TP.HCM: Gần 120 tỉ đồng xử lý rác mỗi năm đi về đâu?

Chi phí xử lý rác tại Công ty Tâm Sinh Nghĩa và Công ty Vietstar đã được UBND TP.HCM trả theo khối lượng điều phối, nhưng,hàng ngày vẫn có hàng trăm tấn rác tồn kho để ngoài trời gây nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Không xử lý hết rác vẫn nhận đủ tiền ngân sách

Nhà máy xử lý rác công nghệ đốt của Công ty Tâm Sinh Nghĩa và Công ty Vietstar tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp (xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM) có công suất thiết kế lần lượt là 1.000 tấn/ngày và 1.400 tấn/ngày.

Thế nhưng, cơ quan chức năng TP.HCM hàng ngày vẫn điều phối chất thải sinh hoạt đến Công ty Tâm Sinh Nghĩa là 1.200 tấn/ngày và Công ty Vietstar là 1.800 tấn/ngày, vượt quá công suất thiết kế.

Theo tờ Ngày nay thông tin, chi phí xử lý rác mà TP.HCM trả cho Công ty Vietstar là 20,4 USD/tấn. Với 1.800 tấn rác mà Công ty Vietstar được điều phối mỗi ngày thì số tiền mà doanh nghiệp này nhận được tương đương khoảng 844,5 triệu đồng/ngày.

Tuy nhiên, Công ty Vietstar chỉ xử lý hết công suất được 1.400 tấn/ngày, 400 tấn còn lại dù đã nhận tiền (khoảng 187,5 triệu đồng/ngày) từ ngân sách mà TP.HCM trả nhưng lại không có đủ năng lực xử lý.

TP.HCM: Gần 120 tỉ đồng xử lý rác mỗi năm đi về đâu?
Bãi tồn dư rác chưa được xử lý của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp (xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM) gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước (Ảnh V.Đ.P).

Để tìm hướng giải quyết, Công ty Vietstar đã chuyển 400 tấn rác này qua bãi chôn lấp Phước Hiệp của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM xử lý với giá rẻ hơn là 360.000 đồng/tấn (tương đương 15,6 USD/tấn). Phần chênh lệch xử lý rác hưởng từ số lượng rác dôi dư 400 tấn chuyển qua bãi chôn lấp Phước Hiệp mỗi ngày là 1.920 USD (tương đương 44,1 triệu đồng/ngày).

Còn tại Công ty Tâm Sinh Nghĩa, hiện mỗi ngày công ty này tiếp nhận khoảng 1.200 tấn rác với chi phí xử lý rác TP.HCM trả là 20,38 USD/tấn, tổng cộng là 24.456USD (tương đương 562,5 triệu đồng/ngày).

Thế nhưng, mỗi ngày Công ty Tâm Sinh Nghĩa chỉ đủ năng lực xử lý 900 tấn rác, phần còn lại khoảng 300 tấn chuyển qua bãi chôn lấp Phước Hiệp của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM xử lý với giá 360.000 đồng/tấn (tương đương 15,6 USD/tấn), phần chênh lệch hưởng từ số lượng 300 tấn rác dôi dư chuyển qua bãi Phước Hiệp mỗi ngày là 1.434 USD (tương đương 33 triệu đồng/ngày).

Với phép tính đơn giản, mỗi năm Công ty Tâm Sinh Nghĩa và Công ty Vietstar nhận được số tiền khoảng 120 tỉ đồng ngân sách cho phần rác không thể xử lý.

Trừ đi chi phí đã trả cho đơn vị nhận xử lý giúp thì hàng năm Công ty Tâm Sinh Nghĩa và Công ty Vietstar vẫn được hưởng lợi khoảng 28 tỉ đồng dù không phải xử lý rác.

TP.HCM: Gần 120 tỉ đồng xử lý rác mỗi năm đi về đâu?
Một phần khu chứa rác chưa qua xử lý của Công ty Vietstar tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp (xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM).

Nhận tiền ngân sách, rác vẫn chất đống

Hàng năm được TP.HCM lấy ngân sách trả cho việc xử lý rác nhưng hiện tại nhà máy của Công ty Tâm Sinh Nghĩa và Công ty Vietstar tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp rác vẫn chất đống.

Một cán bộ giám sát chuyên môn ở hai nhà máy này tiết lộ, hàng ngày bình quân lượng rác dôi dư không thể xử lý được ở mỗi nhà máy của Vietstar và Tâm Sinh Nghĩa từ 200 - 300 tấn rác.

Mặc dù vậy, thực tế thì lượng rác dôi dư hàng ngày ở Khu liên hợp này theo đánh giá nhiều hơn rất nhiều so với lượng dôi dư bình quân mà cán bộ giám sát tiết lộ. Trong khi, cả Công ty Tâm Sinh Nghĩa và Công ty Vietstar đều không có chức năng xử lý rác theo công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh.

Lượng rác này được dồn đống, ngày này qua ngày khác khiến nước rỉ rác, mùi hôi thối, độc chất chảy ra môi trường xung quanh, thẩm thấu vào mạch nước ngầm, không khí và nguồn nước mặt.

Mặt khác, năng lực xử lý rác của 2 công ty ngày càng xuống cấp do hệ thống phân loại, xử lý đốt rác được lắp đặt từ hơn 10 năm trước. Đơn cử như hệ thống xử lý khói của nhà máy xử lý rác của Công ty Tâm Sinh Nghĩa đang tạm ngưng để bảo trì nhưng hàng ngày vẫn phải đốt rác, từng cột khói cao ngất trời tuôn trào vào không khí mang theo nhiều độc chất trong đó có cả chất độc dioxin chưa qua xử lý thải vào môi trường.

Ngọc Khanh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Đó là nội dung tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 vừa được Chính phủ ban hành.
Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,3 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới.
Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bộ Công Thương đã có Thông báo số 78/TB-PVTM về việc ban hành bản câu hỏi điều tra chính thức dành cho nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đạt hơn 33 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đạt hơn 33 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng năm 2023 ước đạt 59,69 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu 33,21 tỷ USD, nhập khẩu 26,48 tỷ USD.
Việt Nam xuất siêu hơn 20 tỷ USD sau 8 tháng

Việt Nam xuất siêu hơn 20 tỷ USD sau 8 tháng

8 tháng năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 20,19 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 5,26 tỷ USD).
Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023: Cơ hội trải nghiệm ưu đãi hấp dẫn nhất trong năm

Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023: Cơ hội trải nghiệm ưu đãi hấp dẫn nhất trong năm

Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023 được tổ chức với hy vọng, không chỉ là nơi mua sắm và trải nghiệm cho người dân và du khách dịp cuối năm mà còn là "cầu nối" giúp nhiều doanh nghiệp thâm nhập hệ thống bán lẻ thị trường Thủ đô và cả nước.
Ấn Độ sẽ cấm xuất khẩu đường trong niên vụ tới

Ấn Độ sẽ cấm xuất khẩu đường trong niên vụ tới

Sau gạo, Ấn Độ dự kiến sẽ cấm các nhà máy xuất khẩu đường trong niên vụ tới, bắt đầu từ tháng 10/2023. Động thái này diễn ra lần đầu tiên sau 7 năm do tình trạng thiếu mưa làm giảm năng suất mía.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động