Dầu thô bị áp giá trần, Nga có thể vẫn thắng G7 trong cuộc chiến năng lượng

Các chuyên gia cho rằng, cơ chế áp trần giá dầu của G7 không những không khiến Nga bị tổn hại mà còn đẩy nhanh lạm phát và suy thoái ở phương Tây.
Một nhà máy lọc dầu của Nga ở vùng Amur (Ảnh: Tass).
Một nhà máy lọc dầu của Nga ở vùng Amur (Ảnh: Tass).

Mức giá trần 60 USD mà nhóm các nước G7 áp dụng đối với dầu thô của Nga chính thức bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/12, động thái đẩy giá dầu tăng 3%.

Tuy nhiên, các chuyên gia năng lượng cho rằng đây mới chỉ là khởi đầu của việc tăng giá xăng dầu.

"Việc phương Tây áp giá trần đối với dầu thô của Nga là không khả thi. Vì vậy, cơ chế này chắc chắn sẽ thất bại thảm hại", tiến sĩ Mamdouh G. Salameh, một nhà kinh tế học chuyên về ngành dầu quốc tế và chuyên gia năng lượng toàn cầu nhận định. "Cả Nga, thị trường dầu mỏ toàn cầu và OPEC+ sẽ phản đối cơ chế này".

Ông Salameh cho biết, Nga đã nhiều lần tuyên bố sẽ ngừng xuất khẩu dầu mỏ sang bất kỳ quốc gia hoặc nhóm quốc gia nào thực hiện giới hạn giá. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt năng lượng trên thị trường và giá dầu tiếp tục tăng. Giá dầu Brent có thể tăng lên 100-110 USD/thùng trước cuối năm nay.

Tương tự, giá dầu thô Brent được Ngân hàng Mỹ (BofA) dự đoán sẽ lên mức 110 USD/thùng vào năm 2023. BofA đã cảnh báo về những rủi ro có thể gây sức ép lên giá năng lượng.

BofA lý giải việc Nga từ chối bán dầu cho bất kỳ bên tham gia áp giá trần có thể dẫn đến việc xuất khẩu dầu thô giảm tới một triệu thùng mỗi ngày. Rõ ràng, điều này có thể làm chi phí xăng dầu tăng, khiến 1 thùng dầu Brent đắt thêm 20-25 USD.

Tình trạng gián đoạn nguồn cung có thể xảy ra khi các quốc gia OPEC hoặc OPEC+ quyết định cắt giảm sản lượng chung, từ đó khiến mọi việc nghiêm trọng hơn và có thể nhấn chìm thị trường năng lượng thế giới.

Theo chuyên gia Salameh, các thành viên OPEC+ đều mong chờ việc giá dầu Brent tăng từ 100 USD trở lên, ngoại trừ Nga. Họ cần giá dầu tăng để cân bằng ngân sách. Ông dự báo nhóm này sẽ đánh giá phản ứng của thị trường đối với mức giá trần và sau đó hành động.

Trước đó, câu lạc bộ gồm 23 nhà sản xuất dầu mỏ đã nhóm họp vào ngày 4/12 để thảo luận về hướng đi của chính sách sản lượng. Họ đã nhất trí tuân thủ chính sách hiện tại là giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm 2023.

"Trong trường hợp không thể tưởng tượng được là thị trường không phản ứng với mức trần, thì OPEC+ sẽ cắt giảm sản lượng để đảm bảo sự ổn định của giá cả và nguồn cung", chuyên gia năng lượng này dự đoán.

Trong khi đó, Tom Luongo, nhà bình luận tài chính và chính trị, cho rằng giá dầu chắc chắn tăng. "Vì vậy, vào năm 2023, hãy chờ đợi một làn sóng lạm phát lớn khác do giá năng lượng tăng, tình trạng thiếu lương thực thực phẩm và Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế gây sức ép lên giá kim loại", chuyên gia này nói.

Lý giải tại sao cơ chế áp giá trần của phương Tây đối với dầu Nga sẽ thất bại, ông Salameh cho rằng Nga không thiếu khách mua dầu. "Nếu mục đích của việc áp mức trần là buộc giảm doanh thu xuất khẩu dầu mỏ của Nga thì nó sẽ thất bại hoàn toàn".

Ngoài ra, Nga cũng đang sở hữu đội tàu chở dầu hùng mạnh đến mọi nơi trên thế giới và không cần sử dụng các công ty vận tải cũng như công ty bảo hiểm của phương Tây.

"Khách hàng của Nga sẽ tự chi trả phí bảo hiểm cho những chuyến hàng nhập khẩu dầu. Ngay cả khi Nga bán ít dầu hơn, doanh thu của nước này cũng không bị suy giảm vì giá dầu đã tăng cao hơn", ông nói thêm.

Kế hoạch của G7 phần lớn phụ thuộc vào việc cấm vận các công ty vận tải và bảo hiểm cung cấp dịch vụ cho Nga trừ khi Moscow đồng ý bán dầu thô với giá 60 USD/thùng hoặc thấp hơn.

Tuy nhiên, Moscow đã nói rõ sẽ không khuất phục trước các yêu cầu của G7 và tự dùng đội tàu chở dầu và các công ty bảo hiểm của riêng mình.

Dầu thô bị áp giá trần, Nga có thể vẫn thắng G7 trong cuộc chiến năng lượng

Hồi tháng 5, Rosneft và Gazprom Neft - hai nhà sản xuất dầu lớn của Nga - bắt đầu tăng các đơn đặt hàng trước từ tàu chở dầu của Sovcomflot, công ty vận tải biển lớn nhất của Nga.

Hơn nữa, các phương tiện truyền thông phương Tây đều đồng loạt đưa tin về việc Nga cũng yêu cầu mua thêm 100 tàu. Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Nga (RNRC) và IPJSC Ingosstrakh được cho là sẽ trở thành những nhà bảo hiểm chính cho các hãng vận tải dầu của Nga.

Kế hoạch của G7 và lệnh cấm vận của EU đối với nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển, cũng có hiệu lực vào ngày 5/12, sẽ không ngăn cản Nga xuất khẩu hoặc vận chuyển dầu theo bất kỳ cách nào, ông Luongo nhấn mạnh.

"Điều sẽ xảy ra là bản đồ phân phối dầu trên toàn thế giới sẽ thay đổi", chuyên gia này lưu ý.

"Năng lượng chảy về phía tây giờ sẽ chảy về phía đông và nam. Đường ống ESPO sẽ được sử dụng hết công suất khi nhu cầu từ Đông Nam Á tăng lên... Trung Quốc và Ấn Độ đã lấp đầy khoảng trống. Dầu của Nga sẽ được trộn ở Bahamas hoặc các cảng lưu trữ khác và sau đó được gửi trở lại các nhà máy lọc dầu của EU", ông nói thêm.

G7 có thể lĩnh hậu quả?

Theo chuyên gia Salameh, Nga có thể trở thành người chiến thắng cuối cùng trong khi EU có nguy cơ thua cuộc trong cuộc chiến năng lượng "khi cuộc sống của người dân châu Âu đang trên đà lao dốc và nền kinh tế của khối trên bờ vực suy thoái nghiêm trọng".

Cuối cùng, EU đã trở thành con mồi cho kế hoạch địa chính trị của Washington. Ông chỉ ra Mỹ châm ngòi cho cuộc xung đột Nga - Ukraine, không những âm mưu làm suy yếu Moscow, phá vỡ quan hệ song phương Nga - Trung, mà còn "phá hủy EU với tư cách là một liên minh và biến các thành viên riêng lẻ của khối này thành các con rối".

"EU sẽ phải đối mặt với giá năng lượng tiếp tục cao, dòng vốn ròng chảy ra ngoài do thiếu đầu tư và đồng tiền giảm giá khi khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường toàn cầu sụp đổ", ông Luongo liên tục cảnh báo.

"Họ cũng sẽ bị đánh giá là một đối tác thương mại không đáng tin cậy vì liên tục thay đổi các điều khoản hợp đồng trong khi vẫn đang còn hiệu lực", ông nói thêm.

Suranjali Tandon, trợ lý giáo sư tại Viện Chính sách và Tài chính Công Quốc gia có trụ sở tại Delhi (Ấn Độ), cho rằng sáng kiến áp giá trần của G7 có thể có tác động tiêu cực hơn nữa đối với nền kinh tế toàn cầu.

Theo bà, giá dầu tăng cao có thể dẫn đến những khó khăn chính trị cho các quốc gia đang đối phó với sự gia tăng bất bình đẳng và cũng có thể cản trở sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Đồng thời, hệ thống tài chính toàn cầu hiện nay vốn lấy phương Tây làm trung tâm có thể khiến các nước thứ 3 rời xa tiền tệ của các nước G7 hơn nữa do các dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm từ các nước thứ ba tăng giá, bà cảnh báo.

Theo nữ học giả Ấn Độ, sự chia rẽ trong khối châu Âu cũng có thể sẽ gia tăng.

Các chính trị gia ở mỗi quốc gia châu Âu cũng sẽ đối mặt với những nghi vấn từ các cử tri khi chính sách năng lượng không nhất quán, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái và khủng hoảng năng lượng bủa vây Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Những rạn nứt đầu tiên đã xuất hiện tại EU khi các cuộc biểu tình lẻ tẻ nổ ra gần đây trên khắp "lục địa già" nhằm kêu gọi chính phủ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt năng lượng đối với Nga.

Theo các nhà quan sát, Mỹ cũng có khả năng bị ảnh hưởng bất lợi. Chuyên gia Salameh cho rằng, vì Mỹ sẽ phải trả giá cao hơn cho lượng dầu nhập khẩu hơn 9 triệu thùng dầu mỗi ngày, nên sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách và đẩy nhanh lạm phát và do đó là suy thoái.

Nói chung, các nước G7 có thể phải trả giá đắt cho chủ nghĩa phiêu lưu năng lượng và đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tồi tệ, chuyên gia năng lượng trên cảnh báo.

Loạt rủi ro từ phía nguồn cung đang quay lại “gõ cửa” thị trường dầu thô Loạt rủi ro từ phía nguồn cung đang quay lại “gõ cửa” thị trường dầu thô
Châu Âu chốt trần giá dầu Nga ở mức 60 USD/thùng Châu Âu chốt trần giá dầu Nga ở mức 60 USD/thùng
Nga xem xét áp giá sàn với dầu thô để đáp trả giá trần của G7 Nga xem xét áp giá sàn với dầu thô để đáp trả giá trần của G7
EIA hạ dự báo giá dầu Brent năm 2023 EIA hạ dự báo giá dầu Brent năm 2023
Theo Dân trí

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tìm lời giải cho bài toán nguồn cung nhà ở xã hội

Tìm lời giải cho bài toán nguồn cung nhà ở xã hội

Thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, vốn vay, xác định chi phí giá đất hay đối tượng mua nhà ở xã hội được cho là những bất cập lớn nhất khi phát triển nhà ở xã hội.
Đã tìm ra phương thuốc đặc trị cơn sốt giá vàng?

Đã tìm ra phương thuốc đặc trị cơn sốt giá vàng?

Sáng 19/5, giá vàng miếng SJC quay trở lại lên trên mốc 90 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn hơn 77 triệu đồng/lượng.
Top 5 điều hòa giá rẻ mà tiết kiệm điện

Top 5 điều hòa giá rẻ mà tiết kiệm điện

Mùa hè nóng bức đang đến gần, nhu cầu sử dụng điều hòa cũng tăng cao. Tuy nhiên, giá thành cao và lượng điện tiêu thụ lớn khiến nhiều người e ngại. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn top 5 điều hòa giá rẻ mà tiết kiệm điện
Chỉ trong 2 ngày, giá mỗi cân vải tăng tới 15.000 đồng

Chỉ trong 2 ngày, giá mỗi cân vải tăng tới 15.000 đồng

Chỉ trong 1 - 2 ngày, giá mỗi cân vải tăng tới 15.000 đồng là diễn biến hiếm thấy, đến cuối vụ chưa biết giá còn cao đến mức nào, một thương lái thu mua vải cho biết.
Giá vàng miếng SJC tăng 400.000 đồng so với hôm qua

Giá vàng miếng SJC tăng 400.000 đồng so với hôm qua

Giá vàng trong nước cuối tuần tăng theo đà đi lên của giá vàng thế giới. Theo đó, mỗi lượng vàng miếng SJC tăng 200.000 đồng ở chiều mua và 400.000 đồng ở chiều bán ra so với hôm qua.
Top 9 máy phun sương giá mềm đáng mua

Top 9 máy phun sương giá mềm đáng mua

Máy phun sương là thiết hỗ trợ làm mát không gian gia đình, đặc biệt là phòng ngủ. Dưới đây là danh sách top 9 máy phun sương tạo ẩm phòng ngủ đáng mua.
Thiết lập đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng

Thiết lập đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Nội dung thanh tra hoạt động kinh doanh vàng rất rộng

Nội dung thanh tra hoạt động kinh doanh vàng rất rộng

Các nội dung thanh tra gồm: Chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng; các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền; các quy định pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ; về kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế.
Cách nào “hạ nhiệt” giá vé máy bay?

Cách nào “hạ nhiệt” giá vé máy bay?

Phó Tổng Giám đốc Bamboo Airways Trương Việt Cường cho rằng, quan trọng nhất để giảm giá vé là cần có mức giá trần linh hoạt theo chi phí xăng dầu, giá cấu thành đầu vào chứ không nên cứng nhắc.
Hàng trăm nghìn vé bay đêm giá rẻ được mở bán

Hàng trăm nghìn vé bay đêm giá rẻ được mở bán

Các hãng hàng không mở bán hàng trăm nghìn vé bay đêm giá rẻ giúp nhiều đường bay tới các điểm du lịch, giá vé máy bay đã giảm chỉ còn khoảng 1/2 so với thời điểm nghỉ Lễ 30/4 - 1/5.
Chung cư ngừng sốt nhưng giá chưa hạ nhiệt?

Chung cư ngừng sốt nhưng giá chưa hạ nhiệt?

Nhu cầu lớn nhưng giá căn hộ chung cư leo thang nhanh khiến người mua nhà buộc phải trì hoãn kế hoạch mua nhà. Thị trường căn hộ chung cư bắt đầu ghi nhận sự điều chỉnh, hạ nhiệt.
Top 5 tủ lạnh giá rẻ đáng mua nhất năm 2024

Top 5 tủ lạnh giá rẻ đáng mua nhất năm 2024

Tủ lạnh là một trong những thiết bị gia dụng cần thiết mà mọi gia đình đều cần để bảo quản thực phẩm, thức ăn. Dưới đây là top 5 tủ lạnh có giá dưới 5 triệu đồng đáng mua nhất năm 2024.
Rút giấy phép đơn vị kinh doanh vàng không có hóa đơn điện tử

Rút giấy phép đơn vị kinh doanh vàng không có hóa đơn điện tử

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp vàng thực hiện hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng, đến ngày 15/6 tới, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.
Sẽ livestream bán vải chín sớm Phương Nam trên Fanpage

Sẽ livestream bán vải chín sớm Phương Nam trên Fanpage

Địa điểm livestream vải chín sớm Phương Nam là tại các vườn vải chín sớm Phương Nam. Hoạt động mua bán vải được thực hiện trực tuyến và trực tiếp. Trong quá trình livestream, đơn vị tổ chức sẽ phát các video quảng bá hình ảnh vải chín sớm Phương Nam.
Đấu thầu thành công 12.300 lượng vàng miếng SJC

Đấu thầu thành công 12.300 lượng vàng miếng SJC

Trong phiên đấu thầu sáng nay, 11 đơn vị trúng thầu vàng với số lượng 12.300 lượng. Như vậy, sau bốn phiên đấu thầu thành công, Ngân hàng Nhà nước đã tung ra thị trường 27.200 lượng vàng miếng SJC.
Vì sao giá heo hơi tăng lên mức gần 70.000 đồng/kg?

Vì sao giá heo hơi tăng lên mức gần 70.000 đồng/kg?

Giá heo hơi trong nước đang chứng kiến xu hướng tăng kéo dài từ đầu năm đến nay. Ghi nhận giá heo ngày 16/5 tại các tỉnh, thành phố trên cả nước giao dịch quanh ngưỡng 62.000-67.000 đồng/kg.
Đất nền, nhà trong ngõ đang bước vào “cơn sốt” mới?

Đất nền, nhà trong ngõ đang bước vào “cơn sốt” mới?

Nhu cầu nhà ở tại các đô thị lớn tăng cao, trong khi dự án chung cư khan hiếm, khiến phân khúc nhà mặt phố, chung cư, nhà trong ngõ, đất nền gần đây liên tục nhận được sự quan tâm.
Giá vàng SJC bất ngờ tăng mạnh trước phiên đấu thầu

Giá vàng SJC bất ngờ tăng mạnh trước phiên đấu thầu

Sáng nay (16/5), giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng mạnh, vượt 90 triệu đồng/lượng trước phiên đấu thầu lần thứ 7.
Thanh Hoá: Áp dụng hoá đơn điện tử trong kinh doanh xăng dầu và các lĩnh vực khác

Thanh Hoá: Áp dụng hoá đơn điện tử trong kinh doanh xăng dầu và các lĩnh vực khác

Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và các doanh nghiệp ngành nghề có dư địa doanh thu lớn đã thực hiện nghiêm túc quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Giá vàng miếng SJC trở lại mốc 90 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC trở lại mốc 90 triệu đồng/lượng

Sáng 15/5, giá vàng miếng SJC tăng mạnh cả triệu đồng sau phiên đấu thầu vàng lần 6, trở lại mốc 90 triệu đồng/lượng (bán ra).
Khó "săn" vé máy bay 0 đồng

Khó "săn" vé máy bay 0 đồng

Thông tin các hãng hàng không mở bán nhiều vé máy bay giá rẻ, thậm chí có vé giá 0 đồng đang thu hút sự quan tâm của hành khách sau thời gian dài giá vé duy trì ở mức cao.
8.100 lượng vàng miếng được tung ra thị trường, giá vàng sẽ tăng hay giảm?

8.100 lượng vàng miếng được tung ra thị trường, giá vàng sẽ tăng hay giảm?

Trong phiên đấu thầu vàng sáng nay, có 8 thành viên đã trúng thầu với tổng khối lượng trúng thầu 8.100 lượng vàng. Một câu hỏi được đặt ra là, sau phiên đấu thầu thành công hôm nay giá vàng miếng sẽ tăng hay giảm?
Hết thời “cò đất”, đến thời “cò vàng”?

Hết thời “cò đất”, đến thời “cò vàng”?

Do nhu cầu mua vàng tăng cao cộng thêm thời gian đến lượt được vào cửa hàng giao dịch khá lâu, phải xếp hàng nên từ sáng sớm, nhiều "cò" đã tiếp cận khách hàng mua, bán vàng.
Giá vàng miếng SJC “bốc hơi” 1 triệu đồng

Giá vàng miếng SJC “bốc hơi” 1 triệu đồng

Sau khi phục hồi vào chiều qua, giá mỗi lượng vàng miếng SJC sáng nay (14/5) bốc hơi 1 triệu đồng theo đà giảm của giá vàng thế giới.
Giá sầu riêng Ri6 giảm 70% so với mức đỉnh

Giá sầu riêng Ri6 giảm 70% so với mức đỉnh

Hiện giá mua xô tại vườn với Ri6 là 45.000-50.000 đồng, còn với hàng bán tại kho, Ri6 loại A có giá 60.000-65.000 đồng, mức giá này giảm 60-70% so với mức đỉnh tháng 2.
Có nên mua vàng ở thời điểm này?

Có nên mua vàng ở thời điểm này?

Trong phiên giao dịch sáng nay (13/5), giá vàng miếng SJC liên tục nhảy múa, giảm mạnh rồi lại quay đầu tăng.
Giá cọc đấu thầu vàng lần 6 cao ngất ngưởng

Giá cọc đấu thầu vàng lần 6 cao ngất ngưởng

Sáng mai 14/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục đấu thầu vàng miếng với giá cọc được nâng lên 88 triệu đồng/lượng.
Giá vàng tiếp tục “nhảy múa điên loạn”

Giá vàng tiếp tục “nhảy múa điên loạn”

Chỉ trong khoảng 3 tiếng buổi sáng 13/5, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) ba lần thay đổi giá vàng miếng. Thời điểm 10h15, biểu giá mua bán vàng miếng được SJC điều chỉnh tăng 500.000 đồng so với đầu sáng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động