Tháp Pô Klong Garai, biểu tượng kiến trúc của người Chăm ở Ninh Thuận

Tháp Pô Klong Garai tọa lạc trên ngọn đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, cách thành phố Phan Rang khoảng 9km, bao gồm 3 ngôi tháp, tháp Chính, tháp Lửa và tháp Cổng.
Phát động cuộc thi ảnh "Ninh Thuận - Miền di sản" Trao giải cuộc thi ảnh "Ninh Thuận - Miền di sản" Ninh Thuận: Đón gần 1.500.000 lượt khách du lịch trong 6 tháng đầu năm 2022 Đặc sản lạ ở Ninh Thuận là “lộc trời cho”, lấy từ trên cây xuống có giá 300.000 đồng/kg
Tháp Pô Klong Garai, biểu tượng kiến trúc của người Chăm ở Ninh Thuận
Cụm tháp Po Klong Garai

Ninh Thuận là một vùng đất nơi cộng đồng dân tộc người Chăm sinh sống từ xa xưa đến nay. Do những biến động trong lịch sử, hiện nay các công trình văn hóa, kiến trúc của người Chăm còn lại rất ít. Trong số những công trình của người Chăm còn sót lại ở Ninh Thuận, tiêu biểu có thể kể đến công trình kiến trúc – tháp Pô Klong Garai.

Tháp Pô Klong Garai được xem như một biểu tượng và là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Chăm tại Ninh Thuận. Cụm công trình tháp này là một ngôi đền thờ cúng vị vua Pô Klong Garai được xây dựng từ cuối thế kỉ 13 đến đầu thế kỉ 14 bởi vua Chế Mân. Di tích kiến trúc nghệ thuật này đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 1979.

Tháp Pô Klong Garai tọa lạc trên ngọn đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, cách thành phố Phan Rang khoảng 9km, bao gồm 3 ngôi tháp, tháp Chính, tháp Lửa và tháp Cổng. Công trình này được xây từ một loại gạch nung màu đỏ sẫm.

Tháp Pô Klong Garai, biểu tượng kiến trúc của người Chăm ở Ninh Thuận
Góc nhìn từ hướng bắc

Phía trước cụm di tích là tháp Cổng có độ cao hơn 5m, được chạm trổ những hoa văn hết sức tỉ mỉ. Chính nơi này là cổng ra vào hành lễ, cúng tế và tiếp đón khách của vua khi xưa. Qua tháp Cổng, bạn sẽ di chuyển vào khu vực bên trong khuôn viên cụm di tích.

Ở phía Nam cụm di tích, chính là tháp Lửa, với thiết kế phần mái cong cong hình chiếc thuyền. Tháp Lửa là nơi thực hiện các công việc cúng tế của các vị tu sĩ, đây cũng là nơi để long bào, các vật dụng của vua Chăm Pa.

Tháp Pô Klong Garai, biểu tượng kiến trúc của người Chăm ở Ninh Thuận
Toàn cảnh khu tháp nhìn từ trên cao

Vào sâu khu vực bên trong là tháp Chính, ngọn tháp này là trung tâm của cụm di tích. Tháp Chính với lối thiết kế nhiều tầng, xung quanh các góc của tháp đều được gắn các tượng đá thú và biểu tượng lửa, cao khoảng hơn 20m.

Tháp Pô Klong Garai, biểu tượng kiến trúc của người Chăm ở Ninh Thuận
Tháp Chính

Cửa chính của ngôi tháp này nằm ở hướng Đông, bên trên cửa chính được điêu khắc hình ảnh của vị thần Siva, một vị thần thiêng liêng trong văn hóa tâm linh của dân tộc Chăm. Phía dưới là hai trụ đá đỡ tháp được chạm khắc chữ Chăm cổ. Đi vào sâu khu vực bên trong là tượng đá chạm khắc hình con bò, vật cưỡi của thần Siva. Tháp Chính cũng là nơi thờ tự vị vua Pô Klong Garai.

Tháp Pô Klong Garai, biểu tượng kiến trúc của người Chăm ở Ninh Thuận
Tháp Cổng

Tháp Pô Klong Garai có thể coi là trung tâm tín ngưỡng văn hóa của cộng đồng người Chăm, họ vẫn thờ tự theo tín ngưỡng 4 lễ hội. Tiêu biểu nhất là lễ hội Kate, diễn ra ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm hàng năm. Thời điểm này hàng năm, du khách đến tham quan và thưởng thức lễ hội rất đông.

Tháp Pô Klong Garai, biểu tượng kiến trúc của người Chăm ở Ninh Thuận
Tháp Lửa độc đáo với mái vòm cong giống như những ngôi nhà rông Tây nguyên

Hàng năm vào ngày cuối tháng 6, ngày 1 tháng 7 tính theo lịch Chăm, (khoảng tháng 9, 10 Dương lịch). Đồng bào Chăm theo tín ngưỡng Bàlamôn giáo tại Ninh Thuận nói riêng và và đồng bào trên dải Duyên hải miền Trung xum họp về tổ chức Lễ hội Katê truyền thống. Cùng diễn ra tại đền tháp Po Klong Garai, đồng bào Chăm còn tổ chức tại đền tháp Po Rome và đền thờ mẹ xứ sở Po Inư Nưgar một cách trang trọng.

Năm 2016, đền tháp Po KLong Garai đã trở thành Di tích Quốc gia đặc biệt. Đây là địa điểm tâm linh của đồng bào Chăm vì thế khi đến đây bạn cần tuân theo một số quy định bắt buộc, thể hiện là một du khách văn minh:

Tháp Pô Klong Garai, biểu tượng kiến trúc của người Chăm ở Ninh Thuận
Lễ hội Katê

Chọn trang phục tham quan phù hợp: Áo mặc không được quá rộng cổ và nên tránh mặc váy, nếu có nên mặc váy dài qua khỏi gối hoặc sử dụng khăn choàng lớn quấn lại kín đáo.

Quy định về chụp ảnh: Tránh mang máy ảnh vào bên trong tháp chính nơi thờ vua Pô Klong Garai, khi chụp ảnh phải quan sát không đứng chính diện trước tháp chính dù quay mặt ra hay quay mặt vào.

Chung tay bảo tồn di tích cấp Quốc Gia: Không tự ý vẽ bậy lên các viên gạch tại Tháp và nhắc nhỡ người khác khi phát hiện ra hành động phá hoại này.

Đây là nơi trang nghiêm thờ cúng vì thế chỉ trò chuyện vừa đủ nghe, tránh ồn ào gây mất trật tự nơi tôn nghiêm.

Phát động cuộc thi ảnh Phát động cuộc thi ảnh "Ninh Thuận - Miền di sản"
Trao giải cuộc thi ảnh Trao giải cuộc thi ảnh "Ninh Thuận - Miền di sản"
Đặc sản lạ ở Ninh Thuận là “lộc trời cho”, lấy từ trên cây xuống có giá 300.000 đồng/kg Đặc sản lạ ở Ninh Thuận là “lộc trời cho”, lấy từ trên cây xuống có giá 300.000 đồng/kg
Phạm Khải

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chùa Tam Chúc miễn phí thuyền, xe điện phục vụ chiêm bái xá lợi Phật

Chùa Tam Chúc miễn phí thuyền, xe điện phục vụ chiêm bái xá lợi Phật

Từ ngày 17 đến 20/5, du khách và phật tử đến chùa Tam Chúc (Hà Nam) sẽ được miễn phí hoàn toàn vé thuyền, xe điện và dùng cơm chay trong khuôn khổ sự kiện cung rước, tôn trí xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Du lịch nâng bước, nông sản vươn xa: Cơ hội từ một hành trình chung

Du lịch nâng bước, nông sản vươn xa: Cơ hội từ một hành trình chung

Ninh Bình không chỉ nổi tiếng với danh thắng như Tràng An hay chùa Bái Đính, mà còn là vùng đất giàu nông sản. Việc kết hợp du lịch và nông sản mang lại cơ hội phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế và bảo tồn văn hóa, đồng thời tạo sinh kế cho người dân địa phương.
Rực rỡ Hà Nam – Hội tụ và lan tỏa

Rực rỡ Hà Nam – Hội tụ và lan tỏa

Chương trình “Rực rỡ Hà Nam” mở màn chuỗi hoạt động văn hóa – du lịch, hội tụ lịch sử, bản sắc và sự hiện đại. Từ di sản quý giá, Hà Nam đang dần trở thành điểm đến mới, kết nối quá khứ và hiện tại, thúc đẩy phát triển bền vững.
Du lịch Việt Nam 2025: Siết chặt quản lý, nâng tầm chất lượng dịch vụ

Du lịch Việt Nam 2025: Siết chặt quản lý, nâng tầm chất lượng dịch vụ

Năm 2025, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) triển khai kế hoạch kiểm tra toàn quốc nhằm đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là bước quan trọng để siết chặt quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ và xây dựng hình ảnh điểm đến chuyên nghiệp, văn minh, bền vững.
Thành nhà Hồ: Từ di sản lịch sử đến điểm du lịch hút hồn

Thành nhà Hồ: Từ di sản lịch sử đến điểm du lịch hút hồn

Tọa lạc tại Thanh Hóa, Thành nhà Hồ không chỉ là di sản lịch sử quý giá mà còn là điểm đến du lịch hấp dẫn. Với kiến trúc cổ kính và các hoạt động trải nghiệm độc đáo, nơi đây mang đến cho du khách cái nhìn sâu sắc về lịch sử và văn hóa vùng đất xứ Thanh.
Hàng nghìn người đổ về chùa Quán Sứ trước ngày cung rước xá lợi Phật

Hàng nghìn người đổ về chùa Quán Sứ trước ngày cung rước xá lợi Phật

Trước ngày diễn ra lễ cung rước xá lợi Phật, hàng nghìn Phật tử và người dân từ khắp nơi đã đổ về chùa Quán Sứ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), trung tâm Giáo hội Phật giáo Việt Nam, để chiêm bái và tham dự các nghi lễ tâm linh đặc biệt.
Tháp Đa Bảo – Nơi tôn trí vĩnh viễn trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức

Tháp Đa Bảo – Nơi tôn trí vĩnh viễn trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức

Sáng 11/5, tại Việt Nam Quốc Tự (quận 10, TP.HCM), lễ cung thỉnh và tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào bảo tháp Đa Bảo đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính, với sự hiện diện của chư tôn giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng đông đảo Tăng Ni, Phật tử.
Hột vịt lộn nước dừa Vũng Tàu – Món ăn vặt thanh mát, không nên bỏ qua

Hột vịt lộn nước dừa Vũng Tàu – Món ăn vặt thanh mát, không nên bỏ qua

Hột vịt lộn nước dừa là sự kết hợp vị ngọt mát của dừa và béo ngậy của trứng, trở thành món ăn vặt hấp dẫn, không thể thiếu trong ẩm thực Vũng Tàu.
Chùa Quán Sứ 500 năm chuẩn bị đón xá lợi thiêng liêng

Chùa Quán Sứ 500 năm chuẩn bị đón xá lợi thiêng liêng

Hướng về Đại lễ Vesak 2025, Chùa Quán Sứ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị đón xá lợi Đức Phật, biểu tượng thiêng liêng trong tín ngưỡng Phật giáo toàn cầu nhân dịp kỷ niệm Đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập Niết bàn.
Tận hưởng chuyến tàu VIP Hà Nội - Hải Phòng chỉ với 300.000 đồng/lượt

Tận hưởng chuyến tàu VIP Hà Nội - Hải Phòng chỉ với 300.000 đồng/lượt

Ga Hải Phòng, một trong những nhà ga lâu đời nhất Việt Nam, mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp cổ kính và lịch sử vĩ đại, giờ đây trở thành một điểm đến văn hóa độc đáo, hấp dẫn du khách khám phá.
Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp qua du lịch sinh thái và giải trí

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp qua du lịch sinh thái và giải trí

Bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, khai thác bền vững tiềm năng đa dạng sinh học, danh lam thắng cảnh và văn hóa dân tộc để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, đồng thời tuân thủ các quy định pháp luật.
Khánh Hòa tung loạt sự kiện đỉnh cao: Lễ hội biển 2025 có gì đặc biệt?

Khánh Hòa tung loạt sự kiện đỉnh cao: Lễ hội biển 2025 có gì đặc biệt?

Với chủ đề “Nha Trang say Hi!”, Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển 2025 hứa hẹn làm bùng nổ mùa hè tại thành phố biển bằng chuỗi sự kiện sôi động, hấp dẫn, kỳ vọng đón hàng triệu lượt du khách trong và quốc tế.
Bánh canh hẹ Phú Yên – món ngon dân dã đậm vị xứ Nẫu

Bánh canh hẹ Phú Yên – món ngon dân dã đậm vị xứ Nẫu

Bánh canh hẹ Phú Yên là món ăn giản dị nhưng đậm đà với sợi bánh mềm mại, nước dùng ngọt từ cá biển và hẹ tươi. Đây là đặc sản không thể bỏ qua khi đến Phú Yên.
Lý do Thanh Hóa luôn là sự lựa chọn du lịch hàng đầu

Lý do Thanh Hóa luôn là sự lựa chọn du lịch hàng đầu

Sở hữu đường bờ biển dài, hạ tầng giao thông thuận tiện cùng hệ thống lưu trú phong phú, Thanh Hóa thường xuyên ghi danh trong top đầu cả nước về lượng du khách và doanh thu du lịch trong các kỳ nghỉ lễ lớn.
Bảo tồn di sản – Nền tảng phát triển du lịch bền vững

Bảo tồn di sản – Nền tảng phát triển du lịch bền vững

Sở hữu kho di sản quý giá, Bắc Giang đang nỗ lực biến tiềm năng văn hóa thành lợi thế du lịch. Dù đã có bước tiến tích cực, nhưng để di sản thực sự lan tỏa và trở thành động lực phát triển bền vững, cần những giải pháp đồng bộ và dài hạn hơn.
Cánh cửa mới cho nông sản qua lối du lịch trải nghiệm

Cánh cửa mới cho nông sản qua lối du lịch trải nghiệm

Du lịch Ninh Bình đón hàng triệu khách mỗi năm, mở ra cơ hội tiêu thụ nông sản địa phương. Đưa đặc sản vào nhà hàng, khách sạn, không chỉ tăng thu nhập cho nông dân mà còn mang đến trải nghiệm ẩm thực độc đáo cho du khách.
Chùa Tam Chúc đón xá lợi Phật, hàng vạn người về chiêm bái

Chùa Tam Chúc đón xá lợi Phật, hàng vạn người về chiêm bái

Trong Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, chùa Tam Chúc (Hà Nam) – nơi từng đăng cai Vesak 2019 – sẽ đón xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, quốc bảo linh thiêng từ Ấn Độ, được cung nghinh từ TP.HCM và an vị trang nghiêm tại chánh điện.
Huế bứt tốc kích cầu du lịch, sẵn sàng bùng nổ năm 2025

Huế bứt tốc kích cầu du lịch, sẵn sàng bùng nổ năm 2025

Hướng đến mục tiêu đón 5 – 5,5 triệu lượt khách và thu về 11.000 – 12.000 tỷ đồng trong năm 2025, TP. Huế đang tăng tốc với loạt chương trình kích cầu du lịch quy mô lớn. Từ ưu đãi hấp dẫn đến sự kiện trải dài bốn mùa, Cố đô sẵn sàng tạo cú hích cho một năm bùng nổ.
Du lịch Việt Nam vươn tầm: 10 khách sạn, resort lọt vào danh sách "tốt"' nhất thế giới

Du lịch Việt Nam vươn tầm: 10 khách sạn, resort lọt vào danh sách "tốt"' nhất thế giới

Từ biển xanh Cam Ranh đến sương mù Sa Pa, những điểm nghỉ dưỡng hàng đầu của Việt Nam vừa được tạp chí du lịch danh tiếng Travel + Leisure gọi tên trong danh sách “500 Khách sạn tốt nhất thế giới năm 2025”. Đây không chỉ là tin vui cho ngành du lịch, mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ cho đẳng cấp ngày càng lên của thương hiệu nghỉ dưỡng Việt trên bản đồ thế giới.
Việt Nam lọt top 7 điểm đến “hot” nhất thế giới

Việt Nam lọt top 7 điểm đến “hot” nhất thế giới

Không còn là “ẩn số” châu Á, Việt Nam vươn lên top 7 thế giới về tăng trưởng tìm kiếm du lịch quốc tế, vượt Thái Lan, Singapore và Indonesia. Với cảnh sắc đa dạng, văn hóa đặc sắc và chính sách visa cởi mở, Việt Nam đang trở thành điểm đến được ưa chuộng hàng đầu năm 2025.
Hà Nội đẩy mạnh phát triển du lịch với ba “điểm vàng”

Hà Nội đẩy mạnh phát triển du lịch với ba “điểm vàng”

Hà Nội đang đẩy mạnh chiến lược phát triển du lịch với ba “điểm vàng” gồm: Hồ Hoàn Kiếm – phố cổ, Ba Vì và Hương Sơn. Không chỉ đầu tư hạ tầng và bảo tồn di sản, Thủ đô còn ứng dụng công nghệ số, tạo đột phá đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Thác Lưu Ly - "viên ngọc" ẩn mình giữa núi rừng Tây Nguyên

Thác Lưu Ly - "viên ngọc" ẩn mình giữa núi rừng Tây Nguyên

Giữa không gian hùng vĩ của đại ngàn Tây Nguyên, thác Lưu Ly như một viên ngọc thô ẩn mình, tỏa sáng trong vẻ đẹp hoang sơ, mơ màng và đầy huyền bí. Mặc dù sở hữu tiềm năng du lịch vô cùng lớn, thác Lưu Ly vẫn chưa được đánh thức đúng mức, nhưng đó cũng chính là lý do khiến nó giữ được nét đẹp nguyên sơ đầy quyến rũ.
4 ngôi chùa Việt đón tiếp xá lợi Đức Phật: Hành trình linh thiêng khắp ba miền

4 ngôi chùa Việt đón tiếp xá lợi Đức Phật: Hành trình linh thiêng khắp ba miền

Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, xá lợi Đức Phật được cung thỉnh từ Ấn Độ về Việt Nam, thực hiện hành trình thiêng liêng qua 4 ngôi chùa tiêu biểu trải dài từ Nam ra Bắc, mang đến cơ hội hiếm có để hàng triệu Phật tử chiêm bái và cầu nguyện.
Bí ẩn xá lợi Phật – bảo vật quốc gia của Ấn Độ

Bí ẩn xá lợi Phật – bảo vật quốc gia của Ấn Độ

Xá lợi Phật, tinh hoa còn lại sau khi nhục thân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được hỏa táng, từ lâu đã được tôn kính là biểu tượng tối thượng của sự giác ngộ và thanh tịnh trong Phật giáo. Không chỉ mang giá trị tâm linh sâu sắc, xá lợi còn là di sản văn hóa và khảo cổ vô giá, hiện được Chính phủ Ấn Độ công nhận là bảo vật quốc gia, được bảo tồn và quản lý nghiêm ngặt.
Lâm Đồng mang “hồn Tây Nguyên” đến Hà Nội

Lâm Đồng mang “hồn Tây Nguyên” đến Hà Nội

Nhằm quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển kinh tế - du lịch của tỉnh Lâm Đồng đến với người dân Thủ đô và bạn bè quốc tế, UBND tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức chương trình “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội – năm 2025” trong ba ngày, từ 16 đến 18/5/2025, tại các địa điểm trung tâm của Hà Nội.
Du lịch Quảng Ninh bội thu từ kỳ nghỉ lễ đầu hè

Du lịch Quảng Ninh bội thu từ kỳ nghỉ lễ đầu hè

Những bãi biển rực nắng, lễ hội tưng bừng, dòng người tấp nập đổ về Hạ Long, Cô Tô, Vân Đồn… tạo nên một bức tranh du lịch sôi động chưa từng có trong dịp lễ 30/4 – 1/5. Quảng Ninh khởi động mùa hè bằng cú bứt tốc ngoạn mục với hơn 1,1 triệu lượt khách, khẳng định vị thế “thủ phủ du lịch miền Bắc”.
Hai “viên ngọc” du lịch Việt lọt top thế giới: Hà Giang và Hội An làm nên kỳ tích

Hai “viên ngọc” du lịch Việt lọt top thế giới: Hà Giang và Hội An làm nên kỳ tích

Tạp chí du lịch uy tín Time Out vừa công bố danh sách 44 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025, và Việt Nam tự hào có hai đại diện góp mặt: Hà Giang với vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng và Hội An với nét cổ kính, thanh bình. Đây là niềm tự hào lớn đối với ngành du lịch Việt Nam.
Lễ Phật Đản Vesak 2025: Lan tỏa những giá trị Phật giáo vì hòa bình và phát triển bền vững

Lễ Phật Đản Vesak 2025: Lan tỏa những giá trị Phật giáo vì hòa bình và phát triển bền vững

Năm 2025, Việt Nam lần thứ tư vinh dự được đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak, một sự kiện quy tụ hàng ngàn đại biểu, phật tử và khách mời từ hơn 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Núi Bà Đen đã sẵn sàng đón hàng nghìn đại biểu dự Vesak 2025

Núi Bà Đen đã sẵn sàng đón hàng nghìn đại biểu dự Vesak 2025

Chiều 8/5/2025, núi Bà Đen sẽ là điểm đến của Đại lễ Vesak 2025 với một loạt hoạt động mang tính lịch sử như lễ rước xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ, lễ trồng cây bồ đề và lễ thắp nến cầu nguyện hoà bình thế giới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động