Chuẩn bị khởi công ba dự án đường cao tốc Bắc - Nam

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, hơn 90% mặt bằng của dự án cao tốc bắc - nam đã sẵn sàng bàn giao cho nhà thầu, đây là điều kiện để có thể triển khai ngay công tác thi công dự án.
Tháng 10, dự kiến mở thầu 5 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam Vốn đầu tư công đang thu hút nhiều nhà thầu ở dự án cao tốc Điều chỉnh 5 dự án PPP Bắc- Nam

Thủ tướng Chính phủ vừa chấp thuận, cho phép Bộ Giao thông vận tải (GTVT) khởi công đồng loạt ba dự án đường cao tốc Bắc - Nam vào ngày 30/9 tới.

Cụ thể bao gồm: Dự án Mai Sơn - quốc lộ 45 khởi công tại huyện Hà Trung (Thanh Hóa); Vĩnh Hảo - Phan Thiết tại huyện Tuy Phong (Bình Thuận); Phan Thiết - Dầu Giây tại TP Long Khánh (Đồng Nai).

Chuẩn bị khởi công ba dự án đường cao tốc Bắc - Nam
Chuẩn bị khởi công ba dự án đường cao tốc Bắc - Nam

Trước đó ngày 26/9, Bộ GTVT tổ chức họp báo thông tin về tình hình triển khai thực hiện dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017-2020.

Trong buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, hơn 90% mặt bằng của dự án cao tốc Bắc - Nam đã sẵn sàng bàn giao cho nhà thầu, đây là điều kiện để có thể triển khai ngay công tác thi công dự án.

Đáng chú ý, việc tách giải phóng mặt bằng (GPMB) thành dự án riêng là điểm mới của dự án cao tốc Bắc - Nam, thực hiện trước khi triển khai xây lắp. Đây cũng là điều kiện để phân định rõ ràng trách nhiệm của chủ đầu tư, địa phương, nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án. Trong hợp đồng cũng có quy định thưởng phạt rõ ràng nếu ảnh hưởng tiến độ, chất lượng do lỗi của nhà thầu hay do địa phương không kịp thời giải phóng mặt bằng.

Trước đó vào tháng 6/2020 Quốc hội có nghị quyết về việc chuyển đổi từ phương thức đầu tư hợp tác công - tư (PPP) sang đầu tư công của ba dự án thành phần trên của tuyến cao tốc Bắc - Nam. Bộ GTVT thực hiện thẩm quyền trách nhiệm của người quyết định đầu tư, bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, giám sát, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.

Ngay sau đó, Bộ GTVT đã kịp thời thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thiết kế kỹ thuật, dự toán, hồ sơ mời thầu các gói thầu thuộc dự án, bảo đảm tuân thủ trình tự và quy định pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quy định về đấu thầu.

Bộ GTVT cũng chỉ đạo Ban Quản lý dự án (QLDA) Thăng Long và Ban QLDA 7, cơ quan đại diện chủ đầu tư tại các dự án, tập trung đánh giá hồ sơ dự thầu để lựa chọn được nhà thầu đáp ứng yêu cầu. Đến thời điểm này, cả ba dự án đã đủ điều kiện để khởi công xây dựng.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông chia sẻ: Vướng mắc lớn nhất của công tác giải phóng mặt bằng hiện nay là di dời công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật như đường điện, đường nước và hoàn thành khu vực tái định cư. Những khó khăn này cần được giải quyết trong thời gian tới, nếu khu tái định cư chưa xong có thể cho người dân tạm cư để sớm bố trí mặt bằng thi công.

Liên quan đến đánh giá năng lực nhà thầu tham gia đấu thầu, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, nếu dự án nhà thầu từng tham gia hiện đang bị cơ quan chức năng khởi tố sẽ không được tính dự án đó vào hồ sơ để đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu. Bộ GTVT cũng phối hợp Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước trong việc giám sát quá trình lựa chọn nhà thầu, chia sẻ, cung cấp thông tin giữa các cơ quan. Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng có quy định về số lượng nhà thầu tham gia liên danh để đấu thầu, trách nhiệm của nhà thầu chính, nhà thầu phụ trong thực hiện các hạng mục công việc.

Về mức phí đối với tuyến cao tốc Bắc - Nam, theo ông Lê Kim Thành, Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (Bộ GTVT), mức phí với dự án PPP phải bảo đảm hoàn vốn, trong dự án đã có quy định mức phí ở từng thời điểm khác nhau.

Quốc hội, Chính phủ đang giao Bộ GTVT, Bộ Tài chính nghiên cứu đề án thu phí hoàn vốn lại cho Nhà nước, bổ sung vào thu phí sử dụng đường bộ trong danh mục phí và lệ phí, trước mắt áp dụng cho các dự án đường cao tốc vì tuyến đường này có sự lựa chọn cho người dân, có thể lưu thông trên cao tốc hoặc đi theo quốc lộ 1.

Linh Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng năm 2023 đạt gần 3,15 triệu tấn, tương đương gần 1,11 tỷ USD, tăng 9,2% về khối lượng, tăng 1,5% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

8 tháng năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt gần 5,79 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2023 cả nước xuất khẩu trên 5,81 triệu tấn gạo, tương đương trên 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về khối lượng, tăng 35,7% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Theo số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt 12 nghìn tấn, trị giá 22 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 21,3% về trị giá so với tháng 7/2023.
Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Đó là nội dung tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 vừa được Chính phủ ban hành.
Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,3 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới.
Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bộ Công Thương đã có Thông báo số 78/TB-PVTM về việc ban hành bản câu hỏi điều tra chính thức dành cho nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động