Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Mở cửa nhưng phải kiểm soát, không được để dịch bệnh lọt vào cộng đồng

“Việc mở lại các đường bay quốc tế là điều tất yếu phải làm nhưng phải kiểm soát chặt chẽ, không được để dịch bệnh lọt vào cộng đồng”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh khi kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, ngày 2/10.
Thủ tướng ra công điện tiếp tục phòng chống dịch Covid-19 Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công Thủ tướng: Tinh thần mở cửa, lo làm ăn kinh doanh nhưng không được chủ quan

Thực hiện thắng lợi mục tiêu kép

Đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội, “những điểm sáng, mặt được chủ yếu”, Thủ tướng cho rằng, đầu tiên là dịch COVID-19 nhanh chóng được kiểm soát, tạo điều kiện sớm khôi phục kinh tế. Hai đợt bùng phát dịch bệnh vào tháng 3 và tháng 7 đã ảnh hưởng lớn nhưng chúng ta đã kiểm soát thành công và thực hiện mục tiêu kép thắng lợi, đặc biệt là kinh tế tháng 9 có sự tăng trưởng cao hơn. Cùng với đó, tăng trưởng trong quý III đã góp phần cho tăng trưởng cả năm.

Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh các nước ASEAN hay các đối tác lớn đều tăng trưởng âm và chuỗi cung ứng trên thế giới bị đứt gãy, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9. Ảnh: VGP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9. Ảnh: VGP

Về kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn tiếp tục được bảo đảm; tỉ giá hối đoái, dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng nhanh; lạm phát dần được kiểm soát theo mục tiêu. Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng tích cực, đóng góp ngày càng nhiều vào tăng trưởng chung. Nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã phát huy vai trò bệ đỡ cho an ninh lương thực quốc gia. Xuất khẩu khả quan, tăng 4,2%; thặng dư thương mại cao kỷ lục với 17 tỉ USD, là mức cao nhất trong 4 năm qua. Đặc biệt khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là điểm sáng, tăng hơn 20%; có 30 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỉ USD và 5 mặt hàng trên 10 tỉ USD.

Giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được cải thiện, tốc độ tăng vốn thực hiện từ Ngân hàng Nhà nước trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm đạt mức cao nhất trong 5 năm qua với tổng mức thực hiện 9 tháng đầu năm đạt trên 300.000 tỉ đồng, đã giải ngân trên 60% kế hoạch năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý III tăng khá với 7,4%, vốn đầu tư Nhà nước tăng 21,5%.

Chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, góp phần hạ mặt bằng lãi suất, hỗ trợ nền kinh tế. Trong 9 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần hạ lãi suất điều hành. Đây là một biện pháp kích thích nền kinh tế. Các lĩnh vực xã hội được chú trọng. Trong tháng 9 và quý III không có địa phương nào phát sinh thiếu đói. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt kết quả tích cực; hình ảnh, uy tín của Việt Nam được nâng cao.

Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam là nước kinh tế tăng trưởng dương duy nhất ở khu vực ASEAN, nằm trong số ít nước tăng trưởng dương trên thế giới. Điều này cho thấy, công tác chỉ đạo, điều hành đã đi đúng hướng. Bên cạnh công tác bảo đảm sức khỏe cho nhân dân thì đẩy mạnh phát triển kinh tế là hướng đi cần thiết.

Tuy vậy, chúng ta vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như các rủi ro bên ngoài khi dịch bệnh chưa thuyên giảm ở nhiều nước. Một số tổ chức quốc tế cảnh báo rủi ro bất ổn tài chính toàn cầu do lượng tiền lớn trong khi khả năng hấp thụ còn yếu có thể dẫn đến bong bóng tài sản tài chính. “Chúng ta cần tiếp tục lưu tâm vấn đề này”, Thủ tướng nói.

Mở cửa nhưng phải kiểm soát, không được để dịch bệnh lọt vào cộng đồng
Ảnh: VGP

Mở cửa phải kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh

Bên cạnh đó vẫn còn một số thách thức từ nội tại như ngành công nghiệp xây dựng vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự đứt gãy chuỗi cung ứng, các thị trường xuất khẩu chính còn gặp khó khăn. Lĩnh vực dịch vụ chịu tác động lớn và phục hồi chậm. Thủ tướng nhắc lại quan điểm mở cửa nhưng phải có sự kiểm soát.

Về phía cầu, tiêu dùng phục hồi chậm khi tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ 9 tháng chỉ tăng 0,7%, thấp hơn nhiều so với mức tăng năm 2019, cho thấy người dân còn khó khăn và cũng đã thay đổi hành vi tiêu dùng. Vì vậy, “chúng ta phải có biện pháp để kích cầu tiêu dùng mạnh mẽ hơn”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tín dụng tăng trưởng còn thấp và Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tạo mọi điều kiện để có thể tăng trưởng tín dụng.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng đề cập đến nhiều vấn đề mà xã hội đang rất quan tâm như tăng giá sách giáo khoa, có nhiều loại sách tham khảo, vấn đề lạm thu đầu năm học mới diễn ra ở một số nơi, dịch sốt xuất huyết và chân tay miệng có chiều hướng gia tăng hay vấn đề học sinh sử dụng điện thoại di động trong trường học đang gây ra nhiều tranh luận…

Với từng vấn đề tồn tại, Thủ tướng đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành triển khai ngay các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, nhanh chóng khắc phục, không để chậm trễ, làm ảnh hưởng đến việc tăng tốc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2020.

Về triển khai nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ không được chủ quan, lơ là để dịch bệnh bùng phát trở lại; yêu cầu các cấp, các ngành, nhất là hai thành phố lớn kiểm soát chặt chẽ tất cả các nguồn nhập cảnh vào Việt Nam, đặc biệt là nhập cảnh trái phép.

Về việc mở lại các đường bay quốc tế, đây là điều tất yếu phải làm nhưng phải kiểm soát chặt chẽ, không được để dịch bệnh lọt vào cộng đồng.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn chi tiết, cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ vận dụng các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn cho người dân, các chuyên gia, nhà ngoại giao, nhà đầu tư.

Nhân dịp này, Thủ tướng cũng lưu ý vấn đề cách ly ở khách sạn khi có nhiều ý kiến khác nhau như trường hợp thay đổi chi phí cách ly ở khách sạn mà báo chí phản ánh vừa qua, gây bức xúc cho người dân.

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế, phấn đấu đạt mức tăng trưởng từ 2,5%-3%. Theo đó, phải xây dựng mô hình chuỗi giá trị đối với từng loại sản phẩm ưu tiên, tập trung tháo gỡ khó khăn cho những dự án, những chương trình để thúc đẩy tăng trưởng. Bộ VHTTDL cần xem xét chủ đề du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn trong 3 tháng cuối năm.

Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục ưu tiên đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đầu tư tư nhân bao gồm cả đầu tư trong nước và FDI. Bộ Công Thương phải chủ trì kế hoạch triển khai Nghị quyết 115 về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước thúc đẩy các tập đoàn, tổng công ty đẩy mạnh đầu tư để góp phần tăng trưởng.

Mở lại đường bay quốc tế đầu tiên sau 6 tháng tạm dừng Mở lại đường bay quốc tế đầu tiên sau 6 tháng tạm dừng
Cần có phương án đồng bộ khi mở lại 6 đường bay quốc tế Cần có phương án đồng bộ khi mở lại 6 đường bay quốc tế
Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản muốn Việt Nam sớm mở lại đường bay quốc tế Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản muốn Việt Nam sớm mở lại đường bay quốc tế
Mai Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng năm 2023 đạt gần 3,15 triệu tấn, tương đương gần 1,11 tỷ USD, tăng 9,2% về khối lượng, tăng 1,5% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

8 tháng năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt gần 5,79 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2023 cả nước xuất khẩu trên 5,81 triệu tấn gạo, tương đương trên 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về khối lượng, tăng 35,7% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Theo số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt 12 nghìn tấn, trị giá 22 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 21,3% về trị giá so với tháng 7/2023.
Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Đó là nội dung tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 vừa được Chính phủ ban hành.
Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,3 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới.
Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bộ Công Thương đã có Thông báo số 78/TB-PVTM về việc ban hành bản câu hỏi điều tra chính thức dành cho nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động