Hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản xuất tiến thương mại khôi phục kinh tế

Cục XTTM tiếp tục hỗ trợ các DN XK thủy sản tham gia đầy đủ các sự kiện trên. Xem xét tăng tỷ lệ hỗ trợ các chương trình XTTM truyền thống trong thời gian sau đại dịch do hiện nay DN không còn đủ nguồn lực để thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá trong khi chi phí tham gia các hội chợ này tăng đều hàng năm.

Thông tin được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay tại diễn đàn xúc tiến xuất khẩu năm 2021 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu góp phần khôi phục kinh tế” do Bộ Công Thương tổ chức ngày 15/12.

Theo VASEP, xuất khẩu (XK) thủy sản năm 2021 dự kiến sẽ đạt được kim ngạch 8,7 tỷ USD, vượt qua một năm đầy khó khăn và thách thức khi đối mặt trực tiếp với những tác động khó lường của đại dịch Covid-19.

Ba ngành hàng XK thủy sản chủ lực là tôm, cá tra, cá ngừ vẫn duy trì được năng lực sản xuất chế biến, trong đó XK tôm tiếp tục là trụ cột cho phát triển XK năm 2021.

Cho đến thời điểm này, mặc dù đạt được kim ngạch XK cao hơn mong đợi nhưng ngành thủy sản vẫn mới hồi phục được 50-70% do dịch bệnh vẫn tiếp diễn phức tạp tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm hơn 80% nhà máy chế biến thủy sản. Các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ vẫn tiếp tục gặp khó khăn để duy trì sản xuất và phục hồi.

Hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản xuất tiến thương mại khôi phục kinh tế
Theo VASEP, xuất khẩu (XK) thủy sản năm 2021 dự kiến sẽ đạt được kim ngạch 8,7 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo VASEP, thị trường XK đã đi vào giai đoạn hồi phục khi các nước triển khai tiêm vắc xin trên diện rộng. Nhu cầu thị trường tăng cao nhất trong vòng hai năm qua, đặc biệt khi bước vào quý 3/2021. Dự báo nhu cầu thực phẩm nói chung và thủy sản nói riêng sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2022 khi đại dịch dự báo sẽ suy yếu.

Về tình hình xúc tiến thương mại (XTTM), ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng thư ký VASEP cho biết, hai năm qua, các hoạt động XTTM truyền thống của hiệp hội đều tạm ngưng do đại dịch, không tổ chức được 3 hội chợ chuyên ngành thủy sản lớn nhất thế giới tại khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ và Trung Quốc. Đây là những hội chợ uy tín và có quy mô lớn nhất trên thế giới hiện nay, thu hút tất cả các nước cung cấp thủy sản cho toàn cầu.

Sức hút của các hội chợ này không chỉ là các giao dịch thương mại hàng tỷ đô la mà còn là nơi để các DN tìm hiểu nhu cầu thị trường, các xu hướng thực phẩm đang và sẽ đi theo và quan trọng hơn đây là nơi giới thiệu sinh động nhất về sản phẩm.

Theo ông Nam, thủy sản là ngành thực phẩm chuyên về chế biến sâu, đông lạnh, có đặc thù là cần phải thử, nếm, nhìn được màu sắc, độ tươi của sản phẩm để có sự cảm nhận đầy đủ nhất. Các DN cũng đánh giá rằng kênh hội chợ truyền thống cho đến nay vẫn là kênh XTTM hiệu quả nhất, tìm được khách hàng tin cậy nhất.

Theo VASEP, năm 2022 chắc chắn sẽ là năm nhu cầu thực phẩm và thủy sản nói riêng sẽ tăng cao khi nhóm nhà hàng khách sạn, du lịch hồi phục. Để hỗ trợ ngành tiếp tục phát triển, tăng trưởng tốt trong năm 2022 và các năm sau, góp phần vào mục tiêu đến năm 2030 đạt kim ngạch XK 16-18 tỷ USD, VASEP đề xuất tái khởi động các hoạt động tổ chức tham gia hội chợ truyền thống đã bị gián đoạn.

Cục XTTM tiếp tục hỗ trợ các DN XK thủy sản tham gia đầy đủ các sự kiện trên. Xem xét tăng tỷ lệ hỗ trợ các chương trình XTTM truyền thống trong thời gian sau đại dịch do hiện nay DN không còn đủ nguồn lực để thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá trong khi chi phí tham gia các hội chợ này tăng đều hàng năm.

Việc tăng tỷ lệ hỗ trợ sẽ tạo điều kiện cho các DN vừa và nhỏ có cơ hội tiếp cận lại thị trường và khách hàng giúp hoạt động XK của nhóm DN này dần hồi phục.

Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động trực tuyến B2B (giữa DN với DN) cho lĩnh vực thủy sản thông qua các kênh của Bộ Công Thương tại các thị trường đang có tăng trưởng tốt, các thị trường chúng ta muốn tiếp cận để góp phần vào tăng trưởng chung cũng như tránh sự phụ thuộc vào những thị trường chính…

Theo Bộ Công Thương, năm 2021, kinh phí ngân sách đầu năm hỗ trợ cho hiệp hội DN, tổ chức XTTM của các bộ, ngành, địa phương là 136 tỷ đồng để thực hiện 160 đề án, trong đó kinh phí xúc tiến XK là hơn 102 tỷ đồng để thực hiện 84 đề án.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngân sách bị cắt giảm, nhiều đề án xúc tiến XK triển khai tại nước ngoài phải hủy hoặc chuyển sang phương thức thực hiện trực tuyến. Tính đến nay, 31 đề án đã được triển khai thực hiện với kinh phí 26,8 tỷ đồng.

Theo thống kê sơ bộ, năm 2021, Bộ Công Thương trực tiếp triển khai, hướng dẫn, phối hợp các địa phương tổ chức trên 1.000 hội nghị trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp và trực tuyến trên cả nước, hàng triệu phiên giao thương trực tuyến, hỗ trợ hàng triệu lượt DN thực hiện XTTM trực tuyến. Bên cạnh đó, việc tham gia hoặc tổ chức các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế cũng được Bộ Công Thương tổ chức trên môi trường số…

Tuy nhiên, việc triển khai các kế hoạch XTTM gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Nhiều hoạt động XTTM đã được các đơn vị tổ chức cũng như DN tham gia chuẩn bị rất công phu nhưng phải hủy đột xuất do các quy định phòng chống dịch Covid-19, gây không ít thiệt hại về tài chính, nhân lực....

Nguồn cung bị thiếu hụt do đứt gãy chuỗi cung ứng, năng lực cung ứng sản phẩm của các DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa hạn chế về số lượng và các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm để đáp ứng các đơn hàng ổn định từ các nhà nhập khẩu, tập đoàn phân phối…

PV

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nhà cung cấp "bắt tay" siêu thị kiểm soát chất lượng hàng hóa: Kỳ vọng “cuộc chơi” công bằng

Nhà cung cấp "bắt tay" siêu thị kiểm soát chất lượng hàng hóa: Kỳ vọng “cuộc chơi” công bằng

Việc hợp tác này nhằm tiến tới xây dựng chuỗi cung ứng hàng Việt Nam thật sự bền vững theo hướng hiện đại - minh bạch - an toàn - hiệu quả.
Nhiều địa phương ở Hà Nội tổ chức đấu giá đất trong tháng 3

Nhiều địa phương ở Hà Nội tổ chức đấu giá đất trong tháng 3

Trong tháng 3 này và quý II tới, Hà Nội sẽ đưa ra đấu giá nhiều dự án đất ở phục vụ nhu cầu của người dân.
Người mua có buộc phải lấy hóa đơn bán lẻ khi đổ xăng?

Người mua có buộc phải lấy hóa đơn bán lẻ khi đổ xăng?

Đến hết ngày 31/3/2024, doanh nghiệp không xuất hóa đơn điện tử xăng dầu theo từng lần bán sẽ phải đóng cửa, vậy người mua có buộc phải lấy hóa đơn không là băn khoăn của nhiều người tiêu dùng khi ngày thực hiện quy định đang cận kề.
30 lô sầu riêng Việt Nam xuất khẩu bị cảnh báo: Cần làm gì để trái sầu riêng tạo thị trường bền vững?

30 lô sầu riêng Việt Nam xuất khẩu bị cảnh báo: Cần làm gì để trái sầu riêng tạo thị trường bền vững?

Cục Bảo vệ thực vật nhận được thông tin cảnh báo từ Vụ Kiểm dịch Động - Thực vật, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) về việc 30 lô hàng sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị nhiễm kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn quy định an toàn thực phẩm của quốc gia này.
Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện mùa khô

Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện mùa khô

Từ đầu năm 2024 cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng điện thương phẩm toàn quốc đã đạt 14,5%, tăng gấp 3 lần so với 2023.
Những vướng mắc khi triển khai nhà ở xã hội

Những vướng mắc khi triển khai nhà ở xã hội

Sáng 16/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
Canada khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam

Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với dây thép có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Việt Nam.
An Giang: Phát hiện 3.690 đơn vị thuốc bảo vệ thực vật vi phạm

An Giang: Phát hiện 3.690 đơn vị thuốc bảo vệ thực vật vi phạm

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 tỉnh An Giang tạm giữ 3960 thuốc bảo vệ thực vật có trị giá trên 95 triệu đồng có dấu hiệu vi phạm nhãn và không có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán.
Tháo gỡ 3 nút thắt để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Tháo gỡ 3 nút thắt để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Theo Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, chất lượng lao động, logistics và môi trường pháp lý vẫn là 3 “nút thắt” chính trong thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam hiện nay.
Giá vàng còn tiếp tục tăng nếu chưa có giải pháp nào từ Ngân hàng Nhà nước

Giá vàng còn tiếp tục tăng nếu chưa có giải pháp nào từ Ngân hàng Nhà nước

Những ngày gần đây, giá vàng SJC đã chạm mốc 81 triệu đồng/lượng, đổ xô các đỉnh cũ. Tuy nhiên, giá vàng SJC nhanh chóng quay đầu giảm nhẹ.Theo nhiều chuyên gia, giá vàng trong nước sẽ tăng mạnh trong thời gian tới nếu Ngân hàng Nhà nước vẫn chậm sửa Nghị định 24.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động