Tổng cục Hải quan đưa phương án giải quyết ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái

Tổng cục Hải quan vừa có Văn bản số 3847/TCHQ-GSQL gửi Cục Hải quan TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn về việc giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái.
Thực hiện 3 nhóm giải pháp "giảm áp" cho cảng Cát Lái Cảng Cát Lái tạm ngưng tiếp nhận nhiều loại hàng Xử lý 700 container hàng quá cảnh tồn đọng tại cảng Cát Lái

Để tháo gỡ, giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái, TP HCM, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thủ tục hải quan tạm thời trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19.

Cụ thể, cho phép vận chuyển hàng hóa đang lưu giữ tại cảng Cát Lái đến cảng biển khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các cảng cạn ICD, với điều kiện đảm bảo hàng hóa không thuộc danh mục hàng nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập theo quy định tại Quyết định 23/2019/QĐ-TTg ngày 27/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Cảng Cát Lái
Tổng cục Hải quan đưa phương án giải quyết ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái

Bên cạnh đó, hàng hóa phải chưa đăng ký tờ khai nhập khẩu; hàng không có dấu hiệu nghi vấn, vi phạm trong diện các cơ quan chức năng theo dõi, kiểm tra theo thông báo của cơ quan hải quan; vận chuyển toàn bộ lô hàng, thuộc cùng một vận tải đơn, cùng một chủ hàng, về cùng một địa điểm lưu giữ hàng hóa.

Văn bản nêu rõ, hàng hóa được vận chuyển đến cảng biển, cảng ICD để lưu giữ quy định, hàng nhập khẩu của doanh nghiệp Đồng Nai được chuyển về ICD Tân Cảng Long Bình hoặc ICD Tân Cảng Nhơn Trạch.

Hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp tại tỉnh Bình Phước được vận chuyển về ICD Tân cảng Sóng Thần. Hàng nhập khẩu của doanh nghiệp các tỉnh miền Tây được vận chuyển về Tân cảng Hiệp Phước.

Cục Hải quan TP HCM phối hợp với Cục Hải quan các tỉnh, thành phố quản lý, giám sát chặt chẽ đối với từng lô hàng khi bắt đầu vận chuyển từ cảng Cát Lái đến khi doanh nghiệp nhập khẩu hoàn thành thủ tục hải quan lấy hàng ra khỏi địa điểm lưu giữ.

Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn và doanh nghiệp quản lý địa điểm có hàng hoá vận chuyển đến chịu trách nhiệm quản lý.

Đồng thời, Tân cảng Sài Gòn chịu mọi chi phí vận tải, lưu giữ đối với các lô hàng tồn đọng từ khi vận chuyển từ cảng Cát Lái đến cảng Tân cảng Hiệp Phước và đến khi hoàn thành việc xử lý hàng tồn đọng.

Thời gian áp dụng phương án giải quyết việc lưu giữ, giám sát hàng hoá tồn đọng thực hiện đến hết ngày 31/12.

Về việc điều tiết đối với hàng hoá đang vận chuyển trên phương tiện vận chuyển chưa dỡ xuống cảng Cát Lái và hàng hoá nhập đã dỡ xuống cảng Cái Mép đang chờ xếp lên để về cảng Cát Lái thì Tân cảng Sài Gòn thông báo cho khách có là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hãng tàu, đại lý hãng tàu về tình trạng ùn tắc tại Tân cảng Cát Lái để khách hàng có phương án lưu giữ hàng hoá tại cảng Cái Mép.

Đồng thời điều chỉnh cảng đích về Cái Mép để doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu hải quan theo quy định.

Theo Tổng Cục Hải quan, việc ban hành văn bản khẩn nhằm kịp thời hỗ trợ, giúp doanh nghiệp giảm tải hàng hoá lưu giữ tại cảng.

Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hoá, đảm bảo lưu thông hàng hoá, duy trì chuỗi cung ứng, sản xuất cho doanh nghiệp, cùng cả nước chung tay vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Công văn có hiệu lực kể từ thời điểm ban hành đến sau 15 ngày kể từ ngày UBND Thành phố có thông báo tạm dừng thực hiện Chỉ thị 16.

Theo Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, hiện nay lượng container hàng nhập tồn bãi tại cảng Cát Lái đang tăng nhanh do nhiều nhà máy, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất hoặc ngừng hoạt động vì ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhiều quy định về giãn cách, chống dịch đã ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và giải phóng tàu hàng.

Do đó, đối với hãng tàu, đại lý hãng tàu, cảng Cát Lái sẽ tạm ngưng tiếp nhận hàng nhập của những doanh nghiệp, khách hàng đang ngừng sản xuất, khuyến khích các chuyến tàu vào cảng chỉ nhận hàng xuất, tạm ngưng tiếp nhận hàng lạnh trung chuyển rút ruột sang container đến hết ngày 16/8.

Từ ngày 5/8, cảng Cát Lái tạm ngưng tiếp nhận hàng chiếm dung lượng bãi lớn như: hàng siêu trường, siêu trọng, hàng dự án, hàng quá khổ, quá tải… Quy định này áp dụng cho đến khi có thông báo mới.

T.Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng năm 2023 đạt gần 3,15 triệu tấn, tương đương gần 1,11 tỷ USD, tăng 9,2% về khối lượng, tăng 1,5% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

8 tháng năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt gần 5,79 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2023 cả nước xuất khẩu trên 5,81 triệu tấn gạo, tương đương trên 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về khối lượng, tăng 35,7% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Theo số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt 12 nghìn tấn, trị giá 22 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 21,3% về trị giá so với tháng 7/2023.
Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Đó là nội dung tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 vừa được Chính phủ ban hành.
Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,3 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới.
Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bộ Công Thương đã có Thông báo số 78/TB-PVTM về việc ban hành bản câu hỏi điều tra chính thức dành cho nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động