Xuất khẩu gạo có nhiều cơ hội bứt phá trong năm 2022

Khối lượng gạo xuất khẩu năm 2021 đạt tương đương năm 2020 với giá trị mang về trên dưới 3,27 tỷ USD, tăng 4,8% so với năm ngoái. Ngay từ đầu năm 2022, xuất khẩu gạo đã rất lạc quan, theo các chuyên gia dự báo xuất khẩu gạo năm nay sẽ có sự bứt phá mạnh.
Xuất khẩu 6,24 triệu tấn gạo trong năm 2021 Xuất khẩu gạo đang tận dụng tốt các ưu đãi từ Hiệp định EVFTA Xuất khẩu gạo 11 tháng năm 2021 đạt gần 5,75 triệu tấn
Xuất khẩu gạo có nhiều cơ hội bứt phá trong năm 2022
Xuất khẩu gạo có nhiều cơ hội bứt phá trong năm 2022

Xuất khẩu gạo “vượt bão” COVID-19

Từ tháng 4/2021 xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn khi đại dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi sản xuất. Trước bối cảnh đó, các bộ ban ngành đã ban hành các chính sách hỗ trợ việc xuất khẩu gạo cũng như kiến nghị Chính phủ tạo thuận lợi tiếp cận nguồn vốn thu mua thóc, gạo hàng hoá. Từ đó, ngành gạo nói chung cũng như doanh nghiệp gạo nói riêng đã thích ứng thành công.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), khối lượng gạo xuất khẩu năm 2021 đạt tương đương năm 2020 với giá trị mang về trên dưới 3,27 tỷ USD, tăng 4,8% so với năm ngoái. Giá xuất khẩu gạo năm 2021 đã đạt 530 USD/tấn, tăng 8% so với năm 2020.

Diễn biến này cho thấy xuất khẩu gạo của Việt Nam đang đi đúng hướng giảm khối lượng, tăng giá trị xuất khẩu nhờ nâng cao chất lượng.

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2021 xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines đạt kim ngạch cao nhất với 2,45 triệu tấn, tương đương trên 1,25 tỷ USD, giá trung bình 509,7 USD/tấn, tăng 10,7% về lượng, tăng 18,5% về kim ngạch và tăng 7,1% về giá so với năm 2020, chiếm 39,4% trong tổng lượng và chiếm 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Riêng tháng 12/2021 xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 151.614 tấn, tương đương 75,2 triệu USD, giá trung bình 496 USD/tấn, giảm 27,9% về lượng, giảm 29,4% về kim ngạch và giảm 2,1% về giá so với tháng 11/2021. So với tháng 12/2020 cũng giảm mạnh 45,3% về lượng, giảm 48,5% kim ngạch, giá giảm 5,9%.

Khối lượng và giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2021
Khối lượng và giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2021

Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc năm 2021 tăng mạnh 30,6% về lượng, tăng 12,9% về kim ngạch nhưng giảm 13,6% về giá so với năm 2020, đạt 1,06 triệu tấn, tương đương 522,72 triệu USD, giá trung bình 493,7 USD/tấn; chiếm 17% trong tổng lượng và chiếm 15,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Tiếp sau đó là xuất khẩu gạo sang thị trường Gana trong tháng 12/2021 giảm mạnh 29,5% về lượng và giảm 31,8% về kim ngạch so với tháng 11/2021, đạt 69.650 tấn, tương đương 36,76 triệu USD; Tính chung cả năm 2021 xuất khẩu tăng 29,8% khối lượng và tăng 39,4% về kim ngạch so với năm 2020, đạt 678.478 tấn, tương đương 393,63 triệu USD, giá 580,2 USD/tấn; chiếm 10,9% trong tổng lượng và chiếm 12% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Xuất khẩu gạo năm 2022 sẽ có sự bứt phá mạnh

Theo dự báo của Hiệp hội lương thực Việt Nam, dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng các hoạt động thương mại trên thế giới không thể ngưng trệ, thậm chí còn tăng mạnh hơn bởi nhu cầu tiêu dùng và dự trữ các mặt hàng lương thực, thực phẩm cũng tăng để ứng phó với dịch COVID-19 và gạo là một trong những mặt hàng được các quốc gia tăng dự trữ nhiều nhất. Đặc biệt, trong điều kiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, logistics đã được khơi thông trở lại sau đợt giãn cách do dịch COVID-19.

Chính vì vây, dự báo năm 2022 vẫn là một năm nhiều cơ hội đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam. Đặc biệt sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tất cả đi vào ổn định.

Xuất khẩu gạo có nhiều cơ hội bứt phá trong năm 2022

Nhiều doanh nhân trong ngành lúa gạo cũng cho hay, ngay từ đầu năm, xuất khẩu gạo đã rất lạc quan, báo hiệu xuất khẩu gạo năm nay sẽ có sự bứt phá mạnh hơn bởi nhiều yếu tố hậu thuẫn có lợi cho cả doanh nghiệp và người trồng lúa như: Nhu cầu và giá lương thực trên thế giới tăng, sức chống chịu của doanh nghiệp tăng và đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam đã có thêm nhiều kinh nghiệm để ứng phó linh hoạt, sản xuất an toàn trong dịch COVID-19, đảm bảo nguồn cung phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Bà Đặng Thị Liên - Giám đốc Công ty Lương thực thực phẩm Long An nhận định, năm 2022 dự báo vẫn có nhiều cơ hội cho xuất khẩu gạo, bởi nhu cầu của thế giới tăng, hơn nữa chất lượng gạo của Việt Nam được người tiêu dùng trên nhiều nước ưa chuộng.

Ngoài các thị trường truyền thống như Philippines (chiếm tỉ trọng lớn nhất), Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, các nước châu Phi, Hàn Quốc..., thì xuất khẩu gạo sang châu Âu (EU) dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2022 bởi hỗ trợ của Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA).

Theo cam kết, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm. Cam kết này giúp Việt Nam mỗi năm có thể xuất khẩu khoảng 100.000 tấn vào EU. Đặc biệt, đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm, mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có lợi thế để cạnh tranh với gạo của các nước khác khi xuất khẩu vào thị trường này.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần chủ động

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Quốc Toản thông tin, trong chiến lược phát triển ngành lúa gạo từ nay đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu giảm sản lượng, giảm số lượng gạo xuất khẩu và tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Đây chính là định hướng đúng đắn về tái cơ cấu ngành lúa gạo, làm cơ sở để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành lúa gạo sang chiều sâu. Đáp ứng tiêu chuẩn cao về nhập khẩu và nhu cầu người tiêu dùng ở các nước phát triển.

Ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương (Nguồn: Báo Công Thương).
Ông Trần Quốc Toản - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phát biểu tại một hội nghị (Nguồn: Báo Công Thương).

Cũng theo ông Trần Quốc Toản, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, giá xuất khẩu gạo tăng cao hơn từ 10-20 USD/tấn, tùy loại. Thực tế trong năm 2021, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở top cao nhất trong các nước xuất khẩu gạo truyền thống. Giá gạo cao sẽ hỗ trợ, bù đắp cho số lượng gạo xuất khẩu bị giảm sút do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và khả năng này có thể duy trì trong năm 2022 khi dịch COVID-19 vẫn có nguy cơ bùng phát trở lại tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Vì vậy, để nắm bắt các cơ hội từ việc thực thi hiệp định EVFTA, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần chuẩn bị cho những bước tiến dài và chắc chắn trong thời gian tới.

Trước hết, cần thực hiện tốt định hướng về tái cơ cấu ngành lúa gạo, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, trên cơ sở tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ sạch, thân thiện môi trường; ứng dụng công nghệ chế biến, bảo quản hiện đại và các giống lúa năng suất, chất lượng cao.

Ngành lúa gạo cần tiếp tục nghiên cứu chọn tạo giống mới, ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao phù hợp với thị trường trong nước và thế giới.

Các doanh nghiệp sản xuất và thương nhân xuất khẩu gạo cần nghiên cứu, cải tiến công nghệ và tổ chức dây chuyền sản xuất khép kín theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như HACPP, HALAL hay BRC nhằm đảm bảo khả năng cung ứng các sản phẩm phù hợp với thị hiếu và yêu cầu khó tính của các thị trường tiêu dùng cao cấp như EU.

Bên cạnh đó, việc đạt được các chứng nhận tự nguyện phổ biến tại EU sẽ giúp các thương nhân thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu gạo sang thị trường này.

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nông lâm thủy sản: Điểm tên 5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD

Nông lâm thủy sản: Điểm tên 5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD

Từ đầu năm 2024 đến 15/3, ngành nông nghiệp có 5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô là: Gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, thủy sản, rau quả, gạo. Trong đó, 3 nhóm hàng mới đạt kim ngạch tỷ đô tính trong 2,5 tháng đầu năm là cà phê, rau quả và gạo.
Doanh nghiệp Việt “tự gõ vào chân mình" khi đẩy giá thành điều nguyên liệu cao hơn giá bán

Doanh nghiệp Việt “tự gõ vào chân mình" khi đẩy giá thành điều nguyên liệu cao hơn giá bán

Doanh nghiệp Việt đang “tự gõ vào chân mình" khi tự đẩy giá thành điều nguyên liệu cao hơn giá bán. Tình trạng này khiến hầu hết các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều nhân trong nước bị thua lỗ hoặc không có lợi nhuận, nhiều nhà chế biến đã phải tạm dừng hoạt động hoặc giảm sản lượng.
Cơ hội rộng mở cho nông sản Việt gia tăng thị phần tại Trung Quốc

Cơ hội rộng mở cho nông sản Việt gia tăng thị phần tại Trung Quốc

Thời gian qua, hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tương đối thuận lợi. Năm 2024, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiềm năng và còn nhiều cơ hội rộng mở cho nông sản Việt tăng thị phần và giá trị xuất khẩu.
Xuất khẩu tiếp tục khởi sắc, ấn tượng 4 nhóm hàng tỷ USD

Xuất khẩu tiếp tục khởi sắc, ấn tượng 4 nhóm hàng tỷ USD

Nửa đầu tháng 3 (từ ngày 1 - 15/3), kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt 16,67 tỷ USD. Đáng chú ý, chỉ trong 15 ngày đầu tháng 3 có tới 4 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
An Giang đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu gạo vào các thị trường trọng điểm

An Giang đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu gạo vào các thị trường trọng điểm

Thời gian tới, An Giang sẽ đổi mới việc xúc tiến thương mại; hỗ trợ các thương nhân kinh doanh gạo, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo thông qua chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu gạo vào các thị trường trọng điểm, truyền thống và các thị trường mới, tiềm năng.
Đề nghị Brazil thay đổi tiêu chuẩn nhập khẩu thủy sản của Việt Nam

Đề nghị Brazil thay đổi tiêu chuẩn nhập khẩu thủy sản của Việt Nam

Brazil đang áp dụng tiêu chuẩn phụ gia, phốt phát và thực hiện kiểm tra chỉ tiêu phụ gia đối với cá tra Việt Nam không phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng thị trường. Hiện vấn đề này cần phía Brazil xem xét lại.
Xuất khẩu thép sang thị trường EU đối mặt với hai rào cản lớn

Xuất khẩu thép sang thị trường EU đối mặt với hai rào cản lớn

Mặc dù đạt kết quả xuất khẩu cao trong năm vừa qua, song từ giữa năm 2023 và nhất là từ năm 2024 trở đi, xuất khẩu thép sang thị trường EU phải đối mặt với nhiều thách thức có thể tác động tới xuất khẩu của ngành.
Ngành rau quả có nhiều triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới

Ngành rau quả có nhiều triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới

Lần đầu tiên xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt và vượt con số 1 tỉ USD ngay trong quý đầu tiên của năm. Điều này cho thấy ngành rau quả có nhiều triển vọng tăng trưởng trong thời gian sắp tới. Các thị trường tiêu thụ quan trọng vẫn là Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản…
Trung Quốc mạnh tay gom tôm hùm, xuất khẩu vọt tăng gấp gần 19 lần

Trung Quốc mạnh tay gom tôm hùm, xuất khẩu vọt tăng gấp gần 19 lần

2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm hùm đạt gần 30 triệu USD, cao hơn 18 lần so với mức 1,6 triệu USD cùng thời điểm 2023.
Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường Canada

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường Canada

Đối với thị trường Canada, cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam sang thị trường này vẫn rất khả quan, bởi Canada là thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 4 thế giới sau EU, Mỹ và Anh.
Nông sản đang là “bức tranh sáng” trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Nông sản đang là “bức tranh sáng” trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Nông sản đang là “bức tranh sáng” trong tổng thể hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam những tháng đầu năm nay, với nhiều điểm đột phá. Các chuyên gia nhận định, với "cánh cửa" mở rộng tại nhiều thị trường, kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2024 hoàn toàn có thể đạt mục tiêu 55 tỷ USD.
Xuất khẩu hoa hồi Việt Nam thu về gần 8 triệu USD trong 2 tháng đầu năm

Xuất khẩu hoa hồi Việt Nam thu về gần 8 triệu USD trong 2 tháng đầu năm

Xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 558 tấn và thu về 3,4 triệu USD trong tháng 2/2024. Lũy kế 2 tháng đầu năm, nước ta thu về 7,9 triệu USD với 1.437 tấn hoa hồi, giảm nhẹ 2,3% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp nên làm gì để xuất khẩu nông sản vào ASEAN đạt tỷ USD?

Doanh nghiệp nên làm gì để xuất khẩu nông sản vào ASEAN đạt tỷ USD?

Tháng 2/2024, Việt Nam xuất khẩu rau quả sang 6 thị trường thuộc khối ASEAN với tổng trị giá 19,31 triệu USD, giảm 13% so với mức 22,2 triệu USD ghi nhận cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu cà phê có thể đạt 5 tỉ USD trong năm 2024

Xuất khẩu cà phê có thể đạt 5 tỉ USD trong năm 2024

Hiện nay giá cà phê đang tăng mạnh, nên dù sản lượng cà phê xuất khẩu ra thế giới có thể giảm nhưng giá trị kim ngạch có thể vẫn bứt phá. Dự kiến xuất khẩu cà phê có thể đạt khoảng 4,5 - 5 tỉ USD trong năm 2024.
Đánh thuế 10% với dịch vụ xuất khẩu gây bất lợi cho doanh nghiệp chế xuất

Đánh thuế 10% với dịch vụ xuất khẩu gây bất lợi cho doanh nghiệp chế xuất

Theo VASEP, Việc đánh thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xuất khẩu là không phù hợp với thông lệ, xu hướng của thế giới, tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu so với các nước.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam

Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ sang 13 thị trường trong năm 2023, tuy nhiên Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba thị trường xuất khẩu dăm gỗ chính của Việt Nam, chiếm 92,4% tổng lượng và 92,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta.
Rau quả xuất khẩu kỳ vọng đạt kỷ lục mới trong năm 2024

Rau quả xuất khẩu kỳ vọng đạt kỷ lục mới trong năm 2024

Sản lượng sầu riêng của Việt Nam lợi thế hơn nhiều nước bởi trồng gối vụ, sản lượng có quanh năm. Không những thị trường Trung Quốc, mà cả các thị trường khác. Năm 2024, ngành rau quả có nhiều cơ hội đạt được kỷ lục mới.
Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - (Sơn Đông) Trung Quốc còn rất nhiều dư địa để khai thác

Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - (Sơn Đông) Trung Quốc còn rất nhiều dư địa để khai thác

Hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) còn rất nhiều dư địa để khai thác.
Tháng 2/2024, xuất khẩu dầu thô thu về hơn 200 triệu USD

Tháng 2/2024, xuất khẩu dầu thô thu về hơn 200 triệu USD

Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong tháng 2/2024 đạt 315.531 tấn với trị giá hơn 218,5 triệu USD, tăng 75,1% về lượng và tăng 77,7% về trị giá so với tháng 1/2024. Đây là mặt hàng hiếm hoi tăng trưởng dương so với tháng trước và có mức tăng trưởng mạnh nhất trong tất cả các mặt hàng.
Philippines dự kiến nhập đến 4,1 triệu tấn gạo, thời cơ xuất khẩu gạo Việt Nam

Philippines dự kiến nhập đến 4,1 triệu tấn gạo, thời cơ xuất khẩu gạo Việt Nam

Gạo là mặt hàng thiết yếu tại Philippines và dự kiến trong năm 2024 Philippines có thể nhập tới 4,1 triệu tấn gạo, đây là thời cơ cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Năm 2024, xuất khẩu chuối sang Trung Quốc có thể đạt 200 triệu USD

Năm 2024, xuất khẩu chuối sang Trung Quốc có thể đạt 200 triệu USD

Chuối nằm trong top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn sang Trung Quốc. Dự báo, năm 2024 xuất khẩu chuối đạt khoảng 310 - 312 triệu USD, trong đó riêng thị trường Trung Quốc đạt khoảng 200 triệu USD.
2 tháng đầu năm 2024, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về xuất khẩu hàng hóa

2 tháng đầu năm 2024, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về xuất khẩu hàng hóa

Kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM đến hết tháng 2/2024 đạt 6,6 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2023 và hiện đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu.
Cơ hội để doanh nghiệp ngành gỗ bứt phá trong năm 2024

Cơ hội để doanh nghiệp ngành gỗ bứt phá trong năm 2024

Năm 2024 chưa phải “thời điểm vàng” của ngành gỗ. Tuy nhiên, cơ hội mở rộng, phát triển thị phần được cho là khá lớn. Các Hiệp định Thương mại tự do được Việt Nam phê chuẩn tiếp tục là “cú hích”, cơ hội thuận lợi để ngành gỗ đi xa.
Ngành dệt may tìm giải pháp cho hướng đi mới

Ngành dệt may tìm giải pháp cho hướng đi mới

Kinh tế thế giới vẫn bất ổn, báo hiệu một năm không ít khó khăn với xuất khẩu dệt may, buộc các doanh nghiệp trong ngành phải có biện pháp ứng phó linh hoạt và nỗ lực tìm hướng đi mới.
Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Đức chưa thể ổn định trở lại

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Đức chưa thể ổn định trở lại

Kinh tế của quốc gia thịnh vượng nhất châu Âu này trong năm 2024 cũng dự báo còn nhiều thách thức, điều này dẫn đến xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Đức chưa thể ổn định trở lại trong năm 2024.
Xuất khẩu tôm sang Australia còn nhiều dư địa

Xuất khẩu tôm sang Australia còn nhiều dư địa

Dù chỉ là thị trường tiêu thụ tôm đứng thứ 5 của Việt Nam nhưng Australia được coi là thị trường tiềm năng, nhất là khi nhu cầu tiêu thụ tôm chế biến của thị trường này ngày một cao. Trong khi trình độ chế biến tôm của các doanh nghiệp Việt Nam đang không ngừng tăng, với mặt hàng mới ngày càng phong phú.
Gia hạn thời hạn rà soát nhà xuất khẩu đường mía mới

Gia hạn thời hạn rà soát nhà xuất khẩu đường mía mới

Để có thời gian xem xét toàn diện, khách quan những vấn đề liên quan đến vụ việc cũng như ý kiến của các bên liên quan, căn cứ quy định tại Điều 82 và Điều 90 Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 494/QĐ-BCT về việc gia hạn thời hạn rà soát nhà xuất khẩu đường mía mới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
phu-dien-2
Phiên bản di động