KienlongBank tổ chức ĐHĐCĐ bất thường, chuẩn bị niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán

Ngân hàng TMCP Kiên Long (Mã CK: KLB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông bất thường vào ngày 28/12/2021.

Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng về việc niêm yết cổ phiếu KLB trên sàn giao dịch chứng khoán, miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2018 - 2022 và sửa đổi, bổ sung Điều lệ Ngân hàng.

KienlongBank tổ chức ĐHĐCĐ bất thường, chuẩn bị niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán
Đoàn chủ tọa làm việc tại Đại hội đồng cổ đông bất thường vào ngày 28/12/2021

Báo cáo tại Đại hội, Bà Trần Thị Thu Hằng - Chủ tịch HĐQT KienlongBank cho biết năm 2021 là một năm đặc biệt đối với KienlongBank, đánh dấu nhiều chuyển biến mang tính đột phá, tích cực không chỉ trên khía cạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh mà trên cả khía cạnh thực hiện hoàn thành các nội dung cam kết trên phương án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu.

Tính đến thời điểm hết quý 3 năm 2021, lợi nhuận trước thuế của KienlongBank đạt gần 900 tỷ đồng, hoàn thành gần 90% kế hoạch cả năm. Dự kiến, hết năm 2021, KienlongBank sẽ đạt 100% kế hoạch được đề ra tại Đại hội đồng cổ đông thông qua tại phiên họp thường niên. Tỷ lệ nợ xấu toàn hàng giảm xuống dưới 2%, hoàn thành xuất sắc nội dung xử lý nợ xấu theo cam kết với Ngân hàng nhà nước.

“Để đạt được kết quả trên, ngay từ những ngày đầu năm 2021, KienlongBank đã gấp rút chủ động xây dựng chuyển đổi chiến lược, định hướng phát triển hoạt động kinh doanh, phù hợp hơn, thích ứng cao hơn với những diễn biến ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế từ dịch Covid-19. Trong đó, KienlongBank triển khai tập trung chiến lược chuyển đổi số, số hóa nền tảng ngân hàng, gia tăng sản phẩm của kênh ngân hàng số đối với sản phẩm, dịch vụ tài chính đa tiện ích, vươn tầm trở thành một trong những ngân hàng số hàng đầu tại Việt Nam trong kỷ nguyên số hóa”, Bà Hằng khẳng định.

KienlongBank tổ chức ĐHĐCĐ bất thường, chuẩn bị niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán
Bà Trần Thị Thu Hằng - Chủ tịch HĐQT KienlongBank phát biểu tại Đại hội

Chủ tịch Ngân hàng KienlongBank cũng cho biết thực hiện mục tiêu chiến lược kể trên, KienlongBank đã và đang tích cực triển khai song song hai nhiệm vụ cùng một lúc bao gồm: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo hướng tập trung hóa, lấy khách hàng làm trọng tâm, xây dựng mô hình kênh bán phù hợp. Đồng thời với đó là chú trọng phát triển, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên, cộng tác viên. Với chương trình hành động quyết liệt này, KienlongBank kỳ vọng sẽ mạnh mẽ đột phá, khẳng định vị thể của một ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực hàng đầu về số hóa.

Tại Đại hội, các cổ đông đã thông qua nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, đáng chú ý là tờ trình 13/TTr-HĐQT về kế hoạch niêm yết cổ phiếu lên sàn HOSE hoặc HNX. Đại hội cũng nhất trí ủy quyền cho HĐQT KienlongBank về việc lựa chọn, quyết định xây dựng, thay đổi, điều chỉnh, bổ sung Phương án triển khai thực hiện niêm yết cổ phiếu, đảm bảo phù hợp với tình hình thị trường và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

KienlongBank tổ chức ĐHĐCĐ bất thường, chuẩn bị niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán
Chủ tịch HĐQT trao hoa chúc mừng thành viên HĐQT, BKS

Cùng với đó, Đại hội đã thông qua tờ trình miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT đối với Ông Lê Hồng Phương, chức danh thành viên độc lập HĐQT KienlongBank đối với Ông Trần Văn Trọng, và chức danh thành viên BKS đối với Ông Nguyễn Thanh Minh. Đồng thời, nhằm đáp ứng yêu cầu bổ sung nhân sự quản trị Ngân hàng theo định hướng phát triển kinh doanh, cổ đông đã tán thành bầu bổ sung 03 thành viên đối với thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018 - 2022, bao gồm: Ông Trần Ngọc Minh - Thành viên HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc KienlongBank; Ông Bùi Thanh Hải - Thành viên HĐQT, kiêm Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Kiên Long; và Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Thành viên độc lập HĐQT. Bổ sung 03 thành viên đối với thành viên BKS nhiệm kỳ 2018 - 2022, bao gồm: Ông Lê Khắc Gia Bảo - Thành viên chuyên trách BKS, Bà Đỗ Thị Tuyết Trinh - Thành viên chuyên trách BKS và Bà Vũ Hạnh Ngân - Thành viên không chuyên trách BKS.

Ngoài ra, nhằm đảm bảo hoạt động của Ngân hàng được diễn ra thông suốt phù hợp quy định pháp luật hiện hành, đồng thời, thực hiện cập nhật, bổ sung và điều chỉnh một số nội dung của Điều lệ nhằm phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, ĐHĐCĐ đã thông qua việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ KienlongBank trên cơ sở cập nhật các quy định của pháp luật hiện hành. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ dựa trên nguyên tắc kế thừa, giữ nguyên kết cấu điều khoản của Điều lệ hiện hành và thực hiện thay đổi, cập nhật một số nội dung nhằm phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán. Nội dung chủ yếu là các thay đổi quan trọng liên quan đến hoạt động quản trị, điều hành ngân hàng, quyền của cổ đông…

KienlongBank tổ chức ĐHĐCĐ bất thường, chuẩn bị niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán
Hệ thống các máy giao dịch tự động ATM thế hệ mới (Smart Teller Machine - STM) tại các phòng giao dịch 5 sao kiểu mẫu của KienlongBank

Liên quan đến hoạt động ngân hàng, thời gian vừa qua KienlongBank cũng đã chính thức khai trương văn phòng đại diện tại Hà Nội, được đặt tại tầng 6, tòa nhà Sunshine Center, số 16 Phạm Hùng, Hà Nội với cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Đặc biệt, văn phòng tại đây mang đến lợi ích cho việc thúc đẩy tiếp thị, mở rộng các khách hàng, đưa thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ của KienlongBank đến gần hơn với khách hàng khu vực phía Bắc.

Bên cạnh đó, KienlongBank ứng dụng công nghệ vào dẫn dắt và chuyển đổi số, mang đến cho khách hàng hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ ngân hàng số đa dạng, hiệu quả và tiện ích. Đáng chú ý, hệ thống máy giao dịch tự động STM sử dụng phần mềm tự xây dựng 100%, được nghiên cứu, phát triển bởi KienlongBank và đối tác hàng đầu về công nghệ là Tập đoàn UniCloud.

Sản phẩm tích hợp phần mềm điều khiển máy tự phát triển (UniCAT), thay thế chức năng của quầy giao dịch truyền thống dành cho các nghiệp vụ ngân hàng như: Mở tài khoản, cấp thẻ ngân hàng, ký hợp đồng, tư vấn, thanh toán, nộp lệ phí dịch vụ hành chính công…

Đặc biệt, Ngân hàng đã cho ra mắt siêu ứng dụng KienlongBank Plus, tích hợp công nghệ mở Open Banking API(s), trợ giúp khách hàng thực thi các giao dịch tiền tệ như: Mobile Banking; thanh toán, chi tiêu, mua sắm trên các nền tảng điện tử; kết nối tư vấn đầu tư cá nhân…

Ngoài ra, KienlongBank đã tiến hành tăng cường ký kết hợp tác chiến lược với các đối tác lớn, uy tín trên thị trường Việt Nam và quốc tế, tạo cơ sở tiền đề để phát triển hệ thống ngân hàng lõi hiện đại, tạo ra sự thay đổi và đột phá lớn, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, hướng đến trải nghiệm “cá nhân hóa hoàn hảo” dành cho khách hàng.

Phạm Khoa

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá nông sản hôm nay 27/2: Cà phê và hồ tiêu chưa có điều chỉnh mới

Giá nông sản hôm nay 27/2: Cà phê và hồ tiêu chưa có điều chỉnh mới

Giá nông sản hôm nay (27/2), giá cà phê trong nước thị trường giữ ổn định tại một số địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Giá tiêu hôm nay tại thị trường nội địa vẫn dao động trong khoảng 89.000 - 92.000 đồng/kg.
Tín dụng tăng trưởng âm, lãnh đạo các ngân hàng nói gì?

Tín dụng tăng trưởng âm, lãnh đạo các ngân hàng nói gì?

Sáng 20/2, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng năm 2024.
Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?

Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?

Lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 2/2024 kỳ hạn 6 tháng là 5%/năm, được áp dụng tại CBBank, đứng thứ 2 là VietBank (4,8%/năm).
Lộ diện ngân hàng cho vay kinh doanh bất động sản nhiều nhất năm 2023

Lộ diện ngân hàng cho vay kinh doanh bất động sản nhiều nhất năm 2023

Tính đến cuối năm 2023, dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản vào khoảng 2,75 triệu tỷ đồng. Trong đó, Techcombank có tỷ trọng cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản trên tổng dư nợ lớn nhất trong số các ngân hàng công khai chi tiết.
Cần có chính sách để sớm đưa tài chính xanh vào vận hành

Cần có chính sách để sớm đưa tài chính xanh vào vận hành

“Tài chính xanh” đề cập đến sự phát triển đồng bộ của ngành tài chính song song cải thiện môi trường và tăng trưởng kinh tế, với mục tiêu huy động các nguồn tài chính để mang lại lợi ích cho môi trường đồng thời giảm thiểu tác hại và quản lý rủi ro môi trường.
Cần có sự thay đổi về phương thức quản lý vàng

Cần có sự thay đổi về phương thức quản lý vàng

Tại toạ đàm "Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững", các chuyên gia đề nghị thay đổi cách thức quản lý hoạt động kinh doanh vàng bằng việc thành lập sàn giao dịch vàng, xóa bỏ thế độc quyền để huy động khoảng 400 tấn đang nằm trong két nhà dân.
Chuyển giao bắt buộc DongA Bank cho ngân hàng khác

Chuyển giao bắt buộc DongA Bank cho ngân hàng khác

Do DongA Bank có vốn chủ sở hữu âm nên Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải chuyển giao bắt buộc Ngân hàng TMCP Đông Á (Dong A Bank) cho ngân hàng khác.
Từ 1/12, giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Từ 1/12, giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Theo Quyết định 11/2023 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1/12, các giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
Tín dụng bất động sản tại Hải Dương tăng trưởng

Tín dụng bất động sản tại Hải Dương tăng trưởng

Tín dụng bất động sản Hải Dương tập trung chủ yếu vào mục đích tiêu dùng của khách hàng cá nhân với hơn 85% dư nợ tín dụng lĩnh vực này.
Ngân hàng Nhà nước công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường BĐS

Ngân hàng Nhà nước công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường BĐS

Ngân hàng Nhà nước cho biết thị trường bất động sản vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức kéo dài và trước mắt có 5 giải pháp chính để giải quyết vấn đề này.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động