Người dân khổ vì bãi rác của Tâm Sinh Nghĩa và Vietstar, chính quyền không hay

Người dân xã Thái Mỹ sợ hãi trước núi rác khổng lồ đang chình ình hết ngày này qua ngày khác tại Công ty Tâm Sinh Nghĩa, Công ty Vietstar nhưng chính quyền địa phương nói rằng: Không nhận được phản ánh nào!

Đun sôi nước mới dám tắm

Nguy cơ ô nhiễm môi trường tại nhà máy xử lý rác thải công nghệ đốt của Công ty Tâm Sinh Nghĩa và Công ty Vietstar ở Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn Tây Bắc (xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM) ngày càng hiện hữu khi có nhiều người dân trên địa bàn phản ánh về những dấu hiệu bất thường diễn ra hàng ngày.

Cuối tháng 11/2021, một người dân xã Thái Mỹ chia sẻ với phóng viên, vì quá sợ hãi và lo lắng cho sức khỏe mà nhiều năm nay nhiều người sống quanh khu vực có nhà máy xử lý rác không dám dùng nước giếng khoan vì nước có mùi hôi. Thậm chí nước giếng sau khi lọc vẫn tanh hôi, phải đem nước đun sôi rồi mới dám tắm vì nếu không sẽ bị ngứa, nổi mẩn đỏ trên da.

Chị T. sống cạnh bãi rác chia sẻ: “Cách đây vài năm, nhiều người dân phải bỏ đi nơi khác sinh sống vì quá hôi thối. Theo từng cơn gió, mùi hôi thối của bãi rác sẽ ập đến và các hộ dân lãnh đủ”.

Người dân khổ vì bãi rác của Tâm Sinh Nghĩa và Vietstar, chính quyền không hay
Cột khói đen do đốt rác của Công ty Tâm Sinh Nghia đang hàng ngày "bóp nghẹt" không khí sống của người dân xã Thái Mỹ.

Theo chị T., trước đây có khoảng trăm hộ dân sinh sống ở khu vực gần bãi rác nhưng nay chỉ còn hơn 30 hộ. Do nhiều người không chịu nổi mùi hôi đã tự dắt díu nhau đến nơi khác để tìm cuộc sống trong lành hơn. Nguồn nước ô nhiễm, người dân phải kêu trời vì không thể sử dụng.

Ô nhiễm mùi hôi từ rác và tình trạng ruồi nhặng bu đầy mâm cơm gia đình suốt hơn 10 năm qua là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho các hộ dân sống chung quanh bãi rác. Người dân oán thán kêu than rất nhiều lần, báo chí lên tiếng phản ánh nhiều lần nhưng cơ quan chức năng vẫn im hơi lặng tiếng.

Thậm chí, nhiều người dân xã Thái Mỹ chia sẻ, họ lại được vận động đừng lên tiếng vì lý do nếu không có hai công ty xử lý rác này thì thành phố không còn công ty khác về xử lý rác nữa. Người dân chịu đựng, bất lực kêu than còn rác cứ thế mà đem điều phiền toái ngày một nghiêm trọng, đe dọa tính mạng và sức khỏe của họ.

Vì tình hình môi trường trên địa bàn khá phức tạp nên cơ quan chức năng của địa phường từng cung cấp cho các hộ dân những bồn chứa lên đến 10.000 m2 để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.

Sống cạnh bãi rác, các hộ dân còn phải chịu cảnh quy hoạch treo. Mảnh đất khoảng 3 sào phía sau nhà chị T. được quy hoạch trồng cây xanh bao quanh bãi rác, nhưng mười mấy năm qua vẫn chưa được triển khai. Chỉ tay vào căn nhà cấp 4 xập xệ, chị T. nói muốn sửa chữa hay xây dựng lại nhà cho khang trang cũng không được do đất vướng quy hoạch.

Ngày 6/12, thông tin về những phản ánh với người dân về dấu hiệu ô nhiễm môi trường trầm trọng tại nhà máy của Công ty Tâm Sinh Nghĩa và Công ty Vietstar tới bà Lê Thị Ngọc Sương - Chủ tịch UBND xã Thái Mỹ, bà Mỹ cho biết: "Không nhận được phản ánh nào như thế của người dân trong thời gian vừa qua".

Người dân khổ vì bãi rác của Tâm Sinh Nghĩa và Vietstar, chính quyền không hay
Một phần rất nhỏ rác tồn động, chưa được xử lý để lộ thiên trong nhà máy của Công ty Tâm Sinh Nghĩa.

Chủ tịch UBND xã Thái Mỹ thông tin thêm, vừa qua chính quyền địa phương phối hợp với các đơn vị chuyên môn có đi khảo sát tại khu vực gần 2 nhà máy xử lý rác của Công ty Tâm Sinh Nghĩa và Công ty Vietstar. Đồng thời có để lại số điện thoại để người dân có bức xúc gì thì liên lạc phản ánh. "Nhưng chúng tôi chưa nhận được phản ánh nào từ người dân", bà Lê Thị Nguyệt Sương nói.

Không đủ khả năng vẫn giao thêm rác xử lý

Công suất theo thiết kế của nhà máy xử lý rác của Công ty Tâm Sinh Nghĩa và Công ty Vietstar tại Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn Tây Bắc lần lượt là 1.000 tấn/ngày và 1.400 tấn/ngày.

Trải qua gần 10 năm hoạt động, năng lực xử lý rác của 2 công ty ngày càng xuống cấp do hệ thống phân loại, xử lý đốt rác được lắp đặt từ hơn 10 năm trước. Đơn cử như hệ thống xử lý khói của nhà máy xử lý rác của Công ty Tâm Sinh Nghĩa đang tạm ngưng để bảo trì nhưng hàng ngày vẫn phải đốt rác, từng cột khói cao ngất trời tuôn trào vào không khí mang theo nhiều độc chất trong đó có cả chất độc dioxin chưa qua xử lý thải vào môi trường.

Mặc dù vậy, thời gian gần đây TP.HCM vẫn có chủ trương điều phối thêm chất thải sinh hoạt cho 2 công ty này xử lý.

Người dân khổ vì bãi rác của Tâm Sinh Nghĩa và Vietstar, chính quyền không hay

Núi rác ở nhà máy của Công ty Vietstar.

Theo công văn số 7668/STNMT-CTR ngày 17/11/2021 do bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ - Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM ký, có nội dung: Sở TN&MT TP.HCM đã phân bổ lượng rác giai đoạn từ nay đến 31/12/2021 cho nhà máy xử lý của Công ty cổ phần Vietstar ở Khu liên hợp Xử lý chât thải rắn Tây Bắc với khối lượng 1.800 tấn/ngày, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa là 1.400 tấn/ngày; Giai đoạn từ 1/1/2022 trở đi khối lượng rác phân bổ vẫn đảm bảo đủ số lượng như thế, thòng thêm dao động +5% so với khối lượng tiếp nhận của nhà máy do không thể điều phối khối lượng chính xác rác cho các nhà máy.

Công văn của Sở TN&MT TP.HCM ban hành sau khi Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân có văn bản (số 166/BTNMT-TCMT) ngày 13/1/2021 gửi UBND TP.HCM khẳng định rằng các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Công ty Tâm Sinh Nghĩa và Công ty Vietstar kéo dài từ năm 2018 đến nay vẫn chưa được khắc phục triệt để. Lượng chất thải rắn sinh hoạt hai công ty tiếp nhận xử lý hàng ngày vẫn vượt công suất xử lý và qua thời gian dài dẫn đến việc tồn đọng với khối lượng lớn như hiện nay.

Đến nggày 3/2/2021, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình ký văn bản (số 370/UBND-ĐT) gửi Sở TN&MT và các đơn vị liên quan yêu cầu Sở TN&MT có văn bản yêu cầu hai Công ty Vietstar và Công ty Tâm Sinh Nghĩa nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo các hồ sơ môi trường đã được phê duyệt; Tiếp nhận và xử lý chất thải sinh hoạt của thành phố đúng với công suất thiết kế và năng lực xử lý hiện tại; Có biện pháp để xử lý và chuyển giao hết khối lượng chất thải tồn đọng (bao gồm chất thải trơ sau phân loại) cho đơn vị chức năng xử lý theo quy định.

Ngọc Khanh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng năm 2023 đạt gần 3,15 triệu tấn, tương đương gần 1,11 tỷ USD, tăng 9,2% về khối lượng, tăng 1,5% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

8 tháng năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt gần 5,79 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2023 cả nước xuất khẩu trên 5,81 triệu tấn gạo, tương đương trên 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về khối lượng, tăng 35,7% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Theo số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt 12 nghìn tấn, trị giá 22 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 21,3% về trị giá so với tháng 7/2023.
Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Đó là nội dung tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 vừa được Chính phủ ban hành.
Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,3 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới.
Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bộ Công Thương đã có Thông báo số 78/TB-PVTM về việc ban hành bản câu hỏi điều tra chính thức dành cho nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động