốc Cấp cao Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam cảnh báo.

Hoài Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá nông sản hôm nay 27/2: Cà phê và hồ tiêu chưa có điều chỉnh mới

Giá nông sản hôm nay 27/2: Cà phê và hồ tiêu chưa có điều chỉnh mới

Giá nông sản hôm nay (27/2), giá cà phê trong nước thị trường giữ ổn định tại một số địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Giá tiêu hôm nay tại thị trường nội địa vẫn dao động trong khoảng 89.000 - 92.000 đồng/kg.
Tín dụng tăng trưởng âm, lãnh đạo các ngân hàng nói gì?

Tín dụng tăng trưởng âm, lãnh đạo các ngân hàng nói gì?

Sáng 20/2, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng năm 2024.
Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?

Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?

Lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 2/2024 kỳ hạn 6 tháng là 5%/năm, được áp dụng tại CBBank, đứng thứ 2 là VietBank (4,8%/năm).
Lộ diện ngân hàng cho vay kinh doanh bất động sản nhiều nhất năm 2023

Lộ diện ngân hàng cho vay kinh doanh bất động sản nhiều nhất năm 2023

Tính đến cuối năm 2023, dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản vào khoảng 2,75 triệu tỷ đồng. Trong đó, Techcombank có tỷ trọng cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản trên tổng dư nợ lớn nhất trong số các ngân hàng công khai chi tiết.
Cần có chính sách để sớm đưa tài chính xanh vào vận hành

Cần có chính sách để sớm đưa tài chính xanh vào vận hành

“Tài chính xanh” đề cập đến sự phát triển đồng bộ của ngành tài chính song song cải thiện môi trường và tăng trưởng kinh tế, với mục tiêu huy động các nguồn tài chính để mang lại lợi ích cho môi trường đồng thời giảm thiểu tác hại và quản lý rủi ro môi trường.
Cần có sự thay đổi về phương thức quản lý vàng

Cần có sự thay đổi về phương thức quản lý vàng

Tại toạ đàm "Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững", các chuyên gia đề nghị thay đổi cách thức quản lý hoạt động kinh doanh vàng bằng việc thành lập sàn giao dịch vàng, xóa bỏ thế độc quyền để huy động khoảng 400 tấn đang nằm trong két nhà dân.
Chuyển giao bắt buộc DongA Bank cho ngân hàng khác

Chuyển giao bắt buộc DongA Bank cho ngân hàng khác

Do DongA Bank có vốn chủ sở hữu âm nên Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải chuyển giao bắt buộc Ngân hàng TMCP Đông Á (Dong A Bank) cho ngân hàng khác.
Từ 1/12, giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Từ 1/12, giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Theo Quyết định 11/2023 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1/12, các giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
Tín dụng bất động sản tại Hải Dương tăng trưởng

Tín dụng bất động sản tại Hải Dương tăng trưởng

Tín dụng bất động sản Hải Dương tập trung chủ yếu vào mục đích tiêu dùng của khách hàng cá nhân với hơn 85% dư nợ tín dụng lĩnh vực này.
Ngân hàng Nhà nước công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường BĐS

Ngân hàng Nhà nước công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường BĐS

Ngân hàng Nhà nước cho biết thị trường bất động sản vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức kéo dài và trước mắt có 5 giải pháp chính để giải quyết vấn đề này.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động