TP.HCM giãn cách xã hội thêm 1 tháng để khống chế các nguồn lây nhiễm

Hiện nay nguy cơ dịch COVID-19 tái bùng phát sẽ mạnh hơn, khốc liệt hơn nếu TP.HCM mất cảnh giác, chủ quan. Vì vậy Thành phố sẽ phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội thêm 1 tháng nữa để tập trung khống chế các nguồn lây nhiễm, từng bước đưa TP.HCM trở về trạng thái bình thường mới.
Bộ Y tế cho phép TP HCM sử dụng 1 triệu liều vắc xin Sinopharm Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: 5 việc cần làm ngay để bảo đảm chuỗi cung ứng nông sản Thành lập 7 “Tổ công tác đặc biệt” phòng, chống COVID-19 tại TP HCM

Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh như vậy tại buổi lễ phát động phong trào “Phát huy sức mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng, chống dịch COVID-19” và ra mắt Trung tâm tiếp nhận, hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn do dịch bệnh tổ chức vào sáng 15/8.

Nguy cơ tái bùng phát mạnh hơn, khốc liệt

Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, Thành phố đã qua 80 ngày kể từ khi phát hiện ổ dịch trong cộng đồng của đợt dịch thứ tư. Thành phố đã triển khai giãn cách xã hội theo nhiều cấp độ tăng cường. Trong đó có 5 tuần siết chặt các biện pháp theo Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch. "Đây là giai đoạn khó khăn chưa từng có đối với hệ thống chính trị và nhân dân Thành phố", ông Mãi nói.

Lãnh đạo Thành phố thấu hiểu và chia sẻ với sự khó khăn, bất tiện, thiệt thòi trong những ngày giãn cách xã hội của người dân. Trong hoàn cảnh dịch bệnh khó khăn như vậy, lãnh đạo Thành phố ghi nhận và tri ân tất cả người dân Thành phố, những cá nhân, tổ chức đã âm thầm cống hiến, chia sẻ, sát cánh trong những ngày chống dịch vừa qua.

TP HCM kéo dài thời gian giãn cách xã hội thêm 1 tháng để khống chế các nguồn lây nhiễm
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TPHCM Phan Văn Mãi phát biểu tại lễ phát động phong trào “Phát huy sức mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng, chống dịch COVID-19”

Ông Phan Văn Mãi nhận định tại TP.HCM, tình hình dịch bệnh có lắng dịu đi phần nào nhưng vẫn còn rất phức tạp. Các tỉnh xung quanh Thành phố có số ca nhiễm mới tăng nhanh những ngày gần đây. Tại TP.HCM, số ca nhiễm của Thành phố vẫn còn cao, hệ thống điều trị quá tải, công tác tiếp nhận điều trị có lúc có nơi chưa đáp ứng kịp, tỉ lệ tử vong chưa giảm.

"Hiện nay, nguy cơ tái bùng phát mạnh hơn, khốc liệt hơn nếu chúng ta mất cảnh giác, chủ quan", ông Mãi nói.

Trong bối cảnh đó, việc thực hiện yêu cầu kiểm soát dịch bệnh trước ngày 15/9/2021 như Nghị quyết 86 của Chính phủ đặt ra là vô cùng nặng nề, đầy thách thức nhưng đây cũng là mong muốn của cả hệ thống chính trị và người dân Thành phố.

Ưu tiên tối đa công tác phòng, chống dịch, đặt sức khoẻ, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết, vì vậy Thành phố phải kéo dài giãn cách xã hội thêm 1 tháng để tập trung khống chế các nguồn lây nhiễm, đưa số ca nhiễm về mức thấp nhất; đưa số ca bệnh về dưới công suất điều trị của hệ thống y tế; giảm nhanh số ca tử vong.

"Chỉ có như vậy mới có thể từng bước đưa thành phố trở về trạng thái bình thường mới", Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Kêu gọi người dân TP.HCM đồng lòng với 4 nhiệm vụ

Để đạt được những mục tiêu như vậy, ông Phan Văn Mãi nêu 4 công việc cũng là lời kêu gọi người dân Thành phố.

Thứ nhất, tiếp tục chấp hành nghiêm yêu cầu giãn cách; chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết và luôn tuân thủ thực hiện 5K. Đối với bà con trong khu cách ly, khu phong tỏa tiếp tục thực hiện triệt để “người cách ly với người, nhà cách ly với nhà”. Chỉ có ý thức và sự tự giác của mọi người sẽ quyết định việc dịch không lây lan trong cộng đồng.

TP HCM tiếp tục giãn cách xã hội đến 15/9 để khống chế nguồn lây
TP.HCM kéo dài thời gian giãn cách xã hội thêm 1 tháng nữa để tập trung khống chế các nguồn lây nhiễm

Thứ hai, trong những ngày tiếp tục giãn cách sắp tới, đồng bào Thành phố nói chung, bà con lao động nghèo nói riêng sẽ phải chịu nhiều thiếu thốn, khó khăn thêm nữa. Thành phố sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa để bảo đảm cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của nhân dân; đồng thời phát động phong trào “lấy sức dân chăm lo cho dân” và huy động tất cả những gì có thể từ nguồn ngân sách Nhà nước, các nguồn lực xã hội, sớm triển khai các gói an sinh để người nghèo, người già neo đơn, lao động tự do mất việc làm và tất cả những người khó khăn có cuộc sống bảo đảm cơ bản cho đến khi Thành phố chuyển sang trạng thái bình thường mới, trong đó có việc đưa vào hoạt động Trung tâm an sinh xã hội.

Thứ ba, tập trung điều trị, giảm tỷ lệ tử vong, tập trung ưu tiên chiến lược điều trị hiệu quả, giảm số người tử vong; rà soát, mở rộng các bệnh viện dã chiến, điều chỉnh hệ thống 5 tầng điều trị phù hợp, khoa học, trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị để kịp thời cấp cứu bệnh nhân trở nặng nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, điều trị bệnh nhân COVID-19, giảm tỷ lệ tử vong.

Xây dựng mạng lưới tình nguyện viên chăm sóc, tư vấn F0 tại nhà với sự tham gia của mạng lưới thầy thuốc đồng hành của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và các tình nguyện viên trong cả nước và Thành phố.

Thứ tư, nỗ lực hết sức để bảo đảm yêu cầu tiêm chủng vaccin cho nhân dân. Việc bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng vaccine có ý nghĩa quyết định trong chiến lược phòng chống dịch. Mặc dù Thành phố đã chủ động tìm mua vaccin từ sớm và được Chính phủ chấp thuận nhưng hiện nay vẫn rất khó khăn về nguồn cung. Vì vậy, cần huy động và sử dụng tối đa mọi nguồn vaccine hiện có, tiêm chủng kịp thời các loại vaccin được Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế cấp phép để mở rộng diện bao phủ vaccin. Bên cạnh đó, ngay khi đã tiêm vaccin đạt tỷ lệ cao nhưng vẫn phải thực hiện 5K trong tình hình mới.

Tình hình dịch bệnh COVID-19, theo bản tin 10h30 sáng 15/8 của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tính đến 6h ngày 15/8, có 147.929 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố, trong đó: 147.533 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 396 trường hợp nhập cảnh.

Hiện đang điều trị 32.293 bệnh nhân, trong đó: có 2.237 trẻ em dưới 16 tuổi, 1.851 bệnh nhân nặng đang thở máy và 15 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Trong ngày 14/8 có 3.417 bệnh nhân xuất viện, tổng số xuất viện cộng dồn từ 01/01/2021 đến nay là 70.727 bệnh nhân. Có 285 trường hợp tử vong trong ngày.

M.Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

Quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu Diễn văn do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).
Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

7h45 sáng 7/5, lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ bắt đầu diễn ra tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
Dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Mới đây, Bộ Y tế đưa ra dự thảo, đề xuất quy định danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp và các tiêu chí đề xuất các bệnh mới, đặc thù bổ sung vào danh mục.
Đề xuất tiêu chuẩn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông

Đề xuất tiêu chuẩn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư ban hành tiêu chuẩn và hướng dẫn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền.
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó phù hợp

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó phù hợp

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa thế giới và trong nước để chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời.
Uống nước xạ đen hàng ngày có tốt cho sức khoẻ?

Uống nước xạ đen hàng ngày có tốt cho sức khoẻ?

Xạ đen được xem là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư, giải độc gan, cải thiện giấc ngủ...nhưng với người bình thường có nên uống xạ đen hàng ngày hay không?
Bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng, Bộ Y tế đề nghị chủ động phòng, chống dịp nghỉ lễ

Bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng, Bộ Y tế đề nghị chủ động phòng, chống dịp nghỉ lễ

Bộ Y tế cho biết, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát, tuy nhiên trong bối cảnh chung của thế giới, Việt Nam đã ghi nhận rải rác các ca mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế vừa yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.
Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”

Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”

Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp với Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS); Hội đào tạo và phát triển nghề làm đẹp Việt Nam (VNBA); Công ty Cổ phần Adpex tổ chức Diễn đàn trực tuyến với chủ đề: “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”.
Quả hồng ngon, bổ nhưng tại sao không nên ăn quá nhiều?

Quả hồng ngon, bổ nhưng tại sao không nên ăn quá nhiều?

Cuối thu là thời điểm quả hồng chín rộ. Đây là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng và được gọi với những cái tên rất kêu nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây hại rất lớn tới sức khỏe, thậm chí phải nhập viện.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động