Chuyên gia luật nhận định việc gạo ST25 bị đăng ký nhãn hiệu ở Mỹ

Trong thời gian gần đây, gạo ST25 của Việt Nam, sản phẩm được công nhận là “Gạo ngon nhất thế giới” tại Hội nghị Thương mại Gạo thế giới năm 2019, liên tiếp bị đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ và Australia.
Bộ NN&PTNT: Chưa thể định giá bản quyền gạo ST24 và ST25 Gạo ST24, ST25 bị đăng ký nhãn hiệu tại Úc: Thương vụ Việt Nam tại Úc quyết liệt vào cuộc Làm sao để không mua phải gạo ST25 giả?
Chuyên gia luật nhận định việc gạo ST25 bị đăng ký nhãn hiệu ở Mỹ
Kỹ sư Hồ Quang Cua - "cha đẻ" của giống gạo ST25. (Ảnh: laodong.com.vn)

Đây không phải lần đầu tiên thương hiệu sản phẩm chất lượng của Việt Nam bị "đánh cắp" mà là sự tiếp nối của câu chuyện xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam.

Để tìm hiểu vấn đề này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại thủ đô Washington, D.C (Mỹ) đã có cuộc phỏng vấn ông Christopher Bennett, Giám đốc công ty luật Technology-Innovation-Law, LLC, trụ sở tại thủ đô Washington, D.C và ông Lê Hồng Phúc, Luật sư cộng tác với công ty luật Technology-Innovation-Law.

- Ông có thể cho biết dựa trên cơ sở nào mà các doanh nghiệp Mỹ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu gạo ST25 tại Mỹ?

Ông Christopher Bennett: Cơ sở để nộp đơn đăng ký thương hiệu thường phụ thuộc vào lợi ích kinh doanh của tổ chức đó. Ở Mỹ, có Đạo luật Lanham (Lanham Act) - Luật về Nhãn hiệu ban hành năm 1946 với mục đích cho phép các tổ chức tạo ra một thương hiệu rõ ràng, đại diện cho cách họ muốn kinh doanh và những gì họ muốn thực hiện. Vì thế, tạo ra thương hiệu là cách để cho mọi người biết về những gì mà họ đang cố gắng làm và sản phẩm của họ, và cũng là cách để tạo ra danh tiếng và trách nhiệm giải trình.

Vì thế, cách tiếp cận tốt nhất sẽ là xem xét từng cá nhân nộp đơn và tìm hiểu xem mục tiêu đăng ký bản quyền thương hiệu. Vậy mục tiêu của việc tạo ra bản quyền thương hiệu nhìn chung là để có trách nhiệm giải trình và tạo ra danh tiếng cho các doanh nghiệp và các tổ chức.

Ông Lê Hồng Phúc: Chúng ta nên sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu (trademark) vì chỉ có nhãn hiệu mới được luật pháp Mỹ và luật pháp Việt Nam bảo hộ, còn thương hiệu (brand) thì không được bảo hộ do doanh nghiệp tự xây dựng và phát triển trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Nhãn hiệu là một trong bốn quyền sở hữu trí tuệ theo luật pháp liên bang tại Mỹ, bao gồm sáng chế, nhãn hiệu, quyền tác giả và bí mật thương mại. Các quyền này là nền tảng giúp cho nhiều doanh nghiệp thành công và tạo ra các quyền tài sản có giá trị của chủ sở hữu các quyền này. Các quyền này được pháp luật liên bang bảo vệ khỏi việc sử dụng sai mục đích. Việc sử dụng bất hợp pháp có thể dẫn đến cả hình phạt dân sự (phạt tiền) và hình sự.

Năm 1946, chính phủ liên bang đã thông qua Đạo luật Lanham được thiết kế để bảo vệ nhãn hiệu cho chủ sở hữu của họ. Đạo luật này nhằm bảo vệ sự đầu tư và thiện chí để phát triển nhãn hiệu và tránh người tiêu dùng bị nhầm lẫn bởi các nhãn hiệu tương tự không có cùng cấp độ hoặc sản phẩm. Cần lưu ý rằng bằng sáng chế, bản quyền và nhãn hiệu đều được quy định bởi Luật pháp Liên bang theo Điều khoản Tối cao của hiến pháp và do đó, các tiểu bang không có quyền điều chỉnh bất kỳ biện pháp bảo vệ nào trong số các quyền sở hữu trí tuệ này.

- Theo ông, doanh nghiệp Việt Nam phải làm gì để bảo vệ thương hiệu Việt ở nước ngoài?

Ông Christopher Bennett: Xem xét công việc mà chúng tôi đang làm để hỗ trợ một số tổ chức có trụ sở tại Việt Nam đang tham gia vào thị trường toàn cầu, tôi đề xuất một cách tiếp cận ba bước.

Đầu tiên là hiểu mục tiêu kinh doanh và quốc gia nơi mà họ có khát vọng kinh doanh.

Sau đó, bước thứ hai là có được thông tin về việc liệu thương hiệu của họ có thể được bảo vệ và có thể được đầu tư ở thị trường đó hay không. Ví dụ, cần tìm hiểu luật pháp và quy định của quốc gia đó, sau đó xác định xem thương hiệu hiện có là duy nhất và có thể đáp ứng các yêu cầu của quốc gia hay không, hoặc xác định xem có cần phải thay đổi một số yếu tố nào hay không. Trong trường hợp một công ty khác đã có một thương hiệu tương tự trên thị trường, nhưng họ có thể cho phép một công ty Việt Nam sử dụng thương hiệu đó là bởi vì họ không có xung đột lợi ích và không cạnh tranh.

Bước thứ ba là dựa trên luật pháp và quy tắc của quốc gia đó để nộp đơn đăng ký thương hiệu. Cần lưu ý rằng có những hiệp định quốc tế có thể cho phép các công ty Việt Nam bao phủ nhiều thị trường một cách hiệu quả.

Đây là cách tiếp cận rất hữu ích. Hiểu biết, bao quát chiến lược, hiểu liệu nhãn hiệu có thể được đăng ký ở một quốc gia cụ thể hay không và làm thế nào để làm được việc đó, cùng với việc xem xét lợi ích của các hiệp định thương mại khác nhau. Các công ty Việt Nam mà chúng tôi đã làm việc là những công ty độc đáo và sáng tạo, và tôi nghĩ rằng có cơ hội toàn cầu đáng kể cho các công ty Việt Nam.

Vận chuyển gạo xuất khẩu tại nhà máy chế biến Tân Thạnh (thuộc Vinafood2). (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Vận chuyển gạo xuất khẩu tại nhà máy chế biến Tân Thạnh (thuộc Vinafood2). (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Ông Lê Hồng Phúc: Đây không phải là vấn đề mới, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể đăng ký để bảo hộ nhãn hiệu Việt của mình tại Mỹ với các nguyên tắc cơ bản gồm doanh nghiệp Việt Nam (người đăng ký) phải cung cấp và mô tả trong bản đăng ký của mình về nhãn hiệu, khẩu hiệu, thiết bị hoặc tài liệu khác muốn được đăng ký tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ (USPTO). Phải có một tuyên bố kèm theo cho thấy nhãn hiệu đã được sử dụng trong thương mại hoặc sẽ được sử dụng trong thương mại trong vòng sáu tháng kể từ khi đăng ký. Sau đó, USPTO sẽ xác định xem nhãn hiệu đó có vi phạm hay liên đới đến nhãn hiệu nào khác hay không và nếu không thì họ sẽ cấp đăng ký. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm. Phải có một bản tuyên thệ được nộp trong khoảng thời gian từ năm thứ tư và năm thứ năm và sau đó vào năm thứ tám rằng nhãn hiệu sẽ được tiếp tục sử dụng. Nhãn hiệu sau đó có thể được gia hạn trong khoảng thời gian 10 năm tiếp theo, theo luật pháp liên bang.

Vi phạm nhãn hiệu là khi bị đơn sử dụng nhãn hiệu mà không được phép. Nguyên đơn, nếu thành công trong vụ kiện có thể thu hồi lợi nhuận do bị đơn thu được từ việc sử dụng nhãn hiệu, các thiệt hại gây ra cho hoạt động kinh doanh của nguyên đơn do việc sử dụng nhãn hiệu. Bị đơn cũng sẽ bị cấm sử dụng nhãn hiệu trong tương lai, và phải tiêu hủy bất kỳ hàng hóa hoặc quảng cáo nào sử dụng nhãn hiệu đó. Tòa cũng sẽ đưa ra cảnh báo đối với các công ty tư nhân cung cấp dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu.

Các công ty tư nhân có thể gửi cho doanh nghiệp Việt Nam các thông tin liên lạc giống như thông tin liên lạc chính thức của USPTO. Các công ty tư nhân này không liên kết với USPTO. Tất cả thư từ chính thức sẽ được gửi từ Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ ở Alexandria, tiểu bang Virginia và từ các email có tên miền "uspto.gov." Nếu doanh nghiệp Việt Nam không chắc chắn liệu thư từ có phải từ USPTO hay không, hãy kiểm tra hồ sơ của mình trong cơ sở dữ liệu TSDR của USPTO. Truy cập trang web của USPTO để biết thêm thông tin về các thông tin liên quan đến nhãn hiệu có thể giống với các thông tin liên lạc chính thức của USPTO.

- Ông đánh giá thế nào về khả năng USPTO chấp thuận yêu cầu đăng ký nhãn hiệu gạo ST25 của Doanh nghiệp I&T Enterprises?

Ông Christopher Bennett: Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ (USPTO) và Hội đồng kháng nghị và xét xử bằng sáng chế có kinh nghiệm trong việc xem xét, đánh giá và đưa ra phán quyết về việc có cấp đơn đăng ký nhãn hiệu hay không.

Tôi cũng đã được các đồng nghiệp cho biết về tầm quan trọng của gạo ST25 đối với Việt Nam. Và tôi cũng đã nghiên cứu một số tài liệu về vấn đề này. Một điều cần lưu ý là Mỹ có một chính sách hoặc quy trình được cho là "khác biệt" có nghĩa là Mỹ xem xét luật pháp quốc tế khi nó phù hợp với các quy tắc và quy định của Mỹ. Sẽ có khoảng thời gian 30 ngày để các bên đưa ra phản đối. Tôi nghĩ rằng tất cả các bên đều có cơ hội bởi đó là một thị trường toàn cầu. Gạo ST25 của Việt Nam có một vai trò quan trọng và đã được công nhận là loại gạo ngon nhất thế giới vào năm 2019. Đây là một lợi thế. Các công ty Việt Nam nên theo sát quá trình này.

Ông Lê Hồng Phúc: Với tư cách là luật sư Việt Nam đã học luật ở Mỹ, tôi cho rằng khả năng USPTO chấp thuận yêu cầu của doanh nghiệp I&T Enterprises phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm xử lý của luật sư đại diện cho doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các thủ tục phản đối tại Mỹ. Luật pháp Mỹ tạo ra cơ chế phản đối không những từ phía doanh nghiệp Việt Nam mà từ bất cứ tổ chức, cá nhân nào có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Tôi luôn sẵn lòng giới thiệu và trợ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam các luật sư/hãng luật uy tín và có kinh nghiệm và có thiện chí hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam./.

- Cám ơn hai ông!/.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

1.000 người Việt Nam tham gia khảo sát về Nâng Cao Năng Lực Kinh tế tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương

1.000 người Việt Nam tham gia khảo sát về Nâng Cao Năng Lực Kinh tế tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương

Cuộc khảo sát tổng cộng có 4.500 người đến từ các thị trường khu vực Châu Á Thái Bình Dương - được ủy thác bởi Herbalife và thực hiện bởi OnePoll.
Đối với cà phê cần có "câu chuyện" để khẳng định "cà phê sạch"

Đối với cà phê cần có "câu chuyện" để khẳng định "cà phê sạch"

Đó là một gợi ý của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan đã đưa ra tại buổi toạ đàm với doanh nghiệp, nhóm trẻ khởi nghiệp về chủ đề xây dựng vùng nguyên liệu cà phê và du lịch nông nghiệp diễn ra hồi tháng 11 năm ngoái.
Những tiền đề quan trọng cho chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Những tiền đề quan trọng cho chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Nông dân ngày càng được trang bị thêm nhiều kiến thức về kỹ thuật canh tác lúa tiến tiến nên năng suất lúa tăng cao, chất lượng cùng với giá cao, khá ổn định...
30 lô sầu riêng xuất khẩu nhiễm cadimi: Trung Quốc đang quan tâm nhiều hơn tới chất lượng sản phẩm?

30 lô sầu riêng xuất khẩu nhiễm cadimi: Trung Quốc đang quan tâm nhiều hơn tới chất lượng sản phẩm?

Nếu như trước đây, Trung Quốc chỉ quan tâm đến các yếu tố bên ngoài sản phẩm như sâu bọ, nấm bệnh… thì cảnh báo mới cho thấy họ đang quan tâm nhiều hơn tới những thứ bên trong của sản phẩm.
Người tiêu dùng Việt ngày càng chuộng nông sản Việt chất lượng cao

Người tiêu dùng Việt ngày càng chuộng nông sản Việt chất lượng cao

Trong tuần lễ xoài các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều siêu thị bán mỗi ngày được một tấn xoài các loại, điều này chứng tỏ người tiêu dùng Việt đang ngày càng chuộng nông sản Việt chất lượng cao.
Triển lãm quốc tế HCMC FOODEX 2024: Cơ hội quảng bá các mặt hàng lương thực, thực phẩm

Triển lãm quốc tế HCMC FOODEX 2024: Cơ hội quảng bá các mặt hàng lương thực, thực phẩm

Tại triển lãm quốc tế ngành lương thực, thực phẩm TP.Hồ Chí Minh lần thứ 3, các doanh nghiệp tham dự sẽ có cơ hội giao lưu, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu sản phẩm, mở rộng quan hệ hợp tác, tiếp cận với những thành tựu tiên tiến hàng đầu thế giới.
Lạc sen Nghệ An - Giống lạc quý với nhiều ưu điểm

Lạc sen Nghệ An - Giống lạc quý với nhiều ưu điểm

Lạc sen Nghệ An với hương vị thơm ngon đặc trưng, năng suất cao, khả năng chống chọi tốt với điều kiện khắc nghiệt.
Cà rốt Hải Dương được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap

Cà rốt Hải Dương được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap

Cà rốt là một trong những cây trồng chủ lực ở Hà Dương. Từ nhiều năm qua, cà rốt được sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao và không chỉ được tiêu thụ ở thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao.
Xu hướng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe xương khớp từ các sản phẩm thảo dược tự nhiên

Xu hướng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe xương khớp từ các sản phẩm thảo dược tự nhiên

Trước những tác dụng phụ của các sản phẩm thuốc Tây y đối với bệnh nhân xương khớp, nhiều người có xu hướng chuyển sang sử dụng sản phẩm thảo dược tự nhiên để hỗ trợ, điều trị đau mỏi xương khớp bởi sự lành tính và hiệu quả. Trong đó, không thể không thể kể đến sản phẩm xịt thảo dược xương khớp An Thịnh Đường.
Triển khai các mô hình canh tác thuận thiên để tạo nên những sản phẩm nông nghiệp đặc thù chất lượng cao

Triển khai các mô hình canh tác thuận thiên để tạo nên những sản phẩm nông nghiệp đặc thù chất lượng cao

Ngày 21/3 vừa qua, tại Cà Mau, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị quốc gia huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên tại ĐBSCL.
SaigonTex & SaigonFabric 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ hợp tác

SaigonTex & SaigonFabric 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ hợp tác

Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt, may, thiết bị, nguyên phụ liệu và vải năm 2024 (SaigonTex & SaigonFabric 2024) là cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ hợp tác, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường.
Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chuối Phú Thọ

Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chuối Phú Thọ

Với mục tiêu phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm chuối Phú Thọ, ngành Nông nghiệp đang xây dựng vùng chuối sản xuất tập trung chuyên canh được ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Vải làm từ bã cà phê – hướng đi mới cho chất liệu ngành may mặc

Vải làm từ bã cà phê – hướng đi mới cho chất liệu ngành may mặc

Những đặc điểm nổi bật của vải sợi cà phê là có khả năng kiểm soát mùi cơ thể tối ưu, thấm hút mồ hôi, vải mỏng nhẹ siêu thoáng mát, dễ thoát nước, nhanh khô, có khả năng chống tia UV lên đến 98 % nên vô cùng an toàn cho làn da người dùng.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ vững thương hiệu hồ tiêu Chư Sê

Nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ vững thương hiệu hồ tiêu Chư Sê

Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan, người dân sẽ có điều kiện áp dụng mô hình hồ tiêu hữu cơ hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đề xuất đầu tư gần 9.000 tỷ đồng trồng lúa phát thải thấp, chất lượng cao

Đề xuất đầu tư gần 9.000 tỷ đồng trồng lúa phát thải thấp, chất lượng cao

Ngày 19/3, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì hội nghị với các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về ý tưởng đề xuất Dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa carbon thấp sẽ được triển khai ở khu vực này.
Triển lãm Food & Hotel 2024: Thúc đẩy kết nối, giao thương và tiếp cận xu thế thị trường

Triển lãm Food & Hotel 2024: Thúc đẩy kết nối, giao thương và tiếp cận xu thế thị trường

Triển lãm Food & Hotel Vietnam 2024 diễn ra từ ngày 19 – 21/3/2024 là hoạt động thúc đẩy kết nối, giao thương và tiếp cận xu thế thị trường, nâng cao năng suất sản xuất, vận hành cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ tạo nên hệ sinh thái cà phê bền vững

Sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ tạo nên hệ sinh thái cà phê bền vững

Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh cà phê theo hướng hữu cơ; liên kết theo chuỗi giá trị, để cung cấp sản phẩm cà phê có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng, an toàn với người tiêu dùng, tăng thu nhập cho người sản xuất, ổn định thị trường, phát triển ngành cà phê bền vững.
Hội chợ triển lãm quốc tế VietShrimp 2024: Mở rộng kinh doanh trong ngành Thủy sản

Hội chợ triển lãm quốc tế VietShrimp 2024: Mở rộng kinh doanh trong ngành Thủy sản

Tại Vietshrimp 2024, các doanh nghiệp phát triển và mở rộng kinh doanh cùng vô vàn những cơ hội mới: Kết nối trực tiếp đến các doanh nghiệp, chuyên gia và lãnh đạo đầu ngành thủy sản; Trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm trực tiếp đến khách hàng.
Hàng Việt Nam chất lượng cao nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa Việt

Hàng Việt Nam chất lượng cao nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa Việt

Chương trình không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp, mà còn góp phần thúc đẩy để các doanh nghiệp (cả được nhận lẫn chưa được nhận danh hiệu) xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa Việt.
3 điểm mới nổi bật của cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024

3 điểm mới nổi bật của cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024

Tổ chức tuyển chọn các chuyên gia thử nếm (Q. Graders) làm giám khảo, khối lượng tối thiểu lô cà phê nhân của một mẫu dự thi giảm xuống còn 360 kg, quy trình mã hóa nhập điểm của các vòng thi sẽ thực hiện thông qua phần mềm thay vì làm thủ công là những điểm mới nổi bật của cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024.
Gia Lai đặt mục tiêu đến 2030 trồng khoảng 800 ha sâm Ngọc Linh

Gia Lai đặt mục tiêu đến 2030 trồng khoảng 800 ha sâm Ngọc Linh

UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Mục tiêu đặt ra Gia Lai sẽ là địa phương tiếp theo trồng sâm Ngọc Linh và xây dựng thương hiệu tiêu biểu cho sản phẩm từ sâm Ngọc Linh.
Ngành nhựa và cao su có thêm cơ hội kết nối kinh doanh và tiếp cận công nghệ sản xuất tiến tiến

Ngành nhựa và cao su có thêm cơ hội kết nối kinh doanh và tiếp cận công nghệ sản xuất tiến tiến

Từ ngày 13 – 15/3/2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra triển lãm quốc tế lần thứ 11 về công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc ngành Nhựa và Cao su Việt Nam – Plastics & Rubber Vietnam 2024.
Triển lãm Quốc tế VietOffice 2024: Mở rộng mạng lưới kinh doanh toàn cầu

Triển lãm Quốc tế VietOffice 2024: Mở rộng mạng lưới kinh doanh toàn cầu

Triển lãm Quốc tế VietOffice 2024 sẽ diễn ra từ 22-24/5/2024 với mục tiêu trở thành nền tảng kết nối các doanh nghiệp trong ngành, triển lãm kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội để thúc đẩy sự hợp tác, xây dựng mối quan hệ và mở rộng mạng lưới kinh doanh toàn cầu.
Vietnam Expo 2024: Mở rộng kinh doanh và khai thác các cơ hội đầu tư

Vietnam Expo 2024: Mở rộng kinh doanh và khai thác các cơ hội đầu tư

Vietnam Expo dần khẳng định vai trò và sức ảnh hưởng khi luôn được các doanh nghiệp trong nước và các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế lựa chọn tham gia để giới thiệu sản phẩm, mở rộng kinh doanh và khai thác các cơ hội đầu tư tại thị trường Việt Nam.
Hội nghị giao ban bàn về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu gỗ năm 2024

Hội nghị giao ban bàn về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu gỗ năm 2024

Năm 2024, ngành gỗ đặt mục tiêu phấn đấu giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 15,2 tỷ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ là trên 14,2 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với năm 2023. Để đạt được mục tiêu đặt ra, ngành gỗ còn rất nhiều việc phải làm.
Hội chợ Q- FAIR 2024: Mở ra những cơ hội hợp tác, xây dựng chiến lược để vượt qua khó khăn

Hội chợ Q- FAIR 2024: Mở ra những cơ hội hợp tác, xây dựng chiến lược để vượt qua khó khăn

Hội chợ Q- FAIR 2024 không dừng lại ở việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu, mà còn mở ra những cơ hội hợp tác, tìm kiếm giải pháp, chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng những đối tác chiến lược để vượt qua khó khăn, không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn trong môi trường kinh doanh nội địa, từ đó tạo nên những mối liên kết chiến lược và bền vững.
Hải Dương sẽ nâng diện tích rau quả được chứng nhận GAP lên gần 1.025 ha

Hải Dương sẽ nâng diện tích rau quả được chứng nhận GAP lên gần 1.025 ha

Năm 2024, Hải Dương dự kiến xây dựng thêm hơn 250 ha sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, nâng tổng số diện tích được chứng nhận GAP lên gần 1.025 ha.
Hội nghị VIPO 2024: Kết nối doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu và gia vị tầm quốc tế

Hội nghị VIPO 2024: Kết nối doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu và gia vị tầm quốc tế

Hội nghị quốc tế hồ tiêu và gia vị Việt Nam với chủ đề phát triển bền vững, toàn diện ngành hồ tiêu và gia vị Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gia vị của Việt Nam, tăng kết nối thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu nội địa với người mua nước ngoài.
Triển lãm Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội vàng để doanh nghiệp tiếp cận công nghệ tiên tiến

Triển lãm Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội vàng để doanh nghiệp tiếp cận công nghệ tiên tiến

Triển lãm Plastics & Rubber Vietnam 2024 là cơ hội vàng để các doanh nghiệp ngành nhựa và cao su tìm kiếm nhà cung ứng nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị tiềm năng để cải thiện dây chuyền sản xuất, đồng thời tiếp cận các công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động