Ngành dệt may nỗ lực hướng tới mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2023, ngành dệt may Việt Nam đối diện khó khăn chưa từng có, với sự linh hoạt trong triển khai các giải pháp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, ngành dệt may đã từng bước vượt khó, hướng tới mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm 2024.
Từ khóa được nhắc tới nhiều nhất của ngành dệt may trong năm 2023 là "khó khăn" Dệt may lọt top 4 ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD Ngành dệt may kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đạt 44 tỷ USD
Dệt may Việt Nam hướng tới mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD vào năm 2024. (Ảnh: congthuong.vn)
Dệt may Việt Nam hướng tới mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD vào năm 2024. Ảnh: congthuong.vn

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết ngành dệt may năm 2023, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho hay, nếu như năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đạt 44,4 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm 2021 thì sang đến năm 2023, ngành dệt may phải đối diện với nhiều thách thức do tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, trong đó vấn đề lạm phát ở các thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, châu Âu khiến sức mua giảm, đơn hàng sụt giảm, lãi suất tăng cao và chênh lệch tỷ giá... Với bài học kinh nghiệm thu hái được trong năm 2023, năm 2024 ngành dệt may Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD.

Đối diện nhiều khó khăn, thách thức

Theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Cao Hữu Hiếu, năm 2023, ngành dệt may Việt Nam đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức khi đơn giá giảm hơn 30%; cá biệt, mặt hàng số lượng lớn giảm tới 50% do các quốc gia tập trung cạnh tranh về giá, lấy đơn hàng.

Bên cạnh đó, khách hàng còn yêu cầu đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng ngắn, chỉ 10-14 ngày, trong khi trước đây khoảng 40 ngày đối với hàng CM (gia công), 70 ngày đối với hàng FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm)..., đã tạo ra nhiều áp lực đối với doanh nghiệp. Nhờ tập trung nguồn lực, đưa ra các phương án kịp thời trong điều hành sản xuất, kinh doanh đã giúp đơn vị hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Cụ thể, tổng doanh thu của Vinatex năm qua đạt 17.225 tỷ đồng, bằng 104,4%; lợi nhuận trước thuế đạt 377 tỷ đồng, bằng 101,9% kế hoạch. Vinatex và các doanh nghiệp thành viên đã nỗ lực bảo đảm việc làm và thu nhập cho gần 62 nghìn người lao động thông qua việc giảm lợi nhuận nhằm duy trì lực lượng lao động với thu nhập bình quân đạt 9,45 triệu đồng/người/tháng, đạt 96% so với năm 2022, nhưng số giờ làm giảm xuống 15%,...

"Ðạt được thành quả nêu trên là sự nỗ lực, kiên cường bám trụ của người lao động toàn hệ thống. Ðể duy trì đơn hàng, các doanh nghiệp phải tiếp cận đơn hàng rất nhỏ, kỹ thuật khó, ít lặp lại, thời gian giao hàng ngắn, chấp nhận hy sinh năng suất và phương thức tổ chức sản xuất so với trước đây để sản xuất các mã hàng lớn có năng suất cao,..." - ông Cao Hữu Hiếu nhấn mạnh.

Nhận định về tín hiệu thị trường thời gian tới, Chánh Văn phòng Hội đồng quản trị Vinatex Vương Ðức Anh cho rằng, các dự báo cho thấy những hy vọng nền kinh tế thế giới có sự cải thiện. Tại thị trường Mỹ, tín hiệu có thể có ba đợt cắt giảm lãi suất lên tới 0,75%, tạo động lực thúc đẩy tiêu dùng trở lại. Một số quốc gia cạnh tranh gặp nhiều vấn đề về lao động, xung đột vũ trang trong nước, trong khi Việt Nam được đánh giá điểm đến an toàn, có ưu thế để thu hút các đơn hàng trở lại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng có những thách thức mới như: Tiền lương tối thiểu tăng 6% từ ngày 1/7 tới, giá điện có thể tiếp tục tăng sau khi đã tăng hơn 7% năm 2023,...

Tương tự, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Hưng Yên (Hugaco) Nguyễn Xuân Dương lưu ý, lượng đơn hàng những tháng đầu năm có tín hiệu khởi sắc nhưng mức giá tương đương so với năm 2023 và vẫn giảm khoảng 20-30% so với trước kia. Ngoài ra, do bất ổn ở khu vực Biển Ðỏ đã đẩy cước vận tải và logistics tăng cao, trong khi cầu tiêu dùng thế giới phục hồi chậm; đơn hàng diễn biến theo tuần sẽ là những thách thức doanh nghiệp cần chủ động ứng phó.

Nỗ lực đạt mục tiêu mới

Sản xuất hàng may mặc tại Xí nghiệp Sơ mi, Veston của Tổng Công ty May 10 tại Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội.
Sản xuất hàng may mặc tại Xí nghiệp Sơ mi, Veston của Tổng Công ty May 10 tại Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội.

Theo nhận định từ các chuyên gia, năm 2024, ngành dệt may sẽ phải tiếp tục đối mặt những vấn đề như: Đơn hàng xuất khẩu còn giảm, dù đang bớt đi; chuỗi cung ứng còn rủi ro, chi phí đầu vào còn cao; rủi ro nghĩa vụ trả nợ còn cao; rủi ro lãi suất, tỷ giá giảm; xu hướng chuyển đổi số; xu hướng xanh hóa, kinh doanh tuần hoàn diễn ra nhanh…

Giải pháp chính của ngành dệt may vẫn sẽ đến từ việc đầu tư cho phát triển bền vững, phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực; trong đó ngành dệt may Việt Nam cần chủ động nguồn nguyên liệu xanh, tái chế, tăng dần tỷ trọng sợi tái chế trong sản phẩm vải cũng như sợi hữu cơ đối với các sản phẩm mới; đầu tư cải tạo nhà máy bằng việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà, sử dụng nguyên liệu đốt trong lò hơi từ than sang điện. Cùng đó đầu tư công nghệ, kiểm soát nguyên liệu đến khâu thiết kế sản phẩm, phát triển sản phẩm và tổ chức sản xuất…

Để chuẩn bị cho giai đoạn thị trường phục hồi, các doanh nghiệp dệt may cũng cần nỗ lực cắt giảm chi phí sản xuất, bằng mọi cách giữ chân lực lượng lao động. Việc này không chỉ chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi đơn hàng mà còn để khẳng định tính ổn định của nền sản xuất trong nước như một yếu tố cạnh tranh với các quốc gia khác.

Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Công ty CP May 10 cho biết, DN sẽ tập trung và chủ động tìm kiếm, khai thác thị trường trong nước và quốc tế, lo đủ việc làm cho người lao động trong chiến lược đa dạng hóa thị trường, mặt hàng và khách hàng.

“Năm 2024, May 10 tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy theo hướng tinh gọn và hợp lý. DN tập trung công tác phục vụ cho sản xuất, nghiên cứu và chuyển đổi sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, chất liệu mới, đẩy nhanh tốc độ may mẫu, dập mẫu, chất lượng mẫu... để làm các đơn hàng khó, kết cấu sản phẩm phức tạp, thời gian giao hàng nhanh. Đặc biệt, DN tăng cường công tác quản lý chất lượng, duy trì khẩu hiệu hành động “chọn việc khó” với phương châm bảo toàn khách hàng, đơn hàng, thị trường, lao động và kiểm soát chặt các chi phí”, ông Thân Đức Việt nêu phương hướng.

Khẳng định năm 2024 DN sẽ tập trung mạnh vào tăng năng suất lao động, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên - CTCP cho rằng, trong xu hướng của sản xuất xanh, tuần hoàn, các DN may đang vướng trong khâu đánh giá, trước những yêu cầu cao về điều kiện mặt bằng sản xuất, cả về xanh hóa và ứng dụng công nghệ số. Để đáp ứng các tiêu chí này, DN phải đầu tư rất lớn để tăng năng lực cạnh tranh do đó cần quan tâm đến tăng năng suất lao động.

“May Hưng Yên sẽ tiếp tục đầu tư thiết bị theo chiều sâu, sử dụng thiết bị tự động hóa, số hóa nhiều để sản xuất hàng trị giá cao. DN đề nghị với đơn vị có vốn của DN, cho phép các DN phát hành cổ phần ưu đãi 5% cho người lao động để giữ được đội ngũ lao động cốt cán, gắn bó với DN thông qua cổ phần”, ông Dương đề xuất.

Ngoài việc duy trì và mở rộng thị trường, cải thiện công tác tổ chức sản xuất, đảm bảo hiệu quả tối ưu, các DN dệt may trong năm 2024 còn phải hoàn thiện hệ thống số hóa quản trị sản xuất, đầu tư chiều sâu để đáp ứng tiêu chuẩn hóa của các nước nhập khẩu đặt ra đối với nền công nghiệp dệt may Việt Nam.

Ghi nhận của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho thấy, hiện tại, lượng đơn hàng đã có tín hiệu khởi sắc, báo hiệu thị trường đang ấm dần, trong đó, một số doanh nghiệp đã có đơn hàng hết quý I, đang đàm phán cho những quý tiếp theo, tuy nhiên, đơn giá vẫn ở mức giảm sâu và đang nhích lên không đáng kể.

Ông Vương Đức Anh, Chánh Văn phòng HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết: "Ở thời điểm này, đơn hàng đủ hay dài hay là cứ duy trì đàm phán đơn hàng, từng tháng, 2 tháng - 3 tháng, chúng ta phải tính toán.

Mọi thứ ở thị trường tiêu thụ lớn chưa có gì thay đổi, về mặt đơn giá là chưa cải thiện nhiều. Năm vừa rồi có câu chuyện tích cực, bản thân thị trường đã thanh lọc rất nhiều các nhà cung cấp không có đủ năng lực, đáp ứng với yêu cầu mới của thị trường, những đơn vị còn lại, trụ lại được sau giai đoạn khó khăn vừa qua thì chắc chắn sẽ duy trì vị thế tốt".

Đối với giải pháp về thị trường, tiếp tục đa dạng hóa nguồn cung nguyên phụ liệu, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tăng cường liên kết chuyển dần từ gia công (CMT) sang FOB, ODM, OBM và tập trung phát triển thương hiệu, sản phẩm mới…

Thời gian tới, ngành may cần tính toán giảm tỷ lệ sản phẩm giá rẻ (khoảng 20%), thay đổi kết cấu loại hàng, đầu tư thêm thiết bị chuyên dùng, đảm bảo công nhân lành nghề có thu nhập tương xứng, hướng đến đích tăng doanh thu và lợi nhuận trên đầu người…

Ngoài ra, ngành sợi cần tính toán hiệu suất từ sử dụng nguyên liệu, chi phí điện và vốn lưu động; rà soát và thoát khỏi câu chuyện phải tăng trưởng chiều rộng, phải tối đa sản lượng hàng hoá phổ thông mà mục tiêu chính phải là tăng trưởng hiệu quả, cải thiện sức mạnh doanh nghiệp sau một năm khó khăn.

7 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên 7 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên
Xuất khẩu hàng dệt may đạt nhiều khởi sắc Xuất khẩu hàng dệt may đạt nhiều khởi sắc
Ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD trong năm 2024 Ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD trong năm 2024
Phạm Khải

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Loạt tân binh của thương hiệu Omoda và Jaecoo sắp chào bán tại thị trường Việt nam

Loạt tân binh của thương hiệu Omoda và Jaecoo sắp chào bán tại thị trường Việt nam

Ba mẫu Omoda E5, C5, Jaecoo J7 sẽ được hãng chào bán chính hãng ngay trong quý III năm nay và J6 sẽ gia nhập thị trường năm 2025.
"Thủ phủ vải thiều" miền Bắc mất mùa lớn

"Thủ phủ vải thiều" miền Bắc mất mùa lớn

Vải thiều là cây trồng giúp nông dân Bắc Giang thu gần 5.000 tỷ đồng trong năm 2023. Thế nhưng năm nay, 'thủ phủ' vải thiều Bắc Giang mất mùa lớn. Sản lượng vải cả năm dự báo sụt giảm 50% so với năm 2023, đạt trên dưới 100.000 tấn.
Bí quyết bổ sung protein đầy đủ không chỉ từ thịt

Bí quyết bổ sung protein đầy đủ không chỉ từ thịt

Có nhiều người lầm tưởng rằng protein chỉ có trong thịt, thực tế thì nhiều loại rau cũng chứa hàm lượng protein cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn so với ăn nhiều thịt.
Đồng Tháp xuất khẩu 15 tấn củ sen cấp đông sang Nhật Bản

Đồng Tháp xuất khẩu 15 tấn củ sen cấp đông sang Nhật Bản

Sau hai năm đàm phán, sáng 7/5, Đồng Tháp tổ chức lễ công bố lô hàng đầu tiên với 15 tấn củ sen xuất khẩu đi Nhật Bản, mở ra cơ hội trồng sen lấy củ ở miền Tây.
Đấu thầu “ế thảm”, vì sao giá vàng miếng càng ngày càng tăng?

Đấu thầu “ế thảm”, vì sao giá vàng miếng càng ngày càng tăng?

Sau 3 lần hủy đấu thầu vàng, giá vàng miếng SJC tăng vọt lên trên 86 triệu đồng/lượng, nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.
An Gia (AGG) thu nghìn tỷ từ bàn giao sản phẩm dự án trong quý đầu năm 2024

An Gia (AGG) thu nghìn tỷ từ bàn giao sản phẩm dự án trong quý đầu năm 2024

Nhờ tiếp tục bàn giao các sản phẩm tại dự án Westgate (Bình Chánh, TP.HCM) và The Standard (Bình Dương), An Gia đạt lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ hơn 200 tỷ đồng trong quý I/2024. Công ty duy trì cơ cấu tài chính lành mạnh, nợ vay thấp và tiến đến hết nợ trái phiếu trong quý II/2024.
Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực

Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung, việc đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố chính đó là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.
8 điểm nổi bật trên bức tranh kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm

8 điểm nổi bật trên bức tranh kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 tiếp tục tiếp tục chuyển biến tích cực, nhìn chung tốt hơn tháng 3 và 3 tháng đầu năm; tính chung 4 tháng đầu năm 2024 đạt được kết quả tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực, với 8 kết quả nổi bật.
Diện tích trồng sầu riêng tăng nóng, phá vỡ mọi quy hoạch

Diện tích trồng sầu riêng tăng nóng, phá vỡ mọi quy hoạch

Trong Quy hoạch Trồng trọt đề ra định hướng đến năm 2030, cả nước phát triển khoảng 65.000 - 75.000ha sầu riêng, nhưng hiện nay diện tích trồng sầu riêng đã vượt gấp đôi so với định hướng phát triển sầu riêng trong đề án phát triển.
Xuất khẩu thủy đã có tín hiệu hồi phục

Xuất khẩu thủy đã có tín hiệu hồi phục

Quý I/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD.
Quy định mới về nhập khẩu hàng hóa của Đài Loan

Quy định mới về nhập khẩu hàng hóa của Đài Loan

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Đài Loan (TFDA) áp dụng quy định mới cho hàng hóa nhập khẩu dùng làm thực phẩm và được phân loại theo mã CCC.
Xuất khẩu trái bưởi tươi sang Australia cần đặc biệt lưu ý gì?

Xuất khẩu trái bưởi tươi sang Australia cần đặc biệt lưu ý gì?

Australia yêu cầu trái bưởi tươi của Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu các biện pháp quản lý rủi ro an toàn sinh học đối với 19 loài sinh vật gây hại .
Thế giới hụt khoảng 7 triệu tấn gạo, cơ hội lớn cho Việt Nam

Thế giới hụt khoảng 7 triệu tấn gạo, cơ hội lớn cho Việt Nam

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo năm 2024, thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo, đây sẽ là cơ hội cho các nước xuất khẩu, trong đó có Việt Nam.
Phát triển ngành làm đẹp theo xu hướng tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam

Phát triển ngành làm đẹp theo xu hướng tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam

Thị trường làm đẹp Việt Nam có tốc độ phát triển hàng đầu so với các nước trong khu vực. Trong bối cảnh phát triển không ngừng của ngành công nghiệp sức khỏe và làm đẹp, việc giữ vững vị thế hàng đầu không chỉ là một lợi thế, mà còn là một yêu cầu chiến lược quan trọng.
Tạo đột phá phát triển ngành mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp Việt Nam

Tạo đột phá phát triển ngành mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp Việt Nam

Thị trường làm đẹp Việt Nam có tốc độ phát triển hàng đầu so với các nước trong khu vực. Trong bối cảnh phát triển không ngừng của ngành công nghiệp sức khỏe và làm đẹp, việc giữ vững vị thế hàng đầu không chỉ là một lợi thế, mà còn là một yêu cầu chiến lược quan trọng.
Khó khăn bủa vây, xuất khẩu cá ngừ năm 2024 khó cán mốc “tỷ đô”

Khó khăn bủa vây, xuất khẩu cá ngừ năm 2024 khó cán mốc “tỷ đô”

Trong khi nhiều dự báo cho thấy thị trường cá ngừ toàn cầu sẽ phục hồi, ngành cá ngừ Việt Nam lại tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức có thể kìm hãm sự tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian tới.
Ngành du lịch đóng góp tích cực vào doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Ngành du lịch đóng góp tích cực vào doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023 nhờ sự đóng góp tích cực của ngành du lịch.
Gần 9,27 tỷ USD vốn FDI “rót” vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Gần 9,27 tỷ USD vốn FDI “rót” vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Tính đến ngày 20/4/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2024 tăng 6% so với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2024 tăng 6% so với cùng kỳ

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất siêu 4 tháng ước đạt 8,4 tỷ USD

Xuất siêu 4 tháng ước đạt 8,4 tỷ USD

Mặc dù xuất khẩu tháng 4/2024 giảm 8,1% so với tháng trước. Tuy nhiên, do tăng khá mạnh trong quý I, nên tính chung 4 tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,4 tỷ USD.
Giá xăng dầu kéo CPI tháng 4 tăng 0,07%

Giá xăng dầu kéo CPI tháng 4 tăng 0,07%

Giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước.
Anh tiêu thụ ổn định cá tra Việt Nam

Anh tiêu thụ ổn định cá tra Việt Nam

Anh là một trong những thị trường quan trọng của ngành xuất khẩu cá tra Việt Nam với mức tiêu thụ gần như ổn định.
Rau quả tiếp tục là “điểm sáng” trong “bức tranh” xuất khẩu nông sản

Rau quả tiếp tục là “điểm sáng” trong “bức tranh” xuất khẩu nông sản

Nối tiếp đà xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I, đến hết tháng 4 rau quả Việt Nam tiếp tục có những kết quả khởi sắc góp phần tô điểm cho “bức tranh” xuất khẩu nông sản.
2 nhóm hàng nhập khẩu "chục tỷ đô"

2 nhóm hàng nhập khẩu "chục tỷ đô"

Trong quý I/2024 có 2 nhóm hàng nhập khẩu đạt trên 10 tỷ USD là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời

Bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Bột nhuyễn thể cải thiện hiệu suất sinh sản của cá rô phi

Bột nhuyễn thể cải thiện hiệu suất sinh sản của cá rô phi

Bổ sung bột nhuyễn thể vào chế độ ăn của cá rô phi cho thấy những tác động tích cực đến hiệu suất sinh sản và tăng tỷ lệ sống của ấu trùng.
Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường Singapore

Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường Singapore

Quý I/2024, đánh dấu mốc Việt Nam đã vượt qua Nhật Bản, vươn lên từ vị trí đối tác lớn thứ 6 lần đầu tiên lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào Singapore.
Thương mại điện tử Việt Nam phát triển nhanh song chưa bền vững

Thương mại điện tử Việt Nam phát triển nhanh song chưa bền vững

Khoảng cách số, nguồn nhân lực số và môi trường được cho là ba yếu tố chính dẫn đến sự thiếu bền vững trong tăng trưởng của thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam.
Doanh nghiệp ngành tôm nỗ lực “vượt sóng”

Doanh nghiệp ngành tôm nỗ lực “vượt sóng”

Quý đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Tôm Việt Nam được xuất khẩu sang gần 90 thị trường.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động