Ngành gạo cần làm gì trước nỗi lo “miếng bánh” thị phần đang nhỏ lại?

Từ cuối năm 2024 đến giữa tháng 2/2025, giá lúa gạo trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Để giữ vững đà tăng trưởng trong bối cảnh giá gạo giảm và cạnh tranh gia tăng giữa các nguồn cung, các doanh nghiệp cần có giải pháp hiệu quả nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng giá trở lại Giá gạo Nhật Bản tăng vọt, gạo Việt sẽ có cơ hội? Phải từ quý II/2025 mới xác định xu hướng ổn định của giá gạo
Ngành gạo cần làm gì trước nỗi lo “miếng bánh” thị phần đang nhỏ lại?
Ngành gạo cần làm gì trước nỗi lo “miếng bánh” thị phần xuất khẩu gạo đang nhỏ lại?

Cơ cấu thị trường xuất khẩu thay đổi

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2024/25 sẽ tăng lên 533,8 triệu tấn, tăng 11,6 triệu tấn so với niên vụ 2023/24; tổng nguồn cung toàn cầu dự kiến sẽ tăng 10,6 triệu tấn, đạt 713,1 triệu tấn; thương mại gạo dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 57,2 triệu tấn do xuất khẩu tăng từ nhiều quốc gia.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ cuối tháng 9/2024, khi Ấn Độ đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng thường (phi basmati) thì giá gạo xuất khẩu của hầu hết các quốc gia đều sụt giảm. Tuy nhiên, kết thúc năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đạt những cột mốc mới.

Từ đầu năm 2025 đến nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lại liên tục giảm mạnh, hiện nay giá gạo xuất khẩu 5% tấm ở mức thấp nhất so với 3 quốc gia xuất khẩu lớn khác là Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan, chỉ đạt 404 USD/tấn, trong khi gạo cùng loại của Thái Lan là 434 USD/tấn, gạo Ấn Độ và Pakistan lần lượt đạt 415 USD/tấn và 412 USD/tấn.

Nguyên nhân là do nguồn cung tiếp tục tăng ở nhiều quốc gia trong khi các nước nhập khẩu lớn đều đang có chủ trương gia tăng sản xuất kèm theo chính sách hạn chế nhập khẩu gạo giá cao trong năm 2025.

Giá gạo giảm sâu cũng là yếu tố chính khiến “dòng chảy” gạo Việt Nam sang các thị trường có sự thay đổi lớn, đặc biệt là Indonesia. Trong nhiều năm, Indonesia đóng vai trò là thị trường nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam. Năm ngoái, nước này đứng thứ hai trong số các thị trường nhập khẩu nhiều gạo nhất từ Việt Nam (sau Philippines) với gần 1,3 triệu tấn, tăng 8% so với năm 2023.

Tuy nhiên, hai tháng đầu năm năm nay có sự đảo chiều mạnh khi lượng gạo xuất khẩu sang Indonesia giảm đột ngột tới 95% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 10.691 tấn. Với kết quả này, Indonesia tụt xuống vị trí số 9 các thị trường nhập khẩu nhiều gạo Việt Nam nhất.

Kể từ khi Ấn Độ bắt đầu nới lỏng các biện pháp xuất khẩu gạo vào cuối năm ngoái, Indonesia bắt đầu chuyển sang nhập khẩu gạo từ nước này. Trong cả năm 2024, tỷ trọng gạo Ấn Độ trong cơ cấu nhập khẩu của Indonesia chỉ khoảng 5,4% nhưng đến tháng 1 năm nay, con số này lên tới 34%. Điều này đồng nghĩa, miếng bánh thị phần của các nước trong đó có Việt Nam chuyển sang cho Ấn Độ.

Bên cạnh Indonesia, Malaysia - thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ ba, cũng ghi nhận mức sụt giảm mạnh 31% trong hai tháng đầu năm nay xuống hơn 26.000 tấn. Thứ hạng của thị trường này cũng tụt xuống vị trí 6.

Tuy nhiên, dòng chảy gạo của Việt Nam có sự luân chuyển sang các thị trường khu vực Châu Phi. Các quốc gia như Bờ Biển Ngà, Ghana và một số quốc gia khác như Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ…

Trong đó, xuất khẩu gạo sang Bờ Biển Ngà tăng gấp 13 lần so với cùng kỳ năm ngoái lên gần 213.000 tấn, trở thành thị trường nhập khẩu nhiều gạo thứ hai của Việt Nam. Ghana đứng thứ ba với hơn 112.000 tấn, gấp 4 lần cùng kỳ.

Các thị trường khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng tính bằng “gấp trăm lần lần” như Bangladesh (379 lần), Thổ Nhĩ Kỳ (214 lần).

Tại Trung Quốc, năm ngoái lượng nhập khẩu gạo của nước này thấp nhất 13 năm nhưng năm nay họ đã tăng nhập khẩu trở lại và Việt Nam cũng được hưởng lợi.

Trong hai tháng lượng gạo mà Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam gấp 3,8 lần lên 73.115 tấn.

Linh hoạt điều hành xuất khẩu

Để giữ giá gạo cũng như thị phần xuất khẩu trong thời gian tới, ngành lúa gạo Việt Nam cần chủ động phương án sản xuất và tiêu thụ phù hợp.
Để giữ giá gạo cũng như thị phần xuất khẩu trong thời gian tới, ngành lúa gạo Việt Nam cần chủ động phương án sản xuất và tiêu thụ phù hợp.

Các khách hàng truyền thống của Việt Nam được dự báo sẽ quay trở lại nhập khẩu gạo trong thời gian tới khi nhu cầu tiêu thụ vẫn lớn.

USDA dự báo Philippines sẽ tiếp tục là quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2025 với khối lượng duy trì ở mức 5,4 triệu tấn. Do điều kiện thời tiết bất lợi, sản lượng lúa gạo của Philippines ước tính giảm xuống còn 12 triệu tấn trong năm nay so với mức 12,3 triệu tấn của năm 2024.

Ngoài ra, nhập khẩu gạo của Bangladesh dự kiến tăng 1 triệu tấn lên 1,2 triệu tấn. Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, Bangladesh sẽ nhập khẩu 100.000 tấn gạo trắng từ Việt Nam theo thỏa thuận hợp tác giữa hai Chính phủ nhằm bổ sung nguồn cung và ổn định thị trường lương thực trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

USDA cũng dự báo nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng 575.000 tấn trong năm nay, đạt 2,2 triệu tấn, do nhu cầu được nhận định sẽ tăng lên khi giá gạo toàn cầu giảm. Thực tế cho thấy, Trung Quốc tăng tốc nhập khẩu gạo trở lại từ quý IV năm ngoái đến nay.

Nhìn nhận thị trường là vấn đề quan trọng để đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong năm 2025, các bộ ngành liên quan đã lên kế hoạch tập trung mạnh vào khâu xúc tiến thương mại. Theo Phó Cục trưởng Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Trần Thanh Hải, thời gian tới, Bộ Công thương sẽ đẩy mạnh triển khai các giải pháp xúc tiến xuất khẩu gạo để giữ đà tăng trưởng cho ngành hàng này.

Tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng cần sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng để tăng tiềm lực tài chính trong thu mua lúa gạo phục vụ xuất khẩu. Đặc biệt, ngay từ 1/1/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định 01/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh, xuất khẩu gạo.

Trong đó, đề ra các giải pháp quản lý rõ ràng hơn về xuất khẩu gạo nhằm góp phần bảo đảm an ninh lương thực trong nước; đồng thời nâng cao giá trị, chất lượng gạo, xây dựng thương hiệu gạo và thúc đẩy xúc tiến thương mại. Cụ thể, Nghị định nêu rõ, ưu tiên phân bổ nguồn kinh phí hằng năm cho chương trình phát triển hoạt động ngoại thương, xúc tiến thương mại gạo, bảo đảm tính chủ động, có trọng tâm, trọng điểm trong quản lý, điều hành mặt hàng gạo.

Ngoài các thị trường truyền thống là Philippines, Indonesia, Malaysia, năm 2025 sẽ tập trung vào việc khai thác thị trường đang gia tăng nhu cầu như khu vực Trung Đông, khu vực Bắc Âu, đồng thời có các giải pháp mới để khai thác hiệu quả hơn thị trường Trung Quốc vốn bị sụt giảm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo khá nhiều trong năm 2024.

Ngoài ra, các doanh nghiệp, hiệp hội cũng cần tích cực phối hợp với Bộ Công thương trong việc đưa mặt hàng gạo của Việt Nam vào các chuỗi phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị bán lẻ tại các quốc gia nhập khẩu nhằm quảng bá, tăng cường sự nhận diện của khách hàng về sản phẩm gạo Việt Nam.

Giá gạo hiện “không quá lo lắng”, nông dân vẫn có lời Giá gạo hiện “không quá lo lắng”, nông dân vẫn có lời
Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm, gạo Việt bị ảnh hưởng ra sao? Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm, gạo Việt bị ảnh hưởng ra sao?
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã chạm đáy? Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã chạm đáy?
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vĩnh Phúc phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025

Vĩnh Phúc phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025

Tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng kịch bản tăng trưởng theo hướng rất tích cực, phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025 (cao hơn 2% so với mục tiêu Chính phủ giao là 9%).
Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Intimex cho hay, với thị trường Mỹ, xuất khẩu cà phê tiêu không đáng lo ngại vì cà phê là mặt hàng thị trường Mỹ cần, nên sử dụng công cụ thuế ảnh hưởng cho người tiêu dùng Mỹ.
Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Vài giờ sau thông báo của Tổng thống Mỹ áp thuế nhập khẩu đối ứng, website của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cũng đăng tải công thức tính.
Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Theo các chuyên gia, Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu sẽ thách thức các nhà sản xuất lẫn các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Đặc biệt, mức thuế đối với các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam lại thấp hơn chúng ta.
Năm 2024, Việt Nam có 15 nhóm hàng xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1 tỷ USD

Năm 2024, Việt Nam có 15 nhóm hàng xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1 tỷ USD

Theo số liệu từ Hải Quan Việt Nam, trong năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng hóa có trị giá 119,5 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này 15,1 tỷ USD.
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam có thể ảnh hưởng đến hàng loạt ngành nghề mũi nhọn như đồ gỗ nội thất, dệt may, linh kiện điện tử hay thủy sản.
Việt Nam xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 20 nền thương mại hàng đầu, xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.
Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam phục hồi ấn tượng trong quý I/2025, với kim ngạch đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024.
Đạt hơn tỷ USD trong tháng 3, xuất khẩu cà phê hướng tới kỷ lục 8 – 10 tỷ USD

Đạt hơn tỷ USD trong tháng 3, xuất khẩu cà phê hướng tới kỷ lục 8 – 10 tỷ USD

Khối lượng xuất khẩu cà phê tháng 3 ước đạt 200.000 tấn với giá trị đạt 1,16 tỉ USD, nếu mức giá cao duy trì được trong 3 quý còn lại, cả năm có thể thiết lập mốc kỷ lục 8 tỷ USD.
Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Tiếp nối thành công của các kỳ hội chợ trước, Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025) chính thức khai mạc sáng nay (2/4) tại Hà Nội. Hội chợ đã thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
Cần chiến lược dài hơi để xuất khẩu rau quả "đi được đường dài"

Cần chiến lược dài hơi để xuất khẩu rau quả "đi được đường dài"

Rau quả được coi điểm sáng nhất trong xuất khẩu nhóm nông sản năm 2024. Tuy nhiên, bước sang năm 2025, xuất khẩu những mặt hàng này lại giảm 3 tháng liên tiếp, các chuyên gia cảnh báo nếu tình trạng này kéo dài sẽ khó đạt chỉ tiêu 8 tỉ USD đã đề ra.
Hoa Kỳ “siết” tiêu chuẩn với hàng hóa nhập khẩu, Việt Nam chủ động ứng phó

Hoa Kỳ “siết” tiêu chuẩn với hàng hóa nhập khẩu, Việt Nam chủ động ứng phó

Ngày 1/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cung cấp thông tin về tình hình sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2025.
VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 - VietNam Expo 2025 sẽ diễn ra từ ngày 2-5/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội.
Lý do các sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4

Lý do các sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4

Theo các sàn thương mại điện tử, lý do các sàn thương mại điện tử vẫn chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4 vì đến thời điểm này Nghị định quy định chi tiết về cách thức thực hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt và ban hành.
Singapore chính thức mở cửa thị trường một số sản phẩm thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam

Singapore chính thức mở cửa thị trường một số sản phẩm thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam

Việc Singapore mở cửa thị trường đối với một số sản phẩm thịt và trứng của Việt Nam được kỳ vọng sẽ mang lại cú huých đáng kể đối với kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.
Cherry, táo, nho khô được giảm thuế nhập khẩu, nông sản Việt có bị "lép vế"?

Cherry, táo, nho khô được giảm thuế nhập khẩu, nông sản Việt có bị "lép vế"?

Từ 31/3, một số mặt hàng như ô tô, gỗ, ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân, quả táo tươi, cherry, nho khô... sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới. Đây là áp lực lớn cho ngành nông sản Việt, đòi hỏi phải có sức cạnh tranh tốt hơn để không rơi vào tình cảnh thua trên “sân nhà”.
Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát hàm lượng asen trong sản phẩm

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát hàm lượng asen trong sản phẩm

Theo TS. Ngô Xuân Nam – Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, trước việc EU kiểm soát asen vô cơ trong cá và một số loại thủy sản nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu đã và đang chủ động thích ứng, kiểm soát nâng cao chất lượng để sẵn sàng xuất khẩu vào thị trường EU.
Giảm thuế nhập khẩu đối với 3 dòng ôtô: Khách hàng, nhà nước cùng có lợi

Giảm thuế nhập khẩu đối với 3 dòng ôtô: Khách hàng, nhà nước cùng có lợi

Bộ Tài chính đang đề xuất điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với các dòng xe ô tô thuộc mã HS 8703.23.63, 8703.23.57 và 8703.24.51 nhằm đa dạng hóa nguồn cung xe nhập khẩu, thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường.
Dự án Majestic City - Khởi đầu cho một đô thị thịnh vượng

Dự án Majestic City - Khởi đầu cho một đô thị thịnh vượng

Ngày 29/03/2025, Lễ khởi công công trình nhà ở thấp tầng và khu nhà ở xã hội khu dân cư mới trên địa bàn phường Nhân Hòa, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (Dự án Majestic City) chính thức diễn ra, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho một trong những dự án bất động sản tiềm năng bậc nhất khu vực.
Xuất khẩu cá ngừ đối mặt với nhiều thách thức mới

Xuất khẩu cá ngừ đối mặt với nhiều thách thức mới

Bên cạnh việc lập đỉnh về doanh số xuất khẩu, ngành cá ngừ Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn từ các thị trường nhập khẩu chủ lực như EU và Mỹ.
Các mặt hàng tiêu dùng nhanh của Việt Nam được ưu chuộng tại Ấn Độ

Các mặt hàng tiêu dùng nhanh của Việt Nam được ưu chuộng tại Ấn Độ

Sản phẩm chế biến thực phẩm như cà phê hòa tan, bánh kẹo, đồ dùng tiêu dùng nhanh (FMCG) của Việt Nam đã nhận được phản hồi tích cực từ phía đối tác Ấn Độ.
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ vụ kiện vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam

Hoa Kỳ kết luận sơ bộ vụ kiện vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam

Theo kết luận sơ bộ vừa được Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ban hành, mức thuế chống trợ cấp tạm thời đối với Công ty bị đơn duy nhất trong vụ việc là 2,15%.
Ngành gỗ cần giải pháp gì để hóa giải những thách thức tại thị trường Hoa Kỳ?

Ngành gỗ cần giải pháp gì để hóa giải những thách thức tại thị trường Hoa Kỳ?

Thị trường Hoa Kỳ được dự báo sẽ là điểm sáng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu đồ gỗ trong năm 2025. Tuy vậy, chính sách thuế quan của nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump sẽ tạo ra thách thức không nhỏ, để hóa giải mối lo đòi hỏi các doanh nghiệp ngành hàng này cần chuẩn bị trước các phương án có thể xảy ra.
Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc vẫn tăng mạnh

Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc vẫn tăng mạnh

Trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng. Trung Quốc & Hong Kong là thị trường nhập khẩu lớn nhất, trong khi Mỹ, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc cũng duy trì sức mua ổn định.
Đề xuất lùi thời hạn sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán

Đề xuất lùi thời hạn sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam kiến nghị lùi thời điểm có hiệu lực của quy định nộp thuế hộ kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử từ 1/4/2025 đến 1/7/2025 do vẫn còn nhiều vướng mắc.
Tổng thống Trump áp thuế 25% với tất cả ô tô không sản xuất tại Mỹ

Tổng thống Trump áp thuế 25% với tất cả ô tô không sản xuất tại Mỹ

Hôm 26/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố lệnh áp thuế 25% đối với ôtô và xe tải nhẹ nhập khẩu, có hiệu lực vào ngày 3/4 tới đây.
Đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN với nhiều nhóm mặt hàng, trong đó có ô tô

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN với nhiều nhóm mặt hàng, trong đó có ô tô

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN đối với một số nhóm hàng như ô tô, khí hóa lỏng LNG, đùi gà đông lạnh, quả táo tươi, Ethanol, nho khô...
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động