Còn nhiều khó khăn cho ngành tôm

Xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức như giá xuất khẩu giảm, áp lực cạnh tranh mạnh từ các nguồn cung đối thủ, chi phí vận chuyển và giá đầu vào tăng mạnh…

Tôm Việt phải cạnh tranh gay gắt với tôm Ecuador

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến 15/5/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 1,1 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến hết quý II năm nay, xuất khẩu tôm có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khi tồn kho giảm bớt, giá xuất khẩu khả quan hơn, nhu cầu tích cực hơn từ các thị trường chính.

Còn nhiều khó khăn cho ngành tôm
Còn nhiều khó khăn cho ngành tôm

Về thị trường, tính đến 15/5/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt 134 triệu USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ. Mặc dù con số lũy kế từ đầu năm chỉ tăng nhẹ nhưng xuất khẩu tôm sang thị trường này đã có xu hướng tăng tốt trong các tháng gần đây.

Ở thị trường Nhật Bản tính đến 15/5/2024, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt 161 triệu USD, giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ. Thị trường Nhật Bản cũng có xu hướng tương tự thị trường EU. Giá trị xuất khẩu lũy kế từ đầu năm giảm nhẹ những đã có dấu hiệu tăng từ tháng 4.

Các đơn hàng từ EU và Nhật Bản dự kiến tăng trong quý II năm nay. Nhất là thị trường EU, có dấu hiệu cho thấy nhu cầu tăng, nhất là với các sản phẩm tôm có chứng nhận. Nhu cầu từ Nhật Bản cũng khá tích cực tuy nhiên đơn đặt hàng chậm hơn do đồng yên mất giá và tuần lễ (Golden Week).

Tính đến 15/5/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc& HK đạt 223 triệu USD, tăng 31%. Mặc dù con số lũy kế sang thị trường Trung Quốc& HK tăng nhưng xuất khẩu sang thị trường này đã có dấu hiệu giảm trong những tháng gần đây.

Dự kiến, xuất khẩu tôm sang thị trường này trong quý II sẽ khó có thể tăng trưởng mạnh. Nguyên nhân là do nhu cầu tôm đông lạnh của Trung Quốc chậm lại. Trên thị trường này, Việt Nam còn phải cạnh tranh mạnh với Ecuador.

Bắt đầu từ 1/5/2024, Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu xuống 0% cho tôm Ecuador theo Hiệp định Thương mại Tự do song phương. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp tôm cho Trung Quốc còn phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh từ sản lượng tôm nội địa tăng gây áp lực lên giá tôm nhập khẩu.

Hầu hết các nhà máy chế biến lớn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc& HK đã phải điều chỉnh giá nguyên liệu giảm 1-3%.

Thuế CVD có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu tôm Việt sang Mỹ

Trong khi thuế CVD có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ. Tính tới tháng 4 năm nay, Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ tôm chân trắng khả quan của Việt Nam.

Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ tôm chân trắng khả quan
Giá tôm chân trắng khả quan tại thị trường Mỹ

Trong tháng 3/2024, Mỹ là thị trường duy nhất chứng kiến giá xuất khẩu trung bình tôm chân trắng đông lạnh tăng và vào tháng 4, giá lại tăng nhẹ 1% lên 9,80 USD/kg. Khối lượng nhập khẩu tôm chân trắng của Mỹ từ Việt Nam trong tháng 4 năm nay vẫn ổn định ở mức 4.168 tấn, mức cao hơn các thị trường khác.

Khối lượng nhập khẩu tôm chân trắng của Trung Quốc giảm nhẹ xuống còn 3.399 tấn trong tháng 4/2024 - khối lượng hàng tháng thấp nhất kể từ tháng 3/2023.

Giá trung bình xuất khẩu tôm chân trắng đông lạnh sang Trung Quốc vẫn ổn định ở mức 6,40 USD/kg, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2023, nhưng cao hơn so với mức giá của năm 2021 và 2022.

Tháng 4/2024, xuất khẩu tôm chân trắng sang EU đạt 3.366 tấn- mức cao nhất từ tháng 8/2023. Giá trung bình xuất khẩu tôm chân trắng đông lạnh tăng sau khi giảm 1,4% xuống 7,40 USD/kg trong tháng 3.

Trong tháng 4 năm nay, giá xuất khẩu trung bình tôm chân trắng đông lạnh sang Nhật Bản giảm 1,2% đạt 8,50 USD/kg. Giá xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 4,1% đạt 7,40 USD/kg.

Giá xuất khẩu trung bình tôm sú đông lạnh sang Trung Quốc giảm, giá xuất khẩu sang Mỹ ổn định

Nhập khẩu tôm sú của Trung Quốc từ Việt Nam tăng, đạt mức cao nhất từ tháng 10/2023 với 922 tấn tuy nhiên giá xuất khẩu trung bình tôm sú đông lạnh sang thị trường này giảm trong tháng 4, giảm 11,2% đạt 9,50 USD/kg.

Trong khi đó, khối lượng nhập khẩu tôm sú của Mỹ từ Việt Nam giảm, đạt 178 tấn,nhưng giá vẫn giữ ổn định ở mức 18,80 USD/kg - mức cao nhất trong một năm.

Xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức như giá xuất khẩu giảm, áp lực cạnh tranh mạnh từ các nguồn cung đối thủ, chi phí vận chuyển và giá đầu vào tăng mạnh, xung đột địa chính trị, suy thoái kinh tế thế giới.

Các doanh nghiệp tôm đã và đang nỗ lực vạch ra các chiến lược để phát triển như gia tăng chất lượng, tạo sự khác biệt cho sản phẩm của mình trên thị trường. Bên cạnh đó, áp dụng khoa học công nghệ vào cả khâu sản xuất và khâu nuôi để nâng hiệu suất và giảm giá thành sản phẩm.

Ngành tôm đang gặp nhiều khó khăn Ngành tôm đang gặp nhiều khó khăn
Hội chợ triển lãm quốc tế VietShrimp 2024: Mở rộng kinh doanh trong ngành Thủy sản Hội chợ triển lãm quốc tế VietShrimp 2024: Mở rộng kinh doanh trong ngành Thủy sản
Bước sang quý I/2024, ngành tôm Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt Bước sang quý I/2024, ngành tôm Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt
Doanh nghiệp ngành tôm nỗ lực “vượt sóng” Doanh nghiệp ngành tôm nỗ lực “vượt sóng”
Mai Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới

Chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỷ, nhưng những bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn.
Thủ tướng yêu cầu điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ sản xuất, buôn bán thuốc giả

Thủ tướng yêu cầu điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ sản xuất, buôn bán thuốc giả

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm trong vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Hướng dẫn xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Hướng dẫn xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại. Trong đó có các quy định về xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Tạo sự thống nhất và đồng bộ cho việc triển khai hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Tạo sự thống nhất và đồng bộ cho việc triển khai hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý quan trọng, tạo sự thống nhất và đồng bộ cho việc triển khai hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Chỉ số sản xuất công nghiệp xác lập kỷ lục 5 năm

Chỉ số sản xuất công nghiệp xác lập kỷ lục 5 năm

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I/2025 ước tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay.
Mỹ áp thuế 46% gây áp lực và thách thức cho xuất khẩu

Mỹ áp thuế 46% gây áp lực và thách thức cho xuất khẩu

Tại họp báo Chính phủ chiều 6/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết mức thuế đối ứng 46% từ Mỹ sẽ tác động không tốt đến hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, thu hút FDI, dịch vụ và lao động...
Xuất nhập khẩu quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD

Xuất nhập khẩu quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,16 tỷ USD.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Chính phủ đàm phán với Mỹ điều chỉnh thuế đối ứng cho thủy sản, đồng thời muốn Việt Nam giảm thuế nhập hàng Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước sẽ được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của kỳ tính thuế từ tháng 2 đến tháng 6 năm nay, với thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 20/11/2025.
Ký kết hợp tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ

Ký kết hợp tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ

Ngày 3/4/2025, Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác giữa Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS), Viện Công nghệ xạ hiếm (ITRRE), Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên – Đại học Thái Nguyên và Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ HAMINT về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động