Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt:

Khuyến nghị tăng thuế suất đối với mặt hàng thuốc lá

Tại Kỳ họp thứ 8 tới, Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những điểm đáng chú ý là dự thảo đã đưa ra phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá. Xung quanh nội dung này, nhận được nhiều ý kiến, khuyến nghị từ các chuyên gia, nhà khoa học để đảm bảo chính sách thuế phù hợp với điều kiện Việt Nam, giảm tỷ lệ người hút thuốc, bảo vệ sức khỏe người dân và giảm gánh nặng bệnh tật do thuốc lá gây ra.
Khuyến nghị tăng thuế suất đối với mặt hàng thuốc lá
Khuyến nghị tăng thuế suất đối với mặt hàng thuốc lá

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) dự kiến được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, trong đó, cơ quan soạn thảo đề nghị tăng thuế suất với mặt hàng thuốc lá để góp phần điều tiết tiêu dùng và thực hiện cam kết quốc tế. Cụ thể, đối với mặt hàng thuốc lá sẽ giữ nguyên thuế suất 75% và bổ sung mức thuế tuyệt đối theo lộ trình từng năm trong giai đoạn từ 2026 - 2030 với 2 phương án. Phương án 1: bổ sung 2.000 đồng/bao thuốc ở năm đầu tiên và tăng tịnh tiến 2.000đồng/bao trong các năm kế tiếp để đạt mức 10.000 đồng vào năm 2030. Phương án 2: Áp dụng mức tăng 5.000 đồng/bao ngay từ năm 2026 và tăng tịnh tiến 1.000 đồng/bao trong 3 năm kế tiếp và 2.000 đồng/bao năm 2030 để đạt mức 10.000 đồng/bao năm 2030.

Chia sẻ tại Tọa đàm “Phương án thuế tiêu thụ đặc biệt hướng tới mục tiêu Chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” do Truyền hình Quốc hội vừa tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học đã phân tích, khuyến nghị một số chính sách để giảm thiểu tác hại thuốc lá trong giai đoạn tới.

Bà Hoàng Thị Thu Hương, Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam lần đầu tiên áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là vào năm 1999 với mức thuế 45%. Trong giai đoạn 2006-2007 tăng lên là 55%. Từ năm 2008 đến 2019, Việt Nam đã thực hiện 3 lần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá: Năm 2008, tăng mức thuế suất từ 55% lên 65%; năm 2016, tăng từ 65% lên 70%; và năm 2019, tăng từ 70% lên 75%.

Các mức tăng thuế thuốc lá giai đoạn 2006-2008 và 2016-2019 là rất thấp. Bên cạnh đó khoảng cách thời gian giữa các lần tăng thuế khá dài nên không tạo ra tác động đủ để giảm sức mua và giảm tiêu dùng, do thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn tăng đều đặn hàng năm nên giá thuốc lá ngày càng rẻ và dễ tiếp cận, bà Hoàng Thị Thu Hương nêu quan điểm.

Bà Hoàng Thị Thu Hương, Vụ Pháp chế, Bộ Y tế
Bà Hoàng Thị Thu Hương, Vụ Pháp chế, Bộ Y tế

Chia sẻ về thực trạng sử dụng thuốc lá ở Việt Nam, Thạc sỹ Lê Thị Thu, chuyên gia Tổ chức Chiến dịch vì trẻ em không thuốc lá tại Việt Nam cho biết, Việt Nam nằm trong 10 nước có số người sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới. Trong đó, tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở người trên 15 tuổi tại Việt Nam cao thứ tư trong khu vực ASEAN; tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở người từ 15 tuổi trở lên gia tăng ở Việt Nam. Trẻ em không có khả năng bảo vệ mình khỏi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động đặc biệt là ở trẻ nhỏ nên cần những giải pháp chính sách để bảo vệ.

Thạc sỹ Lê Thị Thu, cho rằng, thuế thuốc lá là giải pháp quan trọng trong giảm tiêu dùng thuốc lá, 2 phương án trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) dù được đánh giá là bước đi đúng hướng, tuy nhiên, để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc của Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 cần phải có thêm những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa.

Thuế thuốc lá là biện pháp hiệu quả nhất trong gói chính sách MPOWER của Tổ chức Y tế thế giới. Theo đó, nếu giá thuốc lá tăng 10%, sẽ giảm tiêu thụ: 4% ở các nước thu nhập cao; 5% ở các nước thu nhập thấp hoặc trung bình; Khoảng một nửa hiệu quả là giảm lượng thuốc hút và một nửa là bỏ hoặc không bắt đầu hút thuốc. Thanh niên và người nghèo là đối tượng đáp ứng tốt nhất đối với thay đổi về giá. Vì vậy, chú trọng giải pháp tăng thuế thuốc lá – giải pháp hiệu quả nhất trong các nhóm giải pháp theo hướng áp thuế hỗn hợp, mức thuế tăng để đạt khuyến cáo 75% giá bán lẻ, và tăng thường xuyên để theo kịp với mức tăng lạm phát và tăng thu nhập.

Bà Hoàng Thị Thu Hương, Vụ Pháp chế, Bộ Y tế
Bà Hoàng Thị Thu Hương, Vụ Pháp chế, Bộ Y tế

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, trên thế giới khoảng 60 quốc gia, với tổng dân số hơn 1,6 tỷ người, hiện đang áp thuế từ 70% trở lên trong giá bán lẻ, phù hợp hoặc rất gần với thông lệ tốt nhất được WHO khuyến nghị là thuế chiếm ít nhất 75% giá bán lẻ.

Những quốc gia này đã làm cho giá thuốc lá ngày càng đắt đỏ, khó mua hơn – qua đó đã dẫn đến những cải thiện lớn về giảm tỷ lệ hút thuốc trong một thời gian tương đối ngắn. Tuy nhiên, tăng thuế và giá thuốc lá chính là biện pháp nhanh và hiệu quả nhất để giảm tỷ lệ hút thuốc. Đây cũng là biện pháp được đề xuất trong Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá, một hiệp ước quốc tế về kiểm soát thuốc lá mà Việt Nam đã phê chuẩn năm 2004.

Tại Philippines, trong giai đoạn 2012 - 2022 việc tăng thuế thuốc lá đã giúp giảm 30% tỷ lệ hút thuốc; đồng thời thu thuế thuốc lá của Chính phủ nước này đã tăng đáng kể, đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Bà Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam
Bà Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam

Bà Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đánh giá cao cơ quan soạn thảo dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đã có các phương án tăng thuế đối với mặt hàng thuốc lá. Đây là bước đi đúng hướng, nhưng cần tăng thuế cao hơn nữa để đạt được các mục tiêu giảm hút thuốc của quốc gia và bảo vệ sự phát triển kinh tế của đất nước trong dài hạn.

Bà Angela Pratt khuyến nghị việc áp thuế tuyệt đối với lộ trình để đạt 15.000 đồng mỗi gói vào năm 2030, cộng với mức thuế theo tỷ lệ hiện hành, sẽ giảm tỷ lệ hút thuốc của nam giới xuống còn 35,8% (vào năm 2030). Điều này cũng sẽ làm tăng đáng kể nguồn thu thuế hàng năm, và mang lại thêm 29,3 nghìn tỷ đồng cho ngân sách mỗi năm vào năm 2030, so với năm 2020. Giảm tỷ lệ hút thuốc xuống mức này sẽ làm giảm chi phí kinh tế đáng kể do tỷ lệ sử dụng thuốc lá gây ra. Hiện tại ước tính mỗi năm, thuốc lá gây ra tổn thất lên tới - khoảng 108 nghìn tỷ đồng hoặc 1,14% GDP hàng năm.

“Điều đáng chú ý là những người trẻ tuổi nhạy cảm nhất với việc tăng giá. Tăng thuế thuốc lá có thể ngăn họ bắt đầu hút thuốc, và việc này giống như tiêm vắc-xin để bảo vệ họ suốt đời- bởi vì mọi người ít có khả năng bắt đầu sử dụng thuốc lá khi họ đã trưởng thành”, bà Angela Pratt nhấn mạnh.

Mỗi năm tiêu tốn 108 nghìn tỷ cho chi phí khám chữa bệnh liên quan đến thuốc lá Mỗi năm tiêu tốn 108 nghìn tỷ cho chi phí khám chữa bệnh liên quan đến thuốc lá
WHO đề xuất liệu pháp cai thuốc lá hiệu quả WHO đề xuất liệu pháp cai thuốc lá hiệu quả
Nguy cơ từ thuốc lá điện tử đối với thanh thiếu niên Nguy cơ từ thuốc lá điện tử đối với thanh thiếu niên
Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Gần một nửa người trưởng thành Việt Nam có cholesterol cao

Gần một nửa người trưởng thành Việt Nam có cholesterol cao

Gần một nửa người trưởng thành Việt Nam có cholesterol cao, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Chủ quán thừa nhận bộ lòng xe điếu dài 40m là "nói hơi quá"

Chủ quán thừa nhận bộ lòng xe điếu dài 40m là "nói hơi quá"

Video món “lòng xe điếu” dài gần 40m gây xôn xao mạng xã hội, cơ quan chức năng vào cuộc. Chủ quán sau đó thừa nhận đã “nói hơi quá”.
Ăn vải sai cách gây hạ đường huyết?

Ăn vải sai cách gây hạ đường huyết?

Vải xanh chứa độc tố có thể gây hạ đường huyết và các biến chứng nghiêm trọng. Chuyên gia khuyến cáo không nên ăn vải chưa chín để bảo vệ sức khỏe.
Trị mụn bằng chanh: Hậu quả đáng sợ sau khi thử "mẹo" trên mạng

Trị mụn bằng chanh: Hậu quả đáng sợ sau khi thử "mẹo" trên mạng

Chỉ vì tin vào một mẹo trị mụn bằng chanh từ mạng xã hội, cô gái 25 tuổi đã phải chịu đựng cơn ác mộng với làn da sưng đỏ, bỏng rát.
Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”: Bệnh nhi 4 tuổi sắp được ra viện

Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”: Bệnh nhi 4 tuổi sắp được ra viện

Sau nhiều ngày điều trị, bệnh nhi M.T.A. (4 tuổi), bị xe ba bánh tự chế cán qua người, đã dần hồi phục với tình trạng sức khỏe hiện ổn định.
Những thói quen phổ biến âm thầm hủy hoại cột sống

Những thói quen phổ biến âm thầm hủy hoại cột sống

Đau lưng ngày càng trở thành vấn đề phổ biến ở nhiều lứa tuổi, không chỉ do chấn thương, mà còn bắt nguồn từ những thói quen tưởng chừng vô hại trong sinh hoạt hàng ngày.
Kiểm tra quán L.C. nổi tiếng với món lòng xe điếu gây tranh cãi

Kiểm tra quán L.C. nổi tiếng với món lòng xe điếu gây tranh cãi

Chiều 7/5, bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, thông báo về việc kiểm tra quán L.C. tại TP.HCM, nơi nổi tiếng với món lòng xe điếu đang gây xôn xao dư luận.
Trào lưu chữa bệnh trên mạng, lợi bất cập hại

Trào lưu chữa bệnh trên mạng, lợi bất cập hại

Nhỏ nước chanh vào mắt để “sáng mắt tức thì”, ép ho để “cứu người bị đột quỵ”, uống thuốc nam không rõ nguồn gốc để trị ung thư... là những mẹo chữa bệnh trên mạng được cho là hiệu quả.
Hạt lanh – “vị cứu tinh” tự nhiên cho người bị táo bón

Hạt lanh – “vị cứu tinh” tự nhiên cho người bị táo bón

Táo bón là tình trạng thường gặp trong đời sống hiện đại, đặc biệt ở những người có chế độ ăn thiếu chất xơ và ít vận động.
Vượt qua nguy kịch nhờ điều trị viêm màng não mô cầu kịp thời

Vượt qua nguy kịch nhờ điều trị viêm màng não mô cầu kịp thời

Viêm màng não do não mô cầu là một bệnh nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Người bệnh cấp cứu có phải thanh toán trước?

Người bệnh cấp cứu có phải thanh toán trước?

Vụ yêu cầu người bệnh đóng tiền trước khi cấp cứu gây bức xúc dư luận. Bộ Y tế khẳng định việc này vi phạm quy định về quyền lợi của người bệnh trong tình huống cấp cứu.
Mối nguy hại cho sức khỏe từ món lòng se điếu

Mối nguy hại cho sức khỏe từ món lòng se điếu

Được săn lùng như “đặc sản hiếm có”, lòng se điếu có giá lên tới vài triệu đồng mỗi kg khiến nhiều người không tiếc tiền để thưởng thức. Thế nhưng, phía sau vị béo giòn đầy mê hoặc ấy lại là những cảnh báo lạnh gáy từ chuyên gia về các nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe – đặc biệt với những ai thường xuyên sử dụng.
Lòng se điếu: Món ngon hiếm hay chiêu trò thực phẩm giả?

Lòng se điếu: Món ngon hiếm hay chiêu trò thực phẩm giả?

Lòng se điếu, món ăn quý hiếm với hương vị độc đáo, đang gây tranh cãi về nguồn gốc và chất lượng, khiến người tiêu dùng lo ngại.
Mẹo đơn giản giúp người bệnh tiểu đường vượt qua mùa hè một cách an toàn

Mẹo đơn giản giúp người bệnh tiểu đường vượt qua mùa hè một cách an toàn

Mùa hè nắng nóng là thử thách lớn với người bệnh tiểu đường. Bài viết chia sẻ bí quyết giúp duy trì sức khỏe và phòng ngừa biến chứng trong mùa hè.
Bộ trưởng Y tế thăm bé trai vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”

Bộ trưởng Y tế thăm bé trai vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”

Sáng 5/5, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đã đến Bệnh viện Nhi Trung ương thăm bệnh nhi M.T.A từng bị xe ba bánh tự chế chèn qua người. Bé đang điều trị tại khoa Hồi sức ngoại khoa.
Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì khi ăn sáng tại nhà?

Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì khi ăn sáng tại nhà?

Bữa sáng tốt cho sức khỏe, nhưng nên chọn tiện lợi ngoài hàng hay tự nấu tại nhà thì đâu mới là quyết định tốt nhất cho bạn?
Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu” ở Nam Định: Tạm đình chỉ một số nhân viên y tế

Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu” ở Nam Định: Tạm đình chỉ một số nhân viên y tế

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã tạm đình chỉ một số nhân viên y tế để xác minh, làm rõ vụ việc người dân phản ánh bị yêu cầu "đóng đủ tiền mới được cấp cứu" cho cháu bé gặp tai nạn giao thông.
Bé trai trong vụ "đóng đủ tiền mới được cấp cứu” đã cai được máy thở

Bé trai trong vụ "đóng đủ tiền mới được cấp cứu” đã cai được máy thở

Bé trai 4 tuổi ở Nam Định trong vụ việc liên quan đến phản ánh "nộp đủ tiền mới được cấp cứu" hiện đã cai được máy thở và có dấu hiệu tỉnh táo hơ.
Giảm mạnh ca tai nạn giao thông liên quan rượu bia dịp nghỉ lễ

Giảm mạnh ca tai nạn giao thông liên quan rượu bia dịp nghỉ lễ

Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, số ca cấp cứu do tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia đã giảm đáng kể.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ “đóng đủ tiền mới được cấp cứu”

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ “đóng đủ tiền mới được cấp cứu”

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Nam Định rà soát quy trình cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh sau khi có phản ánh yêu cầu đóng đủ viện phí trước khi điều trị cho trẻ bị tai nạn giao thông.
Tuần tới miền Bắc nắng nóng trên 35 độ

Tuần tới miền Bắc nắng nóng trên 35 độ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp phía tây, tuần tới miền Bắc và Trung sẽ nắng nóng, nhiệt độ cao nhất ngày từ 35 độ C trở lên.
Đưa vào sử dụng thuốc tiêm điều trị 15 loại ung thư từ tháng 6 tới

Đưa vào sử dụng thuốc tiêm điều trị 15 loại ung thư từ tháng 6 tới

Thuốc Nivolumab có thể sử dụng cho 15 loại bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi, ruột, thận, bàng quang, thực quản, da, đầu và cổ.
Hơn 73.000 lượt người khám bệnh, cấp cứu trong 2 ngày nghỉ lễ

Hơn 73.000 lượt người khám bệnh, cấp cứu trong 2 ngày nghỉ lễ

Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay, các cơ sở y tế đã tiếp nhận, khám và cấp cứu tổng cộng 73.176 lượt người bệnh, trong đó có gần 4.000 trường hợp nghi do tai nạn giao thông.
Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 đi vào hoạt động từ tháng 11

Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 đi vào hoạt động từ tháng 11

Bệnh viện Bạch Mai đang đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng mua sắm thiết bị cho cơ sở 2 tại Hà Nam, dự kiến hoạt động từ tháng 11/2025.
Hôi miệng dù vệ sinh răng miệng kỹ, vì sao?

Hôi miệng dù vệ sinh răng miệng kỹ, vì sao?

Nhiều người vẫn bị hôi miệng dù chăm sóc răng miệng đúng cách. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra hơi thở có mùi khó chịu.
Cô gái 28 tuổi bị sốc phản vệ nguy kịch sau phẫu thuật thẩm mỹ

Cô gái 28 tuổi bị sốc phản vệ nguy kịch sau phẫu thuật thẩm mỹ

Một nữ bệnh nhân 28 tuổi rơi vào tình trạng sốc phản vệ nghiêm trọng sau ca phẫu thuật nâng mũi tại một bệnh viện thẩm mỹ ở TP.HCM.
Cảnh báo sỏi thận lâu năm biến chứng thành ung thư

Cảnh báo sỏi thận lâu năm biến chứng thành ung thư

Sau nhiều năm mắc sỏi thận, người đàn ông 64 tuổi xuất hiện nhiều sỏi lớn (50x69 mm) và đã biến chứng thành ung thư.
4 cách ăn uống lành mạnh, hạn chế tăng cân ngày lễ

4 cách ăn uống lành mạnh, hạn chế tăng cân ngày lễ

Hạn chế tinh bột, chỉ nên uống nước lọc, trà thảo mộc, ăn uống chánh niệm... là những cách để hạn chế tăng cân dịp lễ.
Phương pháp giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ

Phương pháp giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ

Giấc ngủ không chỉ là thời gian nghỉ ngơi mà còn là quá trình phục hồi toàn diện cho cơ thể và trí não. Ngủ đủ giấc sẽ cho bạn một ngày mới năng động.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động