Đề xuất gia hạn hơn 20.000 tỷ đồng tiền thuế cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Bộ Tài chính đề xuất cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước được chậm nộp khoảng 20.000 tỷ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt trong 4 kỳ tính thuế từ tháng 6-9/2022.
Đề xuất gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước
Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước
Đề xuất gia hạn hơn 20.000 tỷ đồng tiền thuế cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước
Đề xuất gia hạn hơn 20.000 tỷ đồng tiền thuế cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ ban hành nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước, sau khi đã xây dựng dự thảo nghị định và lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan. Trong đó, số tháng được gia hạn trong kỳ nộp thuế lên đến 10 tháng, tổng số tiền thuế đề nghị gia hạn hơn 20.000 tỷ đồng.

Theo tờ trình, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ quy định gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, 7, 8, 9/2022 cho ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Thời gian gia hạn nộp thuế của kỳ tính thuế trên được thực hiện đến ngày 20/11/2022.

Theo tờ trình, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ quy định gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, 7, 8, 9/2022 cho ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Thời gian gia hạn nộp thuế của kỳ tính thuế trên được thực hiện đến ngày 20/11/2022.

Trong đó, thời gian gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt như sau: kỳ nộp thuế tháng 6 sẽ được gia hạn 4 tháng; kỳ nộp thuế tháng 7 được gia hạn 3 tháng và kỳ nộp thuế tháng 8 được gia hạn 2 tháng, tháng 9 là 1 tháng. Tức là tổng cộng số tháng được gia hạn là 10 tháng cho 4 kỳ tính thuế từ tháng 6 đến tháng 9.

Theo Bộ Tài chính, do đây là giải pháp cấp bách nên cần ban hành ngay để kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và được thực hiện trong năm 2022 nên Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép nghị định có hiệu lực kể từ ngày ký đến hết ngày 31/12/2022. Sau thời gian gia hạn theo nghị định này, việc nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được thực hiện theo quy định hiện hành.

Đánh giá tác động việc áp dụng chính sách này đến thu ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính cho biết, bình quân số thuế tiêu thụ đặc biệt mà các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước nộp cho ngân sách nhà nước dao động trong khoảng 2.450 - 2.800 tỷ đồng/tháng.

Trong trường hợp nhu cầu xe điện tăng lên khi giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xe điện chạy pin, thay thế cho xe chạy xăng, thì dự kiến giảm thu ngân sách khoảng 2.000 - 3.000 tỷ đồng, tức là bình quân mỗi tháng giảm 170 - 250 tỷ đồng.

Như vậy, tổng số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt dự kiến phát sinh được gia hạn trong 4 kỳ (từ kỳ tính thuế tháng 6 đến tháng 9/2022) là khoảng 9.300 - 11.400 tỷ đồng. Với thời gian gia hạn tương đương 10 tháng thì số tiền thuế được gia hạn bình quân trên 2.000 tỷ đồng/tháng, tương đương với tổng số tiền được gia hạn là trên 20.000 tỷ đồng.

Để thuận tiện cho việc thực hiện chính sách này, người nộp thuế thuộc đối tượng được gia hạn gửi giấy đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (bằng phương thức điện tử hoặc gửi bản giấy trực tiếp đến cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu điện). Các giấy tờ này sẽ được gửi một lần cho toàn bộ các kỳ được gia hạn cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt, nên không phát sinh thủ tục hành chính mới./.

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) lý giải việc cấm ngay các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Sức bật của nông sản Việt!

Sức bật của nông sản Việt!

Cán cân thương mại ngành nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam 10 tháng năm 2024 ước đạt thặng dư 15,21 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD.
Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Thị trường Liên minh châu Âu (EU) có yêu cầu cao về chất lượng là điểm đến hấp dẫn của ngành tôm nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tôm đạt tiêu chuẩn xuất đi EU không chỉ giúp tăng giá trị sản phẩm mà còn khẳng định vị thế của ngành tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Giá USD ngân hàng tăng mạnh lên 24.250 đồng. Theo chuyên gia, giá USD trong nước tăng chủ yếu do áp lực liên quan đến yếu tố quốc tế.
BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường  và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ban hành Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại (Khung ESMS), đánh dấu một bước đi tiên phong trong việc đồng hành với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đẩy mạnh giao thương toàn cầu và tăng trưởng bền vững.
BIDV: Từng bước hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu

BIDV: Từng bước hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu

Với tầm nhìn trở thành ngân hàng tiên phong cung cấp giải pháp toàn diện và góp phần hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu (XNK), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã bắt tay hợp tác với hai đối tác uy tín trong lĩnh vực công nghệ và logistics.
Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền

Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền

Sau gần 2 tháng tạm ngừng trong bối cảnh áp lực tỷ giá gia tăng, chiều 18/10, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu qua kênh thị trường mở để hút tiền.
Sau chuyển giao bắt buộc, số phận 2 ngân hàng 0 đồng sẽ ra sao?

Sau chuyển giao bắt buộc, số phận 2 ngân hàng 0 đồng sẽ ra sao?

Sau khi chính thức nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng, MB quyết định cử ông Lê Xuân Vũ - thành viên Ban điều hành MB - đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc thường trực của OceanBank. Vietcombank cho biết CB vẫn là pháp nhân độc lập và không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính.
Giá điện tăng 4,8%: Không tác động mạnh đến lạm phát nhưng gây áp lực chi tiêu

Giá điện tăng 4,8%: Không tác động mạnh đến lạm phát nhưng gây áp lực chi tiêu

Giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% từ ngày 11/10, theo các chuyên gia, mức tăng giá trên tác động không nhiều đến lạm phát nhưng sẽ gây áp lực chi tiêu.
Việt Nam xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu

Việt Nam có hơn 40.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, dẫn đầu ASEAN về số lượng doanh nghiệp, và xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu, theo bảng xếp hạng Agility 2022.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động