Đi tìm nguyên nhân vì sao hóa đơn tiền điện tăng vọt trong tháng 5-6?

TH&SP Vài ngày gần đây, nhiều khách hàng tại Hà Nội phản ánh hóa đơn tiền điện tháng 6 nhà mình tăng cao hơn tháng trước, thậm chí tăng gấp đôi, gấp ba. Hiện nay, người tiêu dùng đang rất hoang mang và vấn đề này lại một lần nữa “nóng hơn thời tiết” trên khắp mạng xã hội.

Tiền điện sinh hoạt còn cao hơn khi "giãn cách xã hội"

Hàng tháng tiền điện chỉ vài trăm ngàn, bỗng tháng này “nhảy” lên gần 2 triệu đồng, nhiều hộ dân ở Hà Nội rất “sốc” khi nhận thông báo tiền điện từ các công ty điện lực. Người dân đặt câu hỏi: Vì sao giá điện tăng cao bất thường?




Người dân nhiều quận, huyện ở Hà Nội rất sốc” vì tiền điện tăng cao bất thường gấp 3 lần.

Theo ghi nhận từ ý kiến người dân chia sẻ, trong tháng 3- 4, khi thực thi "giãn cách xã hội", mọi người ở nhà 24/7. Nhưng hoá đơn tiền điện vẫn chỉ nhỉnh hơn bình thường một chút. Đến tháng 6, khi nhận được hóa đơn tiền điện, nhiều gia đình "tá hỏa" khi nhận được thông báo đã sử dụng lượng điện gấp đôi so với tháng trước.

Khi nhận được thông báo tiền điện kỳ hóa đơn tháng 6 từ Công ty Điện lực quận Hai Bà Trưng- Hà Nội, chị Thu Hồng vô cùng bất ngờ khi tiền điện tháng này lại tăng phi mã. Chia sẻ với PV, chị Hồng bức xúc: “Gia đình tôi sử dụng hai công tơ điện, hàng tháng chỉ mất vài trăm ngàn đồng, ngay như tháng trước từ 7/4 đến 6/5 tổng số tiền điện cả hai công tơ nhà tôi chưa đến 600.000 đồng, vậy mà đột ngột tiền điện tháng này “nhảy” lên gần 1,7 triệu đồng khiến tôi rất sốc”.

Chị Hồng cho biết, đồ điện tử trong gia đình không có gì tăng thêm so với tháng trước, gia đình chị chỉ sử dụng duy nhất một chiếc điều hòa và thường chỉ bật vào ban đêm những hôm nắng nóng.

“Dù trời nắng nóng hơn, bật điều hòa cũng tiêu hao nhiều điện năng hơn nhưng cũng không thể tiêu thụ quá nhiều so với tháng trước như vậy. Không thể chỉ do trời nắng nóng mà tiền điện lại tăng gấp 3, thêm những 1,1 triệu đồng. Tôi thấy rất vô lý và đã gọi điện đến Công ty Điện lực quận Hai Bà Trưng để yêu cầu nhân viên đến kiểm tra và giải thích lý do vì sao tiền điện nhà tôi tháng này tăng bất thường như vậy”, chị Hồng nói.

Cũng chỉ thường trả tiền điện hàng tháng ở mức 400.000 đồng, nhưng chị Quỳnh Phương ở khu đô thị Dương Nội (Hà Đông) cũng rất bất ngờ khi tiền điện tháng này tăng quá nhiều lên mức 1,4 triệu đồng.

Chị Phương cho biết, không chỉ mình gia đình nhà chị nhận được thông báo tiền điện tăng mà rất nhiều gia đình ở khu chung cư Dương Nội cũng nhận được. Gia đình chị Phương chỉ có hai vợ chồng và 1 đứa con, ban ngày hầu như đều đi làm hết và chỉ đến tối cũng mới sử dụng điện cho việc sinh hoạt và bật điều hòa cho những ngày nắng nóng.

Nhiều người dân ở huyện Thanh Trì, quận Hoàng Mai cũng phản ánh tiền điện tăng gấp đôi, gấp ba lần so với tháng trước. Kèm theo thông báo về tiền điện, EVN còn gửi thêm tin nhắn để thông báo điện năng tiêu thụ tăng cao hơn 30% so với tháng trước tới khách hàng.

Và lý do vì sao hàng tiền điện tháng này tăng cao bất thường là câu hỏi mà nhiều người dân ở các quận, huyện ở Hà Nội đang cần câu trả lời từ đơn vị cung cấp điện EVN. Bởi theo họ, nếu chỉ trả lời do thời tiết nắng nóng, thiết bị làm mát như điều hòa phải tiêu tốn nhiều điện hơn là chưa đủ và không thoả đáng.

Công tơ điện tử có đáng tin cậy?

Đại diện EVN HaNoi cho biết: “khách hàng có kỳ ghi chỉ số từ ngày 16/5/2020 đến ngày 15/6/2020, thì khả năng hóa đơn tiền điện tăng cao, thậm chí tăng gấp đôi, gấp ba là điều rất có thể xảy ra. Bởi nắng nóng, hầu như gia đình nào cũng sử dụng điều hòa nhiệt độ - “thủ phạm” chính làm cho hóa đơn tiền điện tăng cao”.



Người dân vẫn hoài nghi về mức độ chính xác của công tơ điện tử

Mặc dù đã có những giải thích từ các chuyên gia về hoá đơn tiền điện tang là do điều hoà, nhưng nhiều người sử dụng điện vẫn Nghi ngờ về độ chính xac của công tơ điện tử.

Bạn đọc Nguyễn Văn Hải gửi ý kiến: “Từ ngày thay cái công tơ điện tử tiền điện tăng dần đều, nghi ngờ điện lực điều khiển được tất cả công tơ điện tử bằng phần mềm”. Một bạn đọc khác bình luận “Công tơ điện giờ có thể điều khiển từ xa thì làm sao dân giám sát được”.

Thực tế tâm lý thì có nhiều ý kiến hoài nghi về sự tác động để làm thay đổi chỉ số công tơ điện tử.

Mặc dù vậy, đây có thể chỉ là vấn đề tâm lý, các chuyên gia về thiết bị điện tử cho rằng việc cơ quan điện lực tác động để công tơ điện tử quay nhanh hơn là không thể. Lý do, các thiết bị khi lắp cho khách hàng đều có tem kiểm định và giấy chứng nhận, nghĩa là do bên thứ ba cung cấp chứ ngành điện không sản xuất công tơ. Bởi thế không thể có khả năng cài chip hay phần mềm để làm tăng chỉ số công tơ điện tử.

Mặt khác EVN cũng chỉ đạo thực hiện phúc tra chỉ số công tơ do bộ phận độc lập thực hiện với 100% hóa đơn có mức tăng trên 30%, trước khi phát hành tới khách hàng.

Cần có đơn vị kiểm tra và giám sát độc lập?

Nhận định về tình trạng trên, đại diện EVN Hà Nội cho biết, đơn vị này đã chỉ đạo Công ty Điện lực Hoàn Kiếm liên lạc và thống nhất với khách hàng, nếu trong trường hợp cần mang công tơ đi kiểm định.


EVN Hà Nội công bố về lượng điện tiêu thụ trung bình 1 ngày ở TP Hà Nội

"Bất cứ khách hàng nào phản ánh về tình trạng hoá đơn tiền điện tăng đột biến, để minh bạch, chúng tôi sẽ mang từng công tơ đi kiểm định", đại diện EVN Hà Nội khẳng định.

Cũng theo số liệu của EVN Hà Nội, từ đầu tháng 6 đến nay, Hà Nội liên tiếp hứng chịu nắng nóng gay gắt kéo dài với nền nhiệt duy trì ở mức trên 39 độ C. Do đó, lượng tiêu thụ điện tại Hà Nội trong ngày 9/6 đã đạt tới mức 89,209 triệu kWh.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định, trong năm qua, trên thực tế, giá điện không hề được điều chỉnh tăng. Việc hoá đơn tiền điện tăng mạnh trong những tháng gần đây là do nhu cầu sử dụng nhiều trong tháng cao điểm về nắng nóng. Bên cạnh đó, việc tính giá điện luỹ tiến 6 bậc thang là một trong những nguyên nhân khiến hoá đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng vọt.

Theo đó, hiện nay, giá điện sinh hoạt đang được tính theo 6 bậc thang như sau: Bậc 1 cho kWh từ 0 - 50, tính 1.678 đồng/kWh; Bậc 2 cho kWh từ 51 - 100, được tính 1.734 đồng/kWh; Bậc 3 cho kWh từ 101 - 200, được tính 2.014 đồng/kWh; Bậc 4 cho kWh từ 201 - 300, được tính 2.536 đồng/kWh; Bậc 5 cho kWh từ 301 - 400 được tính 2.834 đồng/kWh; Bậc 6 cho kWh từ 401 trở lên được tính 2.927 đồng/kWh.

Cũng theo đánh giá của ông Long, khác với các loại hàng hoá thông thường, mua nhiều giá càng rẻ. Mặt hàng điện càng dùng nhiều thì chi phí phải trả sẽ tăng luỹ tiến, do bối cảnh nguồn năng lượng có hạn.

Cùng quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh thông tin thêm, với cách tính giá điện lũy tiến, sử dụng nhiều tiền đóng càng cao giúp người dân tiết kiệm điện. Tuy nhiên, trong thời tiết nắng nóng, người dân sử dụng nhiều, mà cách tính lại thay đổi thì đây là cách gián tiếp làm tăng giá điện.

Theo ông Doanh, để giá điện được minh bạch, người dân không "nghi ngờ" nên có một đơn vị độc lập vào cuộc để rà soát, kiểm tra. Theo đó, đơn vị này sẽ làm việc với EVN nếu có dấu hiệu bất thường trong cách tính giá điện, ghi chỉ số công tơ. Đặc biệt, đơn vị nêu trên có thể khả năng đề nghị các cơ quan chức năng liên quan như Cục Quản lý giá, Cục Quản lý Cạnh tranh,… can thiệp.


Đại diện EVN Hà Nội cho biết đơn vị sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến phản ánh của khách hàng và có trách nhiệm kiểm tra, xử lý và giải đáp một cách thỏa đáng. Mọi ý kiến thắc mắc liên quan đến sử dụng điện hoặc muốn tìm hiểu các cách sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả mùa nắng nóng, vui lòng liên hệ Trung tâm Chăm sóc khách hàng của EVNHANOI qua tổng đài 19001288 (phục vụ 24/7) để được tiếp nhận tư vấn và giải đáp.

Khánh Huyền

Khánh Huyền

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cần khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai pháp luật về PCCC và CNCH

Cần khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai pháp luật về PCCC và CNCH

Cho ý kiến về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH), Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội, nhấn mạnh: Đây là dự án Luật rất quan trọng, có tác động lớn đến đời sống Nhân dân và doanh nghiệp, do đó đề nghị cần nghiên cứu, rà soát một cách kỹ lưỡng để khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai pháp luật về PCCC và CNCH, đồng thời phải có những đổi mới, sửa đổi phù hợp, khả thi gắn với đời sống kinh tế của người dân.
Chính phủ đồng ý cho mua điện gió Trường Sơn tại Lào

Chính phủ đồng ý cho mua điện gió Trường Sơn tại Lào

Chính Phủ vừa chấp thuận đề nghị của Bộ Công Thương tại đề xuất về việc nhập điện gió từ Lào về Việt Nam ở dự án nhà máy điện gió Trường Sơn, cũng như chủ trương đầu tư lưới điện đấu nối.
Xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp

Xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp.
Tăng trưởng kinh tế đang phục hồi tích cực

Tăng trưởng kinh tế đang phục hồi tích cực

GDP Quý I/2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023, cao nhất trong Quý I từ năm 2020 đến nay và vượt kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.
Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Sáng 13/5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV khai mạc phiên họp thứ 33.
Thúc đẩy "tri thức hoá nông dân", phát triển kinh tế nông thôn bền vững

Thúc đẩy "tri thức hoá nông dân", phát triển kinh tế nông thôn bền vững

Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ cho nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc có đủ năng lực, điều kiện để thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, là hạt nhân thúc đẩy quá trình "tri thức hoá nông dân"; giữ vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong truyền nghề, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ nông dân.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Tại Phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Thể chế hoá đầy đủ quy định tại Luật Đất đai năm 2024

Thể chế hoá đầy đủ quy định tại Luật Đất đai năm 2024

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2024, Ths.Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý bất động sản đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát quy định về Tổ chức phát triển quỹ đất, đảm bảo thể chế hoá đầy đủ quy định tại Điều 115 Luật Đất đai 2024.
Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại

Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại

Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại, tương đương với các nước có nghề cá phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động