Kiểm soát chặt các mặt hàng nhà nước định giá; bảo đảm nguồn cung xăng dầu; mọi học sinh đều được tiếp cận SGK với giá hợp lý

Đối với quản lý giá một số mặt hàng thiết yếu "sát sườn" với đời sống người dân, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ ngành từ nay đến cuối năm, phải theo dõi sát diễn biến thị trường, tăng cường công tác dự báo, phải dự báo sớm hơn để có biện pháp điều hành linh hoạt, đảm bảo cung cầu hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất, tiêu dùng, đạt mục tiêu đề ra.
Phối hợp chặt chẽ các chính sách để kiểm soát lạm phát Thực hiện các giải pháp kiềm chế cao nhất mức tăng của giá xăng dầu Bình ổn giá xăng dầu trong nước ở mức cho phép là điều cần thiết
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chủ trì họp với các bộ, ngành về điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu. Ảnh VGP
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chủ trì họp với các bộ, ngành về điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu. Ảnh VGP

Mặt bằng giá cơ bản vẫn được kiểm soát

Chiều 13/6, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chủ trì họp với các bộ, ngành về điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu (xăng dầu, vật tư xây dựng, cước phí vận tải, nguyên liệu đầu vào của nông nghiệp, giá một số thiết bị vật tư, y tế, giáo dục,…).

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, trong 5 tháng đầu năm, áp lực lạm phát toàn cầu có xu hướng ngày càng gia tăng đã gây sức ép đến tình hình lạm phát trong nước. Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng – Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã có các văn bản chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp về quản lý, điều hành để bình ổn giá, hạn chế những biến động của mặt bằng giá gây tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

Đến nay, mặt bằng giá vẫn cơ bản được kiểm soát, CPI tháng 5/2022 tăng 0,38% so với tháng trước, tăng 2,86% so với tháng 5/2021. Bình quân 5 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,29% của năm tháng đầu năm 2021 nhưng thấp hơn mức tăng của 5 tháng đầu năm giai đoạn 2017-2020. Lạm phát cơ bản 5 tháng đầu năm 2022 tăng 1,1% s với cùng kỳ 2021.

Về nguyên nhân, CPI tăng chủ yếu là do ảnh hưởng từ giá xăng dầu, LPG tăng theo giá thế giới, giá vật liệu xây dựng tăng theo giá nguyên vật liệu đầu vào, giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, nhu cầu ăn uống, đi lại, du lịch hồi phục trở lại khi dịch COVID-19 được kiểm soát,…

Bộ Tài chính cũng báo cáo chi tiết về công tác quản lý giá đối với một số mặt hàng thiết yếu như: xăng dầu, cước phí vận tải, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, sách giáo khoa, nhóm dịch vụ công, đồng thời cập nhật kịch bản nửa cuối năm và kiến nghị một số biện pháp điều hành giá.

Kiểm soát chặt các mặt hàng nhà nước định giá; bảo đảm nguồn cung xăng dầu; mọi học sinh đều được tiếp cận SGK với giá hợp lý
Trong bối cảnh toàn cầu "bão giá", chúng ta kiểm soát được như thế này là thành công. Ảnh VGP

Trong bối cảnh toàn cầu "bão giá", chúng ta kiểm soát được như thế này là thành công

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Tài chính, đại diện các Bộ, ngành (Công Thương, NN&PTNT, GD&ĐT, Y tế, Xây dựng, GTVT, KH&ĐT, NHNN, Tổng cục Thống kê, Văn phòng Chính phủ) bày tỏ thống nhất cao với nội dung báo cáo và các đề xuất của Bộ Tài chính. Các ý kiến nhấn mạnh, việc quản lý, kiềm chế lạm phát trong bối cảnh "bão giá" xuất hiện trên toàn cầu thời gian qua là rất khó khăn, kể cả đối với các nền kinh tế phát triển, cũng như các nước trong khu vực. Việc chúng ta kiểm soát được mặt bằng giá như thế này là một sự cố gắng lớn, có thể coi là thành công.

Cho rằng dư địa để điều hành giá trong thời gian tới còn rất thấp, "nguy cơ lạm phát tăng cao là hiện hữu", đại diện các bộ, ngành đã thảo luận, nhấn mạnh một số giải pháp cần tập trung triển khai quyết liệt trong thời gian tới để bảo đảm cung-cầu các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu, điều hành chính sách tiền tệ để đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống người dân, đảm bảo quản lý giá, lạm phát theo kế hoạch đề ra.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, trong 5 tháng đầu năm, áp lực lạm phát rất cao. Nguyên nhân là do các nước áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng. Bên cạnh đó, sau khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, các hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại, nên cầu tăng lên rất cao. Mặt khác, do tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine cũng làm cho giá lương thực, xăng dầu, năng lượng tăng cao… ảnh hưởng đến điều hành lạm phát của các nước.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả. Do đó, chúng ta kiểm soát được lạm phát trong 5 tháng đầu năm 2022. CPI bình quân 5 tháng tăng 2,25% so với cùng kỳ năm 2021.

"Đây là kết quả rất tốt so với các nước trong khu vực và các nền kinh tế trên thế giới", Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh và nêu một loạt dẫn chứng: Indonesia tăng 2,8%; Thái Lan 5,19%; Philippines 4,06%; Hoa Kỳ 8,6%; các nước châu Âu tăng 5,7%,...

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Phải hết sức thận trọng, không được lơ là để lạm phát kỳ vọng tăng cao sẽ rất khó kiểm soát! Ảnh VGP
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Phải hết sức thận trọng, không được lơ là để lạm phát kỳ vọng tăng cao sẽ rất khó kiểm soát! Ảnh VGP

Áp lực rất lớn, công tác điều hành giá sẽ rất khó khăn

Tuy nhiên, thời gian tới, áp lực lạm phát còn cao hơn nữa. Nhất là giá xăng dầu tiếp tục gia tăng gây tác động tới giá một số dịch vụ, hàng hóa khác như: Giáo dục, y tế, vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải,… Do đó, công tác điều hành giá của Chính phủ từ nay đến cuối năm rất khó khăn.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành theo chức năng quản lý nhà nước tiếp tục theo dõi sát, đánh giá, phân tích kỹ lưỡng tình hình để triển khai các giải pháp, cũng như tham mưu cho cấp có thẩm quyền để kiểm soát giá theo mục tiêu Quốc hội giao.

Phó Thủ tướng nêu rõ, trong thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm và đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác điều hành giá; đề nghị các bộ ngành, địa phương căn cứ vào các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá triển khai các giải pháp quyết liệt, sát tình hình thực tế; tăng cường kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng thiết yếu trên thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra.

Phải hết sức thận trọng, không được lơ là để lạm phát kỳ vọng tăng cao sẽ rất khó kiểm soát!

Giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt; phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu là tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022, tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.

"Đây là vấn đề rất quan trọng! Chúng ta phải hết sức thận trọng. Nếu chúng ta lơ là để lạm phát kỳ vọng tăng cao sẽ rất khó kiểm soát. Do đó, phải kiên trì mục tiêu và thực hiện các giải pháp đã chứng minh hiệu quả trong thời gian qua", Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Ngoại giao phối hợp với các bộ ngành theo dõi sát tình hình lạm phát, diễn biến giá cả các mặt hàng, vật tư chiến lược và các biện pháp ứng phó của các nước trên thế giới, nhất là những nền kinh tế có ảnh hưởng tới nước ta; kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên môn có biện pháp xử lý.

Bộ Tài chính chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan chủ động phân tích, dự báo tình hình, xây dựng các kịch bản ứng phó sát thực với tình hình thực tiễn, trên cơ sở đó tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp điều hành phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, phối hợp với các bộ ngành liên quan, hoàn thiện các dự thảo để trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định pháp luật về giá.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu kiểm soát chặt các mặt hàng nhà nước định giá; đảm bảo nguồn cung xăng dầu; mọi học sinh đều được tiếp cận sách giáo khoa với giá hợp lý. Ảnh VGP
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu kiểm soát chặt các mặt hàng nhà nước định giá; đảm bảo nguồn cung xăng dầu; mọi học sinh đều được tiếp cận sách giáo khoa với giá hợp lý. Ảnh VGP

Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương theo thẩm quyền của mình, căn cứ pháp luật về giá, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, triển khai hiệu quả các biện pháp bình ổn giá. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường phải tiến hành kiểm tra ngay các yếu tố hình thành giá để có biện pháp xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các bộ ngành tiếp tục triển khai các biện pháp tuyên truyền, góp phần đảm bảo công khai, minh bạch về giá để hạn chế những thông tin không đúng, gây nhiễu tâm lý, làm người tiêu dùng hoang mang, thị trường bất ổn;…

Kiểm soát chặt các mặt hàng nhà nước định giá; đảm bảo nguồn cung xăng dầu; mọi học sinh đều được tiếp cận SGK với giá hợp lý

Đối với quản lý giá một số mặt hàng thiết yếu "sát sườn" với đời sống người dân, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ ngành từ nay đến cuối năm, phải theo dõi sát diễn biến thị trường, tăng cường công tác dự báo, "phải dự báo sớm hơn" để có biện pháp điều hành linh hoạt, đảm bảo cung cầu hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất, tiêu dùng, đạt mục tiêu đề ra.

Trước mắt, những hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ ngành "phải hết sức cân nhắc, đánh giá tác động chi tiết, báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền, thì mới được tăng giá. Nếu chi phí đầu vào cao quá mà không tăng giá sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới cả hệ thống. Do đó phải có phương án rất cụ thể". Còn đối với những mặt hàng doanh nghiệp tự định giá theo quy định của luật, nếu bất thường phải kiểm tra để có chấn chỉnh kịp thời.

Đối với mặt hàng xăng dầu, Phó Thủ tướng yêu cầu phải điều hành hết sức linh hoạt, sử dụng Quỹ BOG hợp lý; triển khai các biện pháp đảm bảo nguồn cung và dự phòng phương án nhập khẩu khi cần thiết, không để bị động. Đồng thời, các bộ ngành, địa phương phải tăng cường kiểm soát, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu xăng dầu qua biên giới.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành: Quản lý chặt giá cước vận tải, đảm bảo mức tăng phù hợp; không để nguồn cung vật liệu xây dựng bị đứt gẫy, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng găm hàng, tăng giá, triển khai các biện pháp để công bố giá sớm, "công bố hàng tháng" để hỗ trợ doanh nghiệp;…

Cho ý kiến cụ thể đối với công tác quản lý giá vật tư nông nghiệp, lương thực, thực phẩm; dịch vụ khám chữa bệnh; học phí, sách giáo khoa… Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực; tính toán thận trọng lộ trình tăng học phí, nhất là đối với những cơ sở giáo dục công lập; nghiên cứu kỹ pháp luật về giá để quản lý giá sách giáo khoa phù hợp với thực tiễn và quy định pháp luật, đảm bảo mọi học sinh đều được tiếp cận sách giáo khoa với giá hợp lý./.

Theo VGP

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Căn hộ Outdoor Living độc đáo tại Meypearl Harmony Phú Quốc

Căn hộ Outdoor Living độc đáo tại Meypearl Harmony Phú Quốc

Thừa hưởng chất sống tinh khiết từ đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc, Meyland cho ra mắt dòng căn hộ Outdoor Living độc đáo tại Tháp B - Meypearl Harmony, nơi thiên nhiên là nhà, từ đó định nghĩa những giá trị sống hạnh phúc, vững bền.
3 tháng đầu năm, Trung Quốc chi 228 triệu USD mua sầu riêng Việt Nam

3 tháng đầu năm, Trung Quốc chi 228 triệu USD mua sầu riêng Việt Nam

Sầu riêng của Việt Nam vẫn chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong quý đầu năm với khối lượng đạt 51.500 tấn, trị giá hơn 228 triệu USD, tăng 57,5% về lượng và tăng 71% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Khuyến cáo doanh nghiệp cần tìm hiểu đối tác UAE kỹ trước khi giao dịch

Khuyến cáo doanh nghiệp cần tìm hiểu đối tác UAE kỹ trước khi giao dịch

Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đề nghị, trước khi tiến hành ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thông tin về đối tác, liên hệ các Thương vụ Việt Nam ở nước sở tại hoặc kiêm nhiệm để được hỗ trợ thêm thông tin về đối tác.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu tươi sang Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu tươi sang Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống gồm 3 loài ruồi đục quả, một loài rệp và một loại vi khuẩn.
Đầu tư tư nhân và tiêu dùng là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đầu tư tư nhân và tiêu dùng là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng dần, năm 2024 có thể đạt mục tăng trưởng 6 - 6,5 %. Theo TS. Cấn Văn Lực, kích cầu đầu tư tư nhân và tiêu dùng là chìa khóa để mở ra thêm trợ lực tăng trưởng kinh tế.
Thanh Hoá: Sắp có thêm Nhà máy chế biến gỗ và sắn lát 100 tỷ đồng

Thanh Hoá: Sắp có thêm Nhà máy chế biến gỗ và sắn lát 100 tỷ đồng

Theo quyết định của UBND tỉnh Thanh hoá, Nhà máy chế biến gỗ và sắn lát Nghi Sơn được thực hiện trên khoảng 1,48ha diện tích đất tại xã Trường Lâm thị xã Nghi Sơn, với vốn đầu tư 105 tỷ đồng. Nhà máy này chế biến cắt lát sắn củ, sản xuất gỗ Pallet, gỗ xẻ than, nan, gỗ ghép thanh. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm.
Xuất khẩu gạo tiếp tục thuận lợi

Xuất khẩu gạo tiếp tục thuận lợi

Quý đầu năm 2024, ngành gạo xuất khẩu 2,18 triệu tấn, mang về doanh thu 1,43 tỷ USD, tăng 17,6% về lượng, tăng 45,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Song song với đó, lần đầu tiên Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore.
Đầu tư shophouse sinh lợi ngay với số vốn chỉ từ 3,9 tỷ đồng

Đầu tư shophouse sinh lợi ngay với số vốn chỉ từ 3,9 tỷ đồng

Chuyên gia đánh giá, shophouse khối đế có khả năng khai thác cho thuê, kinh doanh ngay tạo dòng tiền đang là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư.
Gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản về hạn ngạch xuất khẩu và chỉ tiêu kháng sinh

Gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản về hạn ngạch xuất khẩu và chỉ tiêu kháng sinh

Hạn ngạch xuất khẩu và chỉ tiêu kháng sinh đối với doanh nghiệp thủy sản đang là thử thách lớn. Cần nhanh chóng tìm ra giải pháp nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp trong thời gian tới, để đảm bảo mở rộng thị trường xuất khẩu và duy trì uy tín về chất lượng.
Tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia

Tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia

Theo TS Phạm Văn Đại, Giảng viên cao cấp Trường chính sách công và quản lý Fulbright, tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia, không phải tài nguyên vô tận hay tái tạo được.
Việt Nam cần làm gì để hút “đại bàng FDI về làm tổ”?

Việt Nam cần làm gì để hút “đại bàng FDI về làm tổ”?

Cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài cho rằng, môi trường đầu tư Việt Nam bên cạnh những ưu điểm như chính trị ổn định, chất lượng nguồn lao động đang dần được cải thiện, vẫn bộc lộ không ít những tồn tại cần được tiếp tục cải thiện trong thời gian tới, những tồn tại này thể hiện qua thủ tục hành chính rườm rà; chính sách thu hút đầu tư hay thay đổi và chuỗi cung ứng chưa hoàn thiện.
Quý I/2024, làm đẹp có doanh thu cao nhất trên sàn thương mại điện tử

Quý I/2024, làm đẹp có doanh thu cao nhất trên sàn thương mại điện tử

Với việc mang lại tổng cộng 11,25 nghìn tỷ đồng cho cả 5 sàn thương mại điện tử (TMĐT) trong 3 tháng đầu năm, Làm đẹp cho thấy sức ảnh hưởng của mình khi tiếp tục duy trì vị trí quán quân trong bảng xếp hạng những ngành hàng có doanh thu cao nhất.
Tiềm năng thị trường cá ngừ Canada còn rất lớn

Tiềm năng thị trường cá ngừ Canada còn rất lớn

Từ sau khi Hiệp đinh CPTPP có hiệu lực, xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ đóng hộp mã HS16 của Việt Nam sang Canada tăng đáng kể. Mặc dù vậy, thị phần của Việt Nam vẫn còn nhỏ, chỉ chiếm khoảng 13% trong tổng nhập khẩu cá ngừ của Canada.
Giảm cấp phép hạn ngạch khai thác thủy sản

Giảm cấp phép hạn ngạch khai thác thủy sản

Việc phân bổ hạn ngạch khai thác thủy sản cho các địa phương được dựa trên cơ cấu tàu cùng khơi; điều kiện kinh tế xã hội, tập quán khai thác; điều kiện ngư trường và nguồn lợi.
Cơ hội nào cho mây tre đan trên “đường đua” xuất khẩu?

Cơ hội nào cho mây tre đan trên “đường đua” xuất khẩu?

Các nhà nhập khẩu quan tâm đến các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa về chất lượng, xã hội, môi trường, an ninh… Trong khi đó, có chưa đến 20% doanh nghiệp mây tre đan của Việt Nam đáp ứng được một số tiêu chuẩn hợp quy. Điều này làm giảm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Gạo ST24 và ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang EU

Gạo ST24 và ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang EU

Bộ NN&PTNT cho biết, 2 giống gạo thơm ST24 và ST25 đã được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU là không chính xác.
Lần đầu tiên Việt Nam thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Lần đầu tiên Việt Nam thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

3 tháng đầu năm, Singapore nhập từ Việt Nam 36,15 triệu SGD, tăng 80,46% so với cùng kỳ 2023, đưa Việt Nam lần đầu thành nhà cung ứng gạo lớn nhất vào thị trường này với 32,03% thị phần.
Xu hướng ngành làm đẹp Việt Nam dưới góc nhìn chuyên gia

Xu hướng ngành làm đẹp Việt Nam dưới góc nhìn chuyên gia

“Thị trường ngành làm đẹp Việt Nam đang có những biến chuyển mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng với nền công nghiệp ngành làm đẹp thế giới … những thông tin về làm đẹp cũng rất đa dạng, cập nhật trên mọi nền tảng mạng xã hội, đó là cơ hội cho khách hàng, bệnh nhân có thể lựa chọn ra những nơi, cơ sở làm đẹp, bác sĩ làm đẹp có uy tín”, Ths.BS Bùi Tuấn Anh - Khoa thẩm mỹ - Bệnh viện Hồng Ngọc nhận định.
Ngành hàng rau quả có nhiều dư địa hướng tới kỷ lục xuất khẩu 7 tỷ USD

Ngành hàng rau quả có nhiều dư địa hướng tới kỷ lục xuất khẩu 7 tỷ USD

Tính đến hết quý I, xuất khẩu hàng rau quả thu về 1,28 tỷ USD, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2023. Theo dự báo của các chuyên gia, ngành hàng rau quả có nhiều dư địa để hướng tới kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD.
Bất động sản Phú Quốc nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ đầu năm 2024

Bất động sản Phú Quốc nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ đầu năm 2024

Thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, Đảo Ngọc Phú Quốc không đơn thuần là một điểm đến du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng mà còn là một nơi được các nhà đầu tư bất động sản lớn nhỏ đặc biệt quan tâm.
VASEP kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc

VASEP kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc

Với thị trường Hàn Quốc, VASEP cho rằng, nếu cơ chế hạn ngạch trong VKFTA không được dỡ bỏ, tôm Việt Nam cũng sẽ có nguy cơ không có ưu thế nào trước tôm Peru.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024, chiếm 53,4% trong tổng lượng và chiếm 54,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 1,49 triệu tấn.
Triển vọng tích cực cho xuất khẩu cá tra sang Canada

Triển vọng tích cực cho xuất khẩu cá tra sang Canada

Tính đến ngày 15/3/2024, Canada nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Dư cung toàn cầu, hướng đi nào cho tôm Việt?

Dư cung toàn cầu, hướng đi nào cho tôm Việt?

Nhiều hệ lụy đang dần dần bộc lộ khi tình trạng dư cung và giá tôm ở các thị trường xuống mức thấp kỷ lục. Trong đó thể hiện rõ nét nhất là động thái phản ứng của một số thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ và Trung Quốc trong thời gian gần đây, gây quan ngại cho nhiều nước xuất khẩu tôm, trong đó có Việt Nam.
Ngành thủy sản "khó chồng khó", VASEP kiến nghị gì?

Ngành thủy sản "khó chồng khó", VASEP kiến nghị gì?

Mới đây, VASEP đã có Công văn báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản và các vướng mắc, bất cập đang ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản trong quý I/2024.
VNBA trao giá trị đến cộng đồng với chương trình “Chia sẻ chuyên môn về an toàn vệ sinh lao động nghề Chăm sóc sắc đẹp chuẩn Nhật Bản”

VNBA trao giá trị đến cộng đồng với chương trình “Chia sẻ chuyên môn về an toàn vệ sinh lao động nghề Chăm sóc sắc đẹp chuẩn Nhật Bản”

Vừa qua, tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đã diễn ra chương trình “Chia sẻ chuyên môn về an toàn vệ sinh lao động nghề Chăm sóc sắc đẹp chuẩn Nhật Bản” với nhiều dấu ấn thành công. Chương trình không chỉ mang đến nhiều kiến thức bổ ích về an toàn vệ sinh lao động mà còn giới thiệu các kỹ thuật làm đẹp đặc biệt tại Nhật Bản để các học viên tham khảo mở rộng dịch vụ của salon, đồng thời xây dựng hình ảnh khác biệt và chuyên nghiệp trong lòng khách hàng.
Nên giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống trong bối cảnh khó khăn?

Nên giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống trong bối cảnh khó khăn?

Hiện nhiều doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng, cần giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ, giảm thuế VAT cho doanh nghiệp ngành rượu, bia trong bối cảnh thị trường còn khó khăn.
Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng của vụ việc chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ tới ngày 28/6 và ngày 26/9/2024.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động